Ý tưởng xây dựng các làng sinh thái ở Việt Nam (phần 1)
2006.03.07
Gia Minh, phóng viên đài RFA
Quá trình công nghiệp hoá và phát trỉển đang làm cho đất đai canh tác thu hẹp lại. Bên cạnh đó nhiều vùng đất hoang hoá lâu nay chưa đuợc cải tạo vẫn còn nhiều.

Trước tình hình đó, có một người suốt hơn 15 năm qua đã cố gắng thực hiện ý tưởng xây dựng các làng sinh thái khắp ba miền tại Việt Nam để đưa những vùng đất hoang hoá, cằn cỗi hay ngập úng vào sử dụng phục vụ nông nghiệp giúp cải thiện đời sống cho nhiều nông dân còn khó khăn.
Người đó là giáo sư tiến sĩ Nguyễn Văn Trương, trưởng viện kinh tế sinh thái, một viện khoa học tư nhân đầu tiên ở nước nhà.
Trong Mục Sáng kiến & Đời sống kỳ này, mời quí thính giả và các bạn trẻ cùng nghe giáo sư Nguyễn Văn Trương nói việc thực hiện ý tưởng xây dựng các làng sinh thái ở Việt Nam trong thời gian qua cũng như kế hoạch sắp đến, qua cuộc trao đổi với Gia Minh sau đây.
“Đến nay đã có chừng 12- 13 làng sinh thái, 6 làng trên vùng cát, 4 làng trên vùng đồi, 2 làng trên vùng úng ngập đã được chúng tôi thành lập từ Quảng Trị trở ra, năm nay định triển khai ra miền nam và Tây Nguyên.”
Gia Minh: Làng sinh thái có gì khác với các mô hình như VAC trước đây?
Giáo sư Nguyễn Văn Trương: Chúng tôi không làm như người ta, vì ở Việt Nam vấn đề là có những hệ sinh thái kém bền vững, nhạy cảm như vùng cát, đồi núi trọc…Chúng tôi giúp làm sao lập lại cân bằng sinh thái. Trên cơ sở đó xác định trồng trọt loại cây gì, giúp biến những bất lợi thành có lợi cho người nông dân.
Mời các bạn tham gia mục Phát minh & Đời sống. Xin email về Vietweb@rfa.org
Gia Minh: Việc giúp phổ biến cho các nơi khác học tập thế nào?
Giáo sư Nguyễn Văn Trương: Trung tâm môi trường yêu cầu chúng tôi cung cấp tài liệu.
Gia Minh: Điều khó nhất là gì?
Giáo sư Nguyễn Văn Trương: Quả thực không có gì khó lắm đâu nhưng vấn đề phải có đội ngũ chuyên gia và tài chính. Về mặt kinh tế có khó nhưng qua công việc làm của viện thì đuợc các tổ chức quốc tế lo về xóa đói giảm nghèo, môi trường thây phù hợp với mục tiêu của họ và giúp.
Gia Minh: Qua nghiên cứu thì giáo sư thấy vì sao các vùng sinh thái của Việt Nam mất cân bằng?
Giáo sư Nguyễn Văn Trương: Nếu nói sinh thái không thì không có cái ăn; nhưng làm kinh tế mà phá rừng thì gây xói mòn, hạn hán… Trong sản xuất mà không quan tâm thì làm mất cân bằng sinh thái như nuôi gà trong một môi trường quá chật thì gây bệnh… Cha ông ta nói ‘ cây đừng chạm lá, cá đừng chạm vây’. Vi phạm về giới hạn sinh thái ở Việt Nam quá lớn.
Ở Việt Nam có bao nhiêu chục viện mà không làm. Việt Nam thừa sức làm nhưng lý do là không đem lại quyền lợi cho họ nên họ không làm.
Gia Minh: Vậy nay tiếng nói của viện sinh thái đuợc cơ quan chức năng nghe đến đâu?
Giáo sư Nguyễn Văn Trương: Nhà nước thì tặng huân chương và Bộ Nông Nghiệp- Phát triển Nông Thôn cho ngừoi đi tổng kết và Bộ Kế hoạch có bài viết nhưng mới thế thôi.
