Human Rights Watch chỉ trích Việt Nam đàn áp Phong Trào Dân Chủ trong nước

Việt Long, phóng viên đài RFA

Bộ ngoại giao Việt Nam phản bác thông cáo của Tổ chức quốc tế theo dõi nhân quyền, Human Rights Watch, chỉ trích Việt Nam đàn áp và sách nhiễu một số nhà dân chủ trong số 118 người ký tên trong bản Tuyên Ngôn tự do Dân chủ cho Việt Nam. Việt Long phỏng vấn Phụ tá về khu vực châu Á của Tổ chức quốc tế theo dõi nhân quyền, Human Rights Watch, bà Veena Sidharth về việc này.

HRWweb200.jpg
Trang web của Human Rights Watch

Việt Long: Chính quyền Việt Nam vừa phản bác thông cáo của HRW ra ngày hôm qua, nói rằng những điều tố cáo toàn là những đều bịa đặt được nêu ra để làm xấu hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế. Tổ chức quốc tế theo dõi nhân quyền, Human Rights Watch, có ý kