Côn trùng tấn công cây điều tại Lâm Đồng
2006.07.01
Trường Văn, phóng viên đài RFA
Nông dân trồng điều tại tỉnh Lâm Đồng đang đứng trước nguy cơ mất mùa vì bị bọ xít tàn phá đọt điều. Bên cạnh đó chính quyền địa phương tỏ ra chậm chạp trong việc cung cấp thuốc trừ bọ xít cho nông dân.

Tuy không có diện tích cũng như sản lượng điều bằng các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương và Bình Phước, nhưng gần 10 ngàn hecta điều tại Lâm Đồng, tập trung tại các huyện Đạ Huoai, Đạ Tẹh và Cát Tiên là phương tiện sinh sống của người dân các huyện này.
Tuy nhiên những năm gần đây, điều bị mất mùa làm những người trồng điều lao đao. Năm ngoái, điều mất mùa vì mưa nhiều, năm nay khả năng mất mùa vì bọ xít gây hại cũng đe dọa các chủ vườn điều. Theo cơ quan quản lý nông nghiệp thì bọ xít là lọai côn trùng bay bám vào các đọt điều no, hút nhựa làm cho đọt non này teo lại và rụng xuống đất.
Chi cục bảo vệ thực vật lâm Đồng có nhận xét là các cơ quan quản lý nông nghiệp của các huyện vừa kể đã không chủ động, đáp ứng kịp thời trong việc phòng chống bọ xít nên cho đến nay bọ xít vẫn còn hoành hành.
Một người dân ở huyện Cát Tiên cho biết là việc là nạn bọ xít vẫn tràn lan vì việc phun thuốc tùy thuộc vào các hộ trồng điều.
Đặc biệt tại huyện Đạ Huoai, nơi có hơn 6000 hécta điều thì dù đã được Sở Nông Nghiệp tỉnh phân phối thuốc chống bọ xít nhưng theo chi cục bảo vệ thực vật tỉnh Lâm Đồng thì cho đến nay, thuốc trừ bọ xít vẫn còn nằm trong kho vì chính quyền huyện chưa duyệt kinh phí cho ngừơi đi phun thuốc.
Một người dân ở xã Madaguil huyện Đạ Huoai cho biết: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)
Không như Đồng Nai, Bình Dương và Bình Phước, nếu điều mất mùa hoặc gía điều xuống thấp, người dâncó thể đốn cây điều để trồng cây cao su, tại ba huyện Đạ Tẹh, Đạ Huoai và Cát Tiên thuộc tỉnh Lâm Đồng, đất không thích hợp cho việc trồng cây cao su nên dù muốn chuyển đổi cây trồng, người dân cũng không thể nào thực hiện được nên đành phải bám vào cây điều.
Những bài liên quan
- Những qui định mới nhằm khuyến khích ngành chăn nuôi tại Việt Nam
- Ngành nông nghiệp Đồng bằng Sông Cửu Long trước thềm hội nhập WTO
- Việt Nam khuyến khích các dự án nuôi vịt trong trang trại trên cạn
- Chính quyền phản ứng ra sao từ lúc bệnh dịch lở mồm long móng phát khởi
- Ngành nông nghiệp Việt Nam trước thềm hội nhập WTO
- Hỗ trợ cho các nhà chăn nuôi bị thiệt hại vì dịch lở mồm long móng
- Các nhà trồng điều tỉnh Bình Phước đang gặp khó khăn
- Dịch lan rộng: Việt Nam nhập khẩu gấp 2 triệu liều vaccine ngừa Lở Mồm Long Móng
- Tá điền và địa chủ mới
- Sau cơn dịch cúm gia cầm, nông dân vẫn phải vật lộn với cuộc sống
- Giá mía tăng gấp đôi, nhưng đường phải nhập khẩu
- Dịch lở mồm long móng đang lan rộng tại Việt Nam
- Rớt giá và khó tiêu thụ, nông dân đành đốn bỏ các rừng tràm
- Máy cấy mini MC-6-250, phát minh mới của Việt Nam
- Những khuất mắc trong dự án Cao su Tiểu điền
- Bài học rút ra từ việc nuôi bò ở miền Đông Nam Bộ
- Người dân khốn khó vì không bán được trấu
- Đồng bằng sông Cửu Long được mùa lúa nhưng nông dân vẫn gặp nhiều khó khăn
- Sản phẩm của VIKYNO được tiêu thụ mạnh trong và ngoài nước
- Giá phân bón tăng cao khiến nông dân thêm nhiều khó khăn
- Nhiều doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu gạo với giá rất thấp
- Nông dân miền Tây phải đốt cây nhãn, bán đất để trả nợ
- Giá cà phê Việt Nam xuất khẩu giảm so với đầu năm
- VASEP nộp đơn yêu cầu Mỹ xem lại mức thuế áp dụng cho hàng xuất khẩu Việt Nam
- Nông dân Quảng Nam phải phá quế trồng các lọai cây khác