Các chuyên gia báo động về chất lượng môi trường ngày càng ô nhiễm nặng


2006.10.27

Thanh Quang, phóng viên đài RFA

Tại diễn đàn về sức khỏe môi trường khu vực miền Nam được tổ chức tuần rồi ở TPHCM, các chuyên gia báo động về chất lượng môi trường ngày càng ô nhiễm nặng và đang ảnh hưởng đáng ngại đến sức khỏe người dân trong nước.

PollutionMotor200.jpg
các chuyên gia báo động về chất lượng môi trường ngày càng ô nhiễm nặng và đang ảnh hưởng đáng ngại đến sức khỏe người dân trong nước. AFP PHOTO

Qua cuộc tiếp chuyện với Thanh quang bằng điện thọai, Kỹ sư Thịnh Thị Hương, Phó Khoa Vệ Sinh-Môi Trường thuộc Viện Vệ Sinh Y Tế Công Cộng TPHCM trước hết đề cập tới nguồn nước bị ô nhiễm như sau.

Kỹ sư Hương: Hiện nay giới hữu trách đang tìm nguyên nhân về việc nguồn nước bị nhiễm a-sen, vốn đang xảy ra tại ngọai thành Hà Nội và ở vùng ĐBSCL. Ở ngọai thành Hà Nội có thể do chiến tranh ngày xưa nên có số lượng võ khí chôn vùi dưới lòng đất, hoặc là do chất hóa học gì đó với hàm lượng a-sen cao đến độ gây chết người.

Còn ở ĐBSCL người ta tìm thấy ở An Giang, Đồng Tháp có a-sen với hàm lượng rất lớn. Các nhà khoa học đang nghiên cứu, bắt đầu giai đọan hai điều tra về bệnh học.

Thanh Quang: Thưa kỹ sư những nơi có nguồn nước bị nhiểm a-sen thì người ta thường mắc những bệnh nào?

Kỹ sư Hương: Theo một cuộc nghiên cứu trên tạp chí Khoa học thì có người chết vì bệnh ung thư, do hàm lượng a-sen cao gấp trăm lần so với tiêu chuẩn cho phép. Còn nhiều gia đình khác bị bệnh, và giới chuyên môn đang nghiên cứu về bệnh tìm ẩn, vì a-sen tích tụ trong cơ thể lâu ngày mới gây bệnh, chứ không gây bệnh cấp tính.

Thanh Quang: Kỹ sư vừa nói về việc a-sen ô nhiễm nguồn nước, thế theo kinh nghiệm của kỹ sư trong lãnh vực vệ sinh, môi trường thì tình trạng ô nhiễm những nguồn khác như thế nào?

Theo một cuộc nghiên cứu trên tạp chí Khoa học thì có người chết vì bệnh ung thư, do hàm lượng a-sen cao gấp trăm lần so với tiêu chuẩn cho phép. Còn nhiều gia đình khác bị bệnh, và giới chuyên môn đang nghiên cứu về bệnh tìm ẩn, vì a-sen tích tụ trong cơ thể lâu ngày mới gây bệnh, chứ không gây bệnh cấp tính.

Kỹ sư Hương: Những nguồn khác chưa phát hiện thấy. Riêng ở nước sông thì sông Thốt Nốt tại ĐBSCL trong tình trạng báo động bị ô nhiễm a-sen.

Thanh Quang: Tình trạng các giếng nước khoan, hiện người dân nên thận trọng về việc sử dụng nước giếng như thế nào?

Kỹ sư Hương: Giới hữu trách khuyến cáo người dân không nên dùng nguồn nước giếng cho việc ăn, uống, mà chỉ dùng như nước sinh hoạt thôi.

Thanh Quang: Còn về chuyện làng ung thư, thì có liên quan đến tình trạng ô nhiễm môi trường ra sao?

Kỹ sư Hương: Những làng ung thư, như ở ngòai Hà Nội, chỗ nhà máy phân bón Lâm Thao chẳng hạn, nhưng người ta chưa khẳng định được có phải do chất thải công nghiệp gây ra hay không. Giới hữu trách đang tiếp tục tìm hiểu nguyên nhân.

Thanh Quang: Theo tin tức trong nước thì những làng ung thư chủ yếu tập trung ở Miền Bắc và Miền Trung, chứ chưa xảy ra làng ung thư ở Miền Nam. Kỹ sư giải thích hiện tượng này như thế nào?

Kỹ sư Hương: Theo ý kiến cá nhân của tôi thôi thì tôi thấy vấn đề phát xuất từ việc Miền Nam này kiểm soát việc ô nhiễm chặt chẽ hơn Miền Bắc. Chẳng hạn nhà máy phân bón Lâm Thao ở ngòai Bắc, trong bao nhiêu năm nay, tiếp tục thải nước thải ra khu dân cư rồi thấm xuống giếng, đến bây giờ nhiều người phát bệnh ung thư, khiến dân khiếu nại.

Thanh Quang: Tình trạng làng ung thư ngày càng tăng, như ở Phú Thọ, Hải Phòng, Hà Tây, Nghệ An…thì giới hữu trách có biện pháp gì chưa?

Kỹ sư Hương: Hiện nay tôi được biết tại những khu vực đó người ta đang điều trị về bệnh học, trả lời trên báo. Bây giờ nguyên nhân vẫn cho rõ. Một số cho rằng nguyên nhân là do nước thải công nghiệp khiến ô nhiễm giếng.

Nhưng có ý kiến không cho là như vậy. Hiện vấn đề còn phải chờ kết luận của Bộ Công nghệ-Môi trường, hoặc của ngành y tế. Nhưng vấn đề là người ta thấy làng đó bị ô nhiễm nước giếng phát xuất từ nhà máy phân bón, thì dân ở đó bị ung thư nhiều.

Thanh Quang: Cảm ơn Kỹ sư Thịnh Thị Hương.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.