Andrew Lâm, nhà văn trẻ thành đạt trong văn giới người Mỹ gốc Việt
2007.03.26
Mặc Lâm, phóng viên đài RFA
Chương trình Văn Học Nghệ Thuật tuần này xin giới thiệu một khuôn mặt trẻ trong giới câm bút tại hải ngoại đó là nhà văn Andrew Lâm, một cây bút người Mỹ gốc Việt quen thuộc của vùng vịnh San Francisco.
Andrew Lâm sở trường trong thể loại truyện ngắn và chính vùng đất trù phú này anh đã khai thác rất nhiều đề tài trong đó có sinh hoạt hàng ngày của gia đình anh. Mặc Lâm mời quý vị theo dõi cuộc nói chuyện sau đây
Andrew Lâm là nhà văn trẻ thành đạt trong văn giới người Mỹ gốc Việt tại Hoa Kỳ. Sang Mỹ từ khi còn nhỏ tuổi, Lâm đã hòa nhập vào cộng đồng này một cách thoải mái và ngòi viết của anh nhanh chóng thuyết phục người đọc bản xứ qua những trang viết trên các báo New York Times, The LA Times và San Francisco Chronicle.
Andrew Lâm tập trung tầm nhìn của mình trên nhiều góc cạnh xã hội với những rung cảm của một trái tim di dân và do đó những xúc động này dễ dàng được chia sẻ bởi người đọc. Những truyện ngắn của anh luôn được đánh giá cao và chiếm nhiều giải thưởng cũng như được chính thức đưa vào chương trình giảng dạy tại nhiều trường đại học tại Mỹ.
Trong lần về thăm Việt Nam mới đây, những xúc động khi phát hiện ra hoàn cảnh của các cô gái bị mua bán sang các nước lân cận khiến anh quyết định đưa những hình ảnh này vào tác phẩm mới nhất của anh với chủ tâm nói lên được phần nào nỗi bất hạnh của đồng bào mình.
Chúng tôi có cuộc tiếp xúc và nói chuyện với anh xoay quanh chủ đề này, mời quý vị theo dõi.
Mặc Lâm: Xin có lời chào nhà văn, Lâm có thể cho thính giả biết công việc hiện tại của Lâm hay không?
Em phỏng vấn nhiều người, em viết về đời sống của gia đình em, qua Hong Kong viết về trại tỵ nạn, theo dõi những người thuyền nhân bị đuổi về Việt Nam cũng như đi nói chuyện với những người Việt Nam khác nhau trên nhiều nước. Thành ra trong cuốn sách chứa đựng phân nửa là lịch sử và phân nửa là tiểu sử của người Việt bên ngoài xứ sở của họ sau 1975.
Andrew Lâm: Em viết văn cho những nhà báo và những magazine và đồng thời cũng có làm việc với Radio Public và ngoài ra đang viết cuốn sách thứ nhì về những chuyện ngắn thành ra rất nhiều việc làm không bao giờ ngừng hết.
Mặc Lâm: Tác phẩm đầu tiên của Lâm viết về đề tài gì và được xuất bản khi nào?
Andrew Lâm: Đó là cuốn “Perfume Dreams: Reflections on the Vietnamese Diaspora,” quyển này được xuất bản năm 2005 và viết về tiểu sử của mình có thể nói rằng nó viết cả cái lịch sử Việt Nam sau 1975 bên Mỹ.
Em phỏng vấn nhiều người, em viết về đời sống của gia đình em, qua Hong Kong viết về trại tỵ nạn, theo dõi những người thuyền nhân bị đuổi về Việt Nam cũng như đi nói chuyện với những người Việt Nam khác nhau trên nhiều nước. Thành ra trong cuốn sách chứa đựng phân nửa là lịch sử và phân nửa là tiểu sử của người Việt bên ngoài xứ sở của họ sau 1975.
Mặc Lâm: Tác phẩm này được xuất bản chưa?
Andrew Lâm: Nó ra được một năm rưỡi rồi và nó cũng thắng giải của Mỹ được gọi là Pen American Award và em sắp xong cuốn thứ nhì.
Mặc Lâm: Lâm có thể tiết lộ nội dung của cuốn thứ nhì không?
Andrew Lâm: Cuốn thứ nhì không phải lịch sử hay tiểu sử như cuốn trước nhưng nó là một tập truyện ngắn. Có những truyện đã được đăng rồi và em tập trung lại để in chung.
Mặc Lâm: Trong lúc viết lách Lâm có quen nhiều những người Mỹ gốc Việt như Lâm trong ngành viết văn không?
Andrew Lâm: Em quen rất nhiều nhười vì em làm radio và em có phỏng vấn nhiều cây viết trẻ Việt Nam viết tiếng Anh như Lê Thị Diễm Thúy, Kim Nguyễn, Adrew X Phạm, Andrew Phạm...những người này em thường gặp và đọc diễn văn với nhau...người Việt viết văn có bài đăng trên báo Mỹ không được đông lắm vào khoảng 12-13 người thôi nên quen biết hết nhau.
Mặc Lâm: Cám ơn Andrew Lam rất nhiều cho cuộc phỏng vấn ngày hôm nay.
Thông tin trên mạng:
- Andrew Lam – My Journey Home
Những bài liên quan
- Điểm bộ sách Việt Sử Đại Cương của tác giả Trần Gia Phụng (phần 2)
- Điểm bộ sách Việt Sử Đại Cương của tác giả Trần Gia Phụng (phần 1)
- Phỏng vấn nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn về những tác phẩm văn học của ông
- Đinh Linh, cuộc đời và thơ hiện đại (phần 2)
- Nét đẹp của Tranh Đông Hồ, di sản văn hoá Việt Nam
- Phỏng vấn nhà thơ, nhà văn Đinh Linh (phần 1)
- Giáo sư âm nhạc Trần Văn Khê và những nét độc đáo tiềm ẩn của bộ môn hát bội
- Ðiểm cuốn truyện ký “Đỗ Lệnh Dũng” của Lê Thiệp
- Sử gia Tạ Chí Đại Trường nói về việc cuốn “Lịch Sử Nội Chiến" được in ở VN