Đến năm 2010, Việt Nam sẽ có chừng 100 triệu dân; thế rồi đất làm doanh nghiệp, đường xá; từ đó sẽ thiếu đất canh tác.
Nếu nay không lo thì sẽ gặp vấn đề. Các nhà khoa học phải nghĩ đến chuyện đó.Tôi đang chờ xem họ phản ứng thế nào.
Nói thì nói nhưng làm vẫn phải làm. Chúng tôi dự kiến trong năm tới triển khai từ Huế đến Bình Thuận cho vùng cát, đất khô ở Tây Nguyên và đất đồi núi ở Tây Nam Bộ.Một số tổ chức quốc tế thấy mình làm đúng thì họ sẽ giúp cho.
Năm trước đây khi chúng tôi làm làng sinh thái Ba Vì Núi Dốc thì Pháp có mời sang trình bày. Bây giờ nếu có tâm huyết một tí thì sẽ giải quyết đuợc nhiều vấn đề.
Gia Minh: Mức độ tin tưởng của ông ra sao?
Giáo sư Nguyễn Văn Trương: Tôi thấy báo nào cũng có nói, và cơ quan nào cũng công nhận; nhưng không biết họ làm thế nào, nội bộ của họ ra sao. Tôi thấy mình vui khi làm đuợc điều gì cho dân vui; chúng tôi chỉ làm ra mẫu còn trách nhiệm của nhà nước phải mở rộng. Chúng tôi làm hết sức theo nguyên lý là làm sao cho mô hình lập lại đuợc và mở rộng.
Quí thính giả và các bạn vừa nghe cuộc nói chuyện giữa Gia Minh với giáo sư Nguyễn Văn Trương, người đứng đầu Viện Kinh tế Sinh Thái, một viện tư nhân tại Việt Nam, nói về công tác thực hiện ý tưởng thành lập các làng sinh thái tại nước nhà.
Mục Sáng kiến & Đời sống tuần này tạm dừng tại đây, hẹn gặp lại quí thính giả và các bạn trong chương trình tuần tới cũng vào giờ này trên làn sóng phát thanh của Đài Á châu Tự Do.
Theo dòng sự kiện
- Ý tưởng xây dựng các làng sinh thái ở Việt Nam (phần 1)
Những bài liên quan
- Nguyễn Thành Trung và câu chuyện của những người trẻ vượt qua lối tư duy cũ
- Ông Ðỗ Anh Thư, với dịch vụ xích lô “Không Lo Âu” (phần 2)
- Ông Đỗ Anh Thư, với dịch vụ xích lô “Không Lo Âu” (phần 1)
- Thú chơi xương rồng, một phong trào mang triết lý sống cho giới trẻ
- Tóm tắt về cách phòng ngừa các bệnh ung thư thường gặp
- Khôi phục nghề đúc trống đồng truyền thống Đông Sơn
- Bệnh ung thư Tuyến giáp
- Triệu Trần Đức, tác giả sản phẩm Moon Secure, phần mềm kiểm soát an ninh mạng
- Thầy giáo tỉnh Kon Tum và phần mềm “chấm thi trắc nghiệm”
- Phỏng vấn người chế tạo chiếc máy dệt chiếu bán tự động
- Hệ thống máy tính chấm điểm thi thực hành lái xe do người Việt chế tạo
- Sự thành công của người phụ nữ với ý tưởng trồng cỏ nhung Nhật từng bị cho là “rồ dại”
- Phân hữu cơ tự tạo giúp tận dụng nguồn rác thải và bảo vệ môi sinh
- Xe lăn chạy bằng điện chế tạo bởi hai người thương binh
- Bệnh Ung Thư Phổi
- Ông Nguyễn Văn Toàn, người nông dân đoạt huy chương vàng tại hội chợ Techmart
- Duy trì nét chữ truyền thống của Việt Nam
- Máy gieo hạt đậu tương được thiết kế bởi một kỹ sư nông nghiệp về hưu
- Chiếc máy nội soi tự tạo của một bác sĩ vùng thôn quê
- Thoát nghèo nhờ nuôi nhím