Gia Minh, phóng viên đài RFA
Đến nhiều vùng của Việt Nam hiện nay, người ta thấy nhiều khu công nghiệp mọc lên, rồi đô thị phình ra và đồng ruộng thu hẹp lại. Quá trình này được qui họach ra sao để sự phát triển được cân bằng?

Gia Minh hỏi chuyện ông Nguyễn Đăng Dũng, trưởng Viện Qui họach & Phát triển Nông thôn tại Hà Nội. Trả lời câu hỏi về thay đổi trong chính sách qui họach cho nông thôn hiện nay ra sao, ông Nguyễn Đăng Dũng phát biểu.
Ông Nguyễn Đăng Dũng: Trong giai đọan hiện nay chính phủ vần xác định qui họach nói chung và qui họach về nông nghiệp vẫn là ưu tiên. Hiện nay truớc hết phải xuất phát từ nhu cầu xã hội về sản phẩm nông nghiệp và bên ngòai để làm công tác qui họach.
Gia Minh: Vấn đề công nghiệp hóa cũng được coi trọng và từ đó làm cho đất nông nghiệp bị thu hẹp?
Ông Nguyễn Đăng Dũng: Đúng là có những vùng đất nông nghiệp bị thu hẹp; nhưng hiện nay cách thức của chúng tôi là xem xét lại một số khu công nghiệp đưa lên những vùng mà đất còn rộng mà không ảnh hưởng đến đất nông nghiệp.
Hiện nay chúng tôi khắc phục những khu công nghiệp mà chưa phù hợp bằng hai cách: thứ nhất là đầu tư tạo thêm việc làm cho người nông dân; thứ hai là đầu tư cơ sở phúc lợi và đào tạo cho con em nông dân vào làm việc ở các khu công nghiệp.
Gia Minh: Đối với những khu mà qui họach rồi nhưng bỏ trống thì bên qui họach có ý kiến gì không và có thể thu hồi không?
Nói chung là đất nông nghiệp năm nào cũng tăng. Hiện có hơn 9 triệu tư đến 9, 5 triệu héc ta đất nông nghiệp. Chủ truơng của chính phủ là phải giữ 4 triệu héc ta đất lúa để bảo đảm an ninh luơng thực. Hiện nay còn có biện pháp là các khu công nghiệp gắn với trồng trọt, chế biến tại chổ để tăng giá trị sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm tại chỗ cho cây công nghiệp lâu năm…
Ông Nguyễn Đăng Dũng: Về vấn đề này thì hằng năm các tỉnh đều có xem xét lại việc sử dụng đất để có kế họach sử dụng tốt hơn. Vừa qua Bắc Ninh cũng có hiện tượng đó. Báo chí cho biết chính phủ hiện quyết liệt chống qui họach treo. Còn việc khôi phục lại thành đất nông nghiệp thì không khả thi.
Gia Minh: Việc tạo việc làm có kịp không?
Ông Nguyễn Đăng Dũng: Đây là quá trình phải có thời gian. Cách làm hiện nay là thâm canh cho số đất còn lại; thứ hai là đào tạo lao động để đi làm ở các khu công nghiệp hay là đi xuất khẩu lao động.
Gia Minh: Vấn đề qui họach tạo ra chênh lệch giá đất, vậy nay còn gì bất cập?
Ông Nguyễn Đăng Dũng: Điều này khi qui họach xảy ra. Nay đòi hỏi các ban qui họach phải năng động để điều chính giá đất cho phù hợp với thực tế.
Gia Minh: Bên qui họach có đóng góp ý kiến thế nào?
Ông Nguyễn Đăng Dũng: Trong quá trình làm thì ở một số địa phuơng cũng có tình hình người dân không bằng lòng với mức đền bù. Hiện nay chính phủ đang có những đòan đi giải quyết, và cách làm là từ huyện lên đến tỉnh rồi lên chính phủ.
Gia Minh: Trở lại vấn đề thiết kế, đất nông nghịệp nay phải thâm canh và ứng dụng khoa học để đáp ứng nhu cầu, vậy công tác đang làm thế nào?
Ông Nguyễn Đăng Dũng: Nói chung là đất nông nghiệp năm nào cũng tăng. Hiện có hơn 9 triệu tư đến 9, 5 triệu héc ta đất nông nghiệp. Chủ truơng của chính phủ là phải giữ 4 triệu héc ta đất lúa để bảo đảm an ninh luơng thực. Hiện nay còn có biện pháp là các khu công nghiệp gắn với trồng trọt, chế biến tại chổ để tăng giá trị sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm tại chỗ cho cây công nghiệp lâu năm…
Gia Minh: Việc sa mạc hóa thì sao?
Ông Nguyễn Đăng Dũng: Chính xác hơn là hoang mạc hóa. Hiện Việt Nam đang chống tình trạng này: chống xói mòn, canh tác trên đất dốc, chống thâm nhập của nuớc biển… thì đó là những biện pháp.
Gia Minh: Cám ơn ông đã dành cho chúng tôi cuộc nói chuyện vừa rồi.HàHà