Diễn đàn thảo luận trên mạng Internet tại Việt Nam (I)
2005.03.27
Việt Long, phóng viên đài RFA
Trước nay đời sống về tư tưởng, văn hoá của người dân Việt Nam vẫn luôn bị đóng khung trong những kềm chế, quy định ngặt nghèo do chính quyền dựng lên. Nhưng, với việc phổ cập hoá Internet các diễn đàn thảo luận ảo trên mạng xuất hiện ngày càng nhiều, giúp cho mọi người, mà chủ yếu là giới trí thức, văn nghệ sỹ và nhất là học sinh-sinh viên thành phố, một phương tiện để có thể tiếp cận thông tin đa chiều cũng như bày tỏ được phần nào ý kiến của mình về các vấn đề của xã hội.
Đặc tính của sự tiếp cận này ở trong nước ra sao? Việt Long hỏi chuyện bạn trẻ Lê Phương tại Hà Nội về điều này.
Đề tài thảo luận
Việt Long: Đề tài thường thấy các bạn trẻ thảo luận trên các diễn đàn internet trong nước là đề tài gì?
Lê Phương: Dư luân xã hội mình nói nhiều về chấn hưng với lại cải cách giáo dục, thì trên các diễn đàn điện tử học sinh nó cũng thảo luận. Ở đây là em chỉ đề cập đến các diễn đàn nghiêm túc đấy. Trên các diễn đàn, các em học sinh cấp III nó đặt vấn đề thú vị lắm.
Nhiều em nó đưa ra câu hỏi là tại sao chúng nó mới chính là đối tượng phục vụ của công cuộc giáo dục hiện nay mà lại không hề được hỏi ý kiến gì cả, nó nói là đã bao giờ ngành giáo dục làm một cái cuộc khảo sát để hỏi xem là “các em nghĩ gì về chương trình học và cách dậy hiện nay, các em muốn biết những gì, muốn được dậy như thế nào đâu” hay toàn là nhồi nhét những thứ rất xa rời thực tế...
Một cuộc khảo sát để hỏi xem là “các em nghĩ gì về chương trình học và cách dậy hiện nay, các em muốn biết những gì, muốn được dậy như thế nào đâu” hay toàn là nhồi nhét những thứ rất xa rời thực tế...
Việt Long: Đó là học sinh, thế còn các sinh viên sư phạm, là những thầy cô giáo tương lai, thì có thảo luận gì về vấn đề đó không?
Lê Phương: Sinh viên bên mấy trường sư phạm thì chúng nó cũng bảo là tại sao lại cứ kêu gọi chấn chỉnh đạo đức đội ngũ giáo viên một cách chung chung như vậy, nhà nước là phải có các chính sách rõ ràng, hợp lý chứ... cứ cái kiểu này thì nói mãi cũng vậy thôi mà lại vẫn cứ tốn tiền của dân.
Sự khác biệt giữa học sinh và các giáo viên
Việt Long: Bạn có nhận thấy giữa học sinh và các thầy cô giáo tương lai của họ thì cách trình bày vấn đề có chỗ nào khác nhau không?
Lê Phương: Vâng. Sinh viên thì nhận thức nó đã khác. Còn đối với học sinh cấp III thì tất nhiên do ít tuổi nên nhiều khi suy nghĩ của các em nó vẫn còn nặng về cảm tính.
Nhưng phải thấy là cũng chính vì chưa ra đời nên ít bị nhiễm những mánh khoé, hay đúng hơn là chưa kịp học được những nghệ thuật sống kiểu uốn mình theo thời thế xã hội hiện nay, nên các em trong sáng lắm. Đứng trước một vấn đề mà người lớn thường tránh né thì có khi nhiều em nó lại mạnh dạn tìm hiểu rồi thì có cái cách đặt vấn đề rất lạ khiến mình phải suy nghĩ.
Việt Long: Bạn có thể đưa ra một ví dụ cụ thể được không?
Lê Phương: Suốt thời gian vừa qua thì chúng nó cũng rất quan tâm và ủng hộ cái vụ kiện da cam. Ở nhiều diễn đàn của học sinh cấp III nó thảo luận ghê lắm, tất nhiên là có rất nhiều luồng ý kiến, thậm chí trái ngựơc nhau hoàn toàn, nhiều đứa phân tích cứ như là lụât sư ở toà án.
