Thực trạng lý luận phê bình văn học Việt Nam năm 2006 (phần 2)
2007.01.08
Mặc Lâm, phóng viên đài RFA
Thụy Khuê tên thật là Vũ Thị Tuệ, sinh năm 1944 tại Nam Định. Bà sang Pháp du học năm 1962. Viết tiểu luận văn học từ 1985 Cộng tác với đài RFI (chương trình văn học nghệ thuật) từ 1990. Bà là cây viết nũ phê bình văn học hiếm hoi trong nền văn học Việt Nam cận đại.

Cách đặt vấn đề cũng như đào sâu vào văn bản để phê bình một tác phẩm của bà luôn có tính thuyết phục cao dẫn đến việc người đọc dễ dàng chia sẻ những quan điểm của bà. Bài phỏng vấn này do Mặc Lâm thực hiện và được chia làm hai phần và đây là phần thứ hai. Mời quý vị theo dõi.
Mặc Lâm: Thưa chị Thụy Khuê, kỳ trước chị đã cho biết về những kinh nghiệm trong lĩnh vực phê bình mà chị từng trải qua, kỳ này tôi nghĩ chúng ta có thể nói một ít về người đọc, tức là phía cảm nhận những sáng tạo từ giới sáng tác.
Tôi nhận thấy rằng "Thơ Mới" không còn mới nữa và người đọc chọn lọc hôm nay có những cảm giác nhàm chán khi đọc những từ, những ý sáo mòn. Tuy nhiên, hiện chưa có một khuynh hướng thơ nào khả dĩ thay thế được một nền thơ đã thống trị khá lâu trong văn học Việt Nam.
Hiện đại hay đương đại, hình thức hay tân hình thức…tất cả đều trong giai đọan thử nghiệm cảm nhận thẩm mỹ của người đọc, và xem ra không mấy ai nồng nhiệt hưởng ứng. Chị nghĩ sao về điều này với tư cách một nhà phê bình văn học?
Thụy Khuê: Nếu người sáng tạc tự do sáng tạo một hướng đi riêng của mình thì vấn đề trường phái hay trào lưu sẽ không còn giá trị gì nữa vì những điều mà chúng ta gọi là trường phái hay trào lưu luôn đóng khung ta vào một quy luật có sẵn mà quy luật đó do một người hay một nhóm đặt ra và theo tôi thì đã lỗi thời rồi.
Tôi thí dụ thơ Tân Hình Thức mà anh vừa mới nói ra đó theo tôi tại sao anh lại phải chui vào quy luật vắt dòng của thơ Tân Hình Thức? Nếu tất cả những nhà thơ làm thơ Tân Hình Thức thì anh sẽ thấy nhịp của nó sẽ giống nhau mà thôi.
Theo tôi thì không có tiêu chuẩn gì trong văn chương cả vì vậy khi anh hỏi thơ hay phải như thế nào thì tôi chịu mà bất cứ ai cũng không thể trả lời. Cái hay trước tiên thì phải chạm vào tim người đạoc trước nhất. Làm thơ có nghĩa là mình bóp méo ngôn ngữ hàng ngày một cách nghệ thuật.
Mặc Lâm: Sức cản lớn nhất của văn học Việt là “cảm nhận cái truyền thống và dị ứng với những cái quá mới” của quần chúng. Để thay đổi điều này theo chị, người sáng tác có buộc phải chậm lại sức sáng tạo của mình để người thưởng ngoạn kịp theo, hay cứ thả lỏng những khai phóng và bỏ qua sự lãnh đạm của người đọc?
Thụy Khuê: Không riêng gì Việt Nam dị ứng với những điều mới mà ngay ở Pháp cũng vậy, khi có một tác phẩm mới người đọc khó thể chấp nhận vì một tác phẩm mới đòi hỏi một quần chúng hiểu biết sâu về văn học mà thành phần này thì không nhiều.
Thí dụ như thơ Thanh Tâm Tuyền hay thơ Đặng Đình Hưng hay tơ Lê Đạt đều bị đón nhận rất lạnh nhạt khi chúng mới ra đời nhưng cuối cùng thì những nhà thơ này có ảnh hưởng sâu xa đến nền thơ hiện đại.
