Ân xá Quốc tế tố cáo Việt Nam tạo không khí sợ hãi cho người dùng Internet


2006.10.25

Trà Mi, phóng viên đài RFA

Tổ chức hoạt động nhân quyền Amnesty International, tức Ân xá quốc tế, vừa công bố bản phúc trình lên án chính phủ Việt Nam đàn áp quyền tự do ngôn luận của người dân qua việc siết chặt kiểm soát internet, sách nhiễu, giam cầm những ai có quan điểm bất đồng cho dù họ chỉ bày tỏ một cách ôn hoà trên mạng. Trà Mi tìm hiểu thêm chi tiết.

Luôn tạo không khí lo sợ

InternetPolice150.jpg
Công an Việt Nam thường xuyên theo dõi chặt chẽ mọi thông tin tại các quán càphê internet. AFP PHOTO.

Phúc trình của Tổ chức Ân xá quốc tế nêu rõ chính sách kiểm soát internet gắt gao đã tạo nên một bầu không khí lo sợ trong đại đa số dân chúng Việt Nam. Ngừơi dân không được quyền bày tỏ ý kiến đối lập hay truy cập thông tin một cách tự do.

Chính phủ Việt Nam buộc tất cả các dịch vụ internet phải lưu giữ thông tin và giới hạn hoạt động của khách hàng sử dụng internet công cộng.

Với một hệ thống cảnh sát mạng hầu theo dõi chặt chẽ và ngăn chặn các hoạt động trên net, đã xảy ra nhiều trường hợp bị sách nhiễu, bắt bớ, giam cầm chỉ vì đương sự đã lên mạng trao đổi hay chia sẻ quan điểm bất đồng.

Đi tù chỉ vì một cái nhấp chuột

Cho nên, có thể nói ở Việt Nam, người dân có thể bị bỏ tù bất cứ lúc nào chỉ vì một cái nhấp chuột, như phát biểu của kỹ sư trẻ Bạch Ngọc Dương, một thành viên khối 8406 đã từng bị cơ quan công lực sách nhiễu nhiều lần vì đã công khai bày tỏ tư tửơng ủng hộ dân chủ trên mạng:

Ở Việt Nam, khi mình vào quán internet thì hầu hết ngườii ta đã cài đặt những phần mềm theo dõi khách hàng vào trang web nào, sử dụng chương trình gì. Ngoài ra họ còn bố trí mật vụ an ninh ngồi ngay quán net để quan sát theo dõi.

“Nhân dân không đựơc cất lên tiếng nói của mình đâu, bị đàn áp khốc liệt đấy. Ở Việt Nam, khi mình vào quán internet thì hầu hết ngừơi ta đã cài đặt những phần mềm theo dõi khách hàng vào trang web nào, sử dụng chương trình gì.

Ngoài ra họ còn bố trí mật vụ an ninh ngồi ngay quán net để quan sát theo dõi. Ở Việt Nam, quyền tự do dân chủ, tự do phát biểu ý kiến, tự do ngôn luận chưa được cởi mở, ngừơi dân vẫn bị hạn chế những quyền này.”

Theo lời kể của kỹ sư Bạch Ngọc Dương:

“Hiện nay khi chúng tôi lên Paltalk phát biểu ý kiến, cơ quan an ninh họ trà trộn vào đấy và ghi âm lại nội dung. Ai thật thà tiết lộ tên tuổi thật và địa chỉ thì liền bị họ đến tận nơi mời đi làm việc để tìm cách ngăn chặn. Tức là họ không muốn cho ngừơi dân lên tiếng, thậm chí trao đổi qua điện thoại bình thừơng thế này cũng bị họ đặt máy ghi âm nghe trộm.

Tôi đựơc biết là nhà nứơc này họ dùng tiền đóng thuế của nhân dân để nuôi 1 đội quân rất hoành tráng ở khắp nơi trên thế giới để theo dõi và bảo vệ cho thế cai trị độc tôn của họ. Họ vẫn ra sức ngăn chặn, nhưng tôi nghĩ, với phương tiện thông tin ngày một hiện đại như bây giờ thì họ cũng không thể nào ngăn chặn đựơc tiếng nói của ngừơi dân.

Chúng tôi cũng chỉ thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do phát biểu chính kiến của mình. Những điều này được quy định rõ ràng trong Hiến pháp của Việt Nam chứ chúng tôi không vượt ra ngoài giới hạn này.

Chúng tôi nói lên sự thật chứ chẳng có gì gọi là liên quan đến an ninh quốc gia bởi vì chúng tôi không hề khủng bố, đặt bom, âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân. Chúng tôi chỉ phát biểu bất bình trứơc những điều bất bình trong xã hội mà thôi.”

Vẫn không trấn áp được các phong trào Dân chủ

Vẫn theo ghi nhận của Tổ chức Ân xá quốc tế, tình trạng khoá chặn trang web, kiểm duyệt internet tại Việt Nam ngày một gia tăng đáng kể.

Tuy nhiên, bản báo cáo cũng đề cập đến sự phát triển mạnh mẽ của mạng lưới đấu tranh dân chủ trong nước, những người can đảm lên tiếng tố cáo hành động vi phạm nhân quyền của chính phủ Việt Nam và sử dụng internet làm phương tiện để trao đổi về các đề tài nhạy cảm.

Ân xá quốc tế cho rằng phong trào ấy cùng với tính toàn cầu của mạng lưới internet sẽ là sức mạnh dần dần đập tan mọi trở lực, cho phép người dân ngày càng có cơ hội được tự do phát biểu ý kiến của mình hơn nữa.

Họ vẫn ra sức ngăn chặn, nhưng tôi nghĩ, với phương tiện thông tin ngày một hiện đại như bây giờ thì họ cũng không thể nào ngăn chặn đựơc tiếng nói của người dân. Chúng tôi cũng chỉ thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do phát biểu chính kiến của mình.

Trên tinh thần đó, tổ chức này kêu gọi mọi người hãy vào website http://www.irrepressible.info để ký tên ủng hộ chiến dịch phản đối các hành động đàn áp internet và yêu cầu phóng thích những tù nhân lương tâm tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, tổ chức hoạt động nhân quyền này cũng kêu gọi Hà Nội phải chấm dứt ngay tình trạng vi phạm các quyền căn bản của con người, trả tự do cho những tiếng nói yêu chuộng dân chủ, mà điển hình là trường hợp của nhà báo Nguyễn Vũ Bình và nhà dân chủ trẻ Trương Quốc Huy đang đựơc dư luận trong và ngoài nứơc đặc biệt quan tâm.

Bản tường trình này được đưa ra chỉ một tuần trứơc thời điểm cuộc họp của Liên Hiệp Quốc bàn về tương lai của internet và quyền tự do bày tỏ ý kiến trên mạng sẽ diễn ra tại thủ đô Athens của Hy Lạp.

Tại đây, đoàn đại biểu của Ân xá quốc tế sẽ trình bày lá thỉnh nguyện thư với hơn 42 ngàn chữ ký ủng hộ phong trào kêu gọi các quốc gia chấm dứt việc đàn áp và kiểm soát internet, trong đó có Việt Nam.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.