Thời điểm xẩy ra vụ kiện da cam thì như anh biết là nó trùng với chương trình chấn hưng giáo dục mà, cho nên các em nó thảo luận cả hai việc, có đứa nó còn so sánh luôn hai chuyện đó với nhau.
Thời điểm xẩy ra vụ kiện da cam thì như anh biết là trùng với chương trình chấn hưng giáo dục mà, cho nên các em nó thảo luận cả hai việc, có đứa còn so sánh luôn hai chuyện đó với nhau.
Vụ kiện da cam và nền giáo dục Việt Nam
Việt Long: Vụ kiện da cam với lại nền giáo dục Việt Nam thì liên quan gì đến nhau?
Lê Phương: Thì thế mới đáng chú ý. Nó bảo với nhau là chất độc da cam do Mỹ rải xuống đã gây hại cho đồng bào mình, vì thế chúng mình phải ký tên, rồi thì lập phong trào vận động để kiện Mỹ đòi lại công lý. Thế còn cái chính sách giáo dục tuyên truyền và nhồi nhét hiện nay đang giết chết cả một thế hệ trẻ Việt Nam gồm mấy chục triệu con người thì sao?
Học sinh bọn mình cũng cần phải làm một cuộc vận động, ký tên rồi thì kiến nghị với nhà nước chứ, phải tự cứu lấy tương lai của chính mình chứ. Phải đòi lấy công lý cho mình chứ. Mà đấy là mấy em học sinh lớp 9-10 nó nói đấy nhớ. Phải nói là nó suy nghĩ rất là ghê.
Việt Long: Khi thảo luận như vậy thì các em đó nó có đề xuất nên làm thế nào để chấn hưng giáo dục không?
Lê Phương: Chúng nó cũng đưa ra nhiều ý kiến đấy. Trên diễn đàn có nhiều đứa bạo dạn hơn thì còn nói là muốn chấn hưng giáo dục thì phải chấn hưng chính cái đội ngũ lãnh đạo ngành giáo dục hiện nay trước đã.
Việt Long: Thế thì Lê Phương có nghĩ là nên gửi cho Bộ giáo dục địa chỉ của những trang web hay diễn đàn do các em học sinh ở Việt Nam tự lập ra đó, để ngành giáo dục họ có thể thu thập được những ý kiến đáng chú ý để mà đưa ra những chính sách giáo dục hiệu quả hơn chăng?
Thực ra thì dư luận xã hội suốt mấy năm nay kêu nhiều lắm rồi. Kể cả chuyện học sinh hiện nay nó kêu ca trên các diễn đàn thế nào thì họ cũng đều biết hết chứ. Cái chính là họ có thực sự muốn nghe những ý kiến khác với suy nghĩ độc tôn của mình hay không.
Lê Phương: Em cũng đã định gưỉ email đến Bộ Giáo dục để họ biết mà vào các diễn đàn ấy xem học sinh nó nói gì, nhưng lại thôi ngay vì xét cho cùng thì không thể công khai tên của những diễn đàn này ra được. Nếu họ biết thì rất có thể họ sẽ dùng quyền lực để xoá sổ những cái trang web, hay là các diễn đàn rất bổ ích này.
Thực ra thì dư luận xã hội suốt mấy năm nay kêu nhiều lắm rồi. Kể cả chuyện học sinh hiện nay nó kêu ca trên các diễn đàn thế nào thì họ cũng đều biết hết chứ. Cái chính là họ có thực sự muốn nghe những ý kiến khác với suy nghĩ độc tôn của mình hay không.
Sự khác biệt
Việt Long: Trước nay thì học sinh Việt Nam vẫn bị coi như tương đối thụ động và ít độc lập trong suy nghĩ, nhưng như bạn vừa nói thì mới thấy là mọi thứ không hẳn đã như vậy.
Thế lý do chính có phải là vì các em học sinh nó không được bày tỏ ý kiến và phát triển suy nghĩ độc lập của mình thôi phải không?
Lê Phương: Vâng. Như anh vừa nghe kể đấy thì các em học sinh thành phố bây giờ, ngay từ lớp 9 lớp 10, tức là mới chỉ 15-16 tuổi thôi mà nhiều em nó đã rất quan tâm đến các vấn đề xảy ra chung quanh trong xã hội.
Việt Long: Thế còn thế hệ như của bạn thì có quan tâm như thế không?
Việt Long: Tại sao lại có cái sự khác biệt đó giữa thế hệ của Lê Phương với các em học sinh hiện nay, mà thực ra thì cũng chỉ cách nhau độ mươi năm thôi.
Lê Phương: Không khí sinh hoạt của xã hội nói chung là nó cũng chưa có sự cởi mở hay thay đổi gì lớn đâu. Đến nay thì khi các em nó nêu ý kiến cũng vẫn có thể bị cha mẹ, hoặc là thầy cô giáo gạt đi, kiểu như “mày trẻ con biết gì mà bàn”, nhưng bù lại mạng lưới Internet nó đã tạo cho các em học sinh ở thành phố cơ hội để thảo luận trên mạng.
Khi vào các diễn đàn nghiêm túc trên mạng thì các em nó có cơ hội để nêu ý kiến, để lắng nghe nhiều luồng thông tin và chọn lựa những cái hay nhất, có lợi nhất cho sự phát triển tư duy, tri thức của nó. Và khi nó thấy cái ý kiến của mình được lắng nghe, được tôn trọng thì tự dưng nó sẽ có trách nhiệm hơn đối với chính bản thân, gia đình cũng như xã hội.
Vai trò của diễn đàn Internet
Việt Long: Vậy thì có thể nói Internet, cụ thể là các diễn đàn nghiêm túc trên mạng, đã tạo thêm cơ hội để góp phần hướng các em học sinh, sinh viên quan tâm hơn, có ý thức trách nhiệm hơn đối với sự phát triển của xã hội.
Lê Phương: Vâng. Vì thế ai cũng thấy là cái chủ trương phát triển mạng lưới Internet của nhà nước mình là quá hay rồi. Tuy nhiên cũng hơi tiếc một điều bởi vì ngay cả trên các diễn đàn điện tử trong nước, cái việc thảo luận và bày tỏ ý kiến nó vẫn còn bị hạn chế nhiều lắm.
Việt Long: Bạn nói bị hạn chế là hạn chế thế nào?
Lê Phương: Anh Việt Long lưu ý là những cái diễn đàn mà mình đề cập đến ở đây là những cái diễn đàn nghiêm túc ấy, những cái diễn đàn vớ vẩn bậy bạ thì không nói. Mỗi diễn đàn thì nó cũng đều có người điều hành, gọi là admin đấy, khi nào mà thấy có bài viết hay là ý kiến nào mà bị cho là nhậy cảm thì họ không cho đăng lên hoặc là nếu có nhỡ đăng lên rồi thì khi phát hiện ra là lập tức xoá ngay.
Kiểm duyệt
Nhưng thường thì những cái bài mà lật lại vấn đề hiệp định Biên giới, rồi thì phân định Lãnh hải Việt-Trung là bị admin, tức là quản trị diễn đàn đấy họ xoá hoặc là cắt bỏ ngay. Bị xoá bài với lại bị hạn chế bàn thảo, bày tỏ ý kiến như vậy nên là trong giới học sinh, sinh viên nhiều đứa nó lại càng căm, càng uất tợn.
Việt Long: Tức là phải có kiểm duyệt. Thực ra kiểm duyệt có khi cũng là điều cần thiết, miễn là cách kiểm duyệt như thế nào, ngăn chặn những chuỵện tục tĩu hay là tất cả những điều trái ý người admin, thì lại là chuyện khác. Nhưng mà bạn vui lòng nói rõ trong trường hợp nào thì bị coi là nhậy cảm và bị cấm thảo luận hay là bị xoá ý kiến đi?
Lê Phương: Như cái vụ bọn hải quân Trung Quốc nó bắn giết ngư dân mình ở trong vịnh Bắc Bộ hôm 8/1 đấy. Học sinh, sinh viên mình nó phẫn nộ lắm. Bàn thảo đủ thứ.