Mặc Lâm: Tiêu chuẩn một bài thơ hay theo chị như thế nào? Người đọc bình thường có cần thiết phải biết rất nhiều điều mà nhà phê bình cần biết để thưởng thức một bài thơ hay? Và theo chị có nên buộc người đọc phải đầu tư vào kiến thức thưởng ngoạn để vun xới nền thơ việt ngữ?
Thụy Khuê: Theo tôi thì không có tiêu chuẩn gì trong văn chương cả vì vậy khi anh hỏi thơ hay phải như thế nào thì tôi chịu mà bất cứ ai cũng không thể trả lời. Cái hay trước tiên thì phải chạm vào tim người đạoc trước nhất. Làm thơ có nghiã là mình bóp méo ngôn ngữ hàng ngày một cách nghệ thuật.
Mặc Lâm: Chị có cảm thấy khó khăn trong việc phê bình văn học khi bản thân mình là phụ nữ? Tố chất nữ có ảnh hưởng đến những bài viết của chị hay không, và nếu có thì điều này có lợi hay hại?
Thụy Khuê: Nếu nữ tính là những gì bên ngoài thì tôi không thấy một điều gì khác biệt nhưng nếu sự khác biệt nếu có thì tôi nghĩ rằng đó là cái ý hướng vì chính cái ý hướng này nó ảnh hưởng đến bài viết nhưng điều này không làm cho mình hay hơn hoặc dở hơn nó chỉ làm mình khác với người khác mà thôi.
Mặc Lâm: Khi phê bình một tác phẩm, chị có tiên liệu những điều mình viết sẽ ảnh hưởng ra sao đối với người được phê bình và người đọc? Đã có ai phê bình những bài viết của chị dưới góc độ phản phê bình hay chưa? Chị có kinh nghiệm gì về việc này?
Thụy Khuê: Khi phê bình một tác phẩm tôi luôn tìm cách trình bày ngay thẳng cái ý hướng của mình ngoài ra tôi không có ý gì khác nữa. Thứ nhất tôi không viết cho chính tác giả đọc, mà tôi viết để cho đọc giả đọc, còn cái bài viết mình có ảnh hưởng đến ai hay không thì tôi cũng không biết nữa nhưng sau một bài viết nếu tôi phân tích đứng những gì tác giả ấp ủ thì cái hồi âm của tác giả đến với tôi thường thường là cái tình bạn, nhiều khi là vong niên nhưng rất lâu dài.
Mặc Lâm: Tại sao giới phê bình Việt Nam thường ngại va chạm khi viết về những người nổi tiếng và chỉ thích nói về những cái hay của họ? Người đọc hôm nay cần những thông tin phía sau nhiều hơn để so sánh và suy ngẫm. Chị nghĩ sao về điều này?
Thụy Khuê: Sở dĩ có tình trạng này vì người Việt mình viết và đọc phê bình không có tính cách dân chủ vì cho tới bây giờ vẫn có những ông quan văn nghệ không ai dám đụng chạm đến cả. Tuy nhiên tôi cho rằng những va chạm này đều đã lỗi thời.
Trong thời kỳ trước tức là thời của Nguyễn Ngọc Phan thì ngừơi phê bình như một ông thầy giáo chỉ ra những cái hay cái dỡ của người viết và nếu một cây viết phê bình trẻ tuổi dám phê bình môt người lớn tuổi vả nổi tiếng trong giới văn học thì sẽ bị trù dập suốt đời.
Mặc Lâm: Xin cám ơn chị về cuộc phỏng vấn này.
Theo dòng câu chuyện:
- Thực trạng lý luận phê bình văn học Việt Nam năm 2006 (phần 1)
Những bài liên quan
- Thực trạng lý luận phê bình văn học Việt Nam năm 2006 (phần 1)
- Phỏng vấn bà Nguyễn Thị Vinh, 1 trong ba thành viên cuối cùng của Tự Lực Văn Đoàn
- Những nhận định sai lệch về nhà thơ Thanh Tâm Tuyền của ông Vũ Đức Tân
- Mạn đàm với nhà thơ Trần Mộng Tú
- “Hiện tượng” nhật ký Ðặng Thùy Trâm
- Về công tác phê bình văn học
- Hậu giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam 2006
- Giải thưởng Văn học Năm 2006 của hội nhà văn Hà Nội
- Thực chất công tác biên tập tại các nhà xuất bản ở Việt Nam