Nhưng thường thì những cái bài mà lật lại vấn đề hiệp định Biên giới, rồi thì phân định Lãnh hải Việt-Trung là bị admin, tức là quản trị diễn đàn đấy họ xoá hoặc là cắt bỏ ngay. Bị xoá bài với lại bị hạn chế bàn thảo, bày tỏ ý kiến như vậy nên là trong giới học sinh, sinh viên nhiều đứa nó lại càng căm, càng uất tợn.
Việt Long: Học sinh sinh viên bày tỏ tinh thần ái quốc, đoàn kết với đồng bào mà lại bị hạn chế sao, nhưng mọi người có nghĩ là quản trị diễn đàn họ làm vậy là vì nguyên do gì ?
Lê Phương: Admin nó phải làm vậy là vị sợ nhà nước cấm không cho diễn đàn hoạt động mà.
Những trang web không lành mạnh
Việt Long: Thế còn những trang web mà bị nhà nước liệt vào dạng không lành mạnh, tức là web sex đó thì có bị cấm triệt để không?
Lê Phương: Vâng, cũng có cấm một số, tức là một vài trang web sex bị đặt tường lửa. Vài trang thôi, còn thì vẫn đầy ra đấy mà, nhiều lắm, nhiều vô kể.
Việt Long: Nhưng hình như ngay hôm qua công an Việt Nam vừa mới xoá sổ cái trang web sex nào đó cơ mà.
Lê Phương: A, trang thienbong.com. Tại vì mấy đợt vừa rồi ầm ĩ chuyện phim con heo với lại ảnh khoả thân của một loạt diễn viên, ca sỹ, người mẫu bị tung lên mạng mà. Báo chí họ kêu nhiều quá thì cũng phải xử lý chứ.
Việt Long: Công an mà đã ra tay mạnh như vậy thì trang web sex, web đen có bị diệt hết không?
Lê Phương: Không. Thực ra thì vẫn còn nhiều lắm, thậm chí có trang web sex còn bị nêu cụ thể tên trên mặt báo mà có thấy cảnh sát mạng của Việt Nam làm gì đâu. Truy cập vào vô tư, chẳng thấy công an đặt tường lửa gì cả.
Việt Long: Nhà nước Việt Nam đã đầu tư rất nhiều tiền để lập ra những đơn vị chống tội phạm trên mạng Internet. Tại sao lại vẫn cứ để cho các trang web sex, web đen đó tồn tại. Vậy thì thực ra các đơn vị chống tội phạm mạng mà công an lập ra là để làm gì?
MC: Vấn đề mà Việt Long đặt ra sẽ được Lê Phương giải đáp ra sao? Mời quý thính giả đón nghe phần hai cuộc trao đổi sẽ được gửi đến quý vị trong buổi phát thanh tới đây. Trong phần hai này, Lê Phương sẽ đề cập đến những trang web hải ngoại cùng với cảm nhận của bạn ấy.
Những bài liên quan
- Diễn đàn thảo luận trên mạng Internet tại Việt Nam (II)
- Phóng viên Lan Anh trả lời phỏng vấn đài RFA về vụ cô bị điều tra truy tố
- Phóng viên ảnh Việt Dũng: Lan Anh không có tội
- Chiến dịch thỉnh nguyện thư ủng hộ phóng viên Lan Anh
- Sức khoẻ của tù nhân lương tâm Phạm Hồng Sơn đang trong tình trạng nguy kịch
- Giới báo chí Việt Nam vận động dư luận ủng hộ nhà báo Lan Anh
- CPJ: 2004 là năm con số ký giả bị thiệt mạng và cầm tù cao nhất
- RFA phỏng vấn Luật sư Trần Vũ Hải về vụ án phóng viên Lan Anh
- Tổ chức Bảo vệ Ký giả quốc tế lên án hành vi truy tố ký giả Lan Anh
- Phỏng vấn Luật sư Huỳnh Quý về việc bào chữa cho phóng viên Lan Anh
- Phóng viên Lan Anh bị đề nghị truy tố về tội "chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước"
- Làm sao để khởi động tiến trình dân chủ hoá tại Việt Nam? (II)
- Làm sao để khởi động tiến trình dân chủ hoá tại Việt Nam? (I)
- Nhận định của GS Hoàng Minh Chính về bức thư của HT Thích Quảng Độ
- Hội thảo về lộ trình xây dựng dân chủ cho Việt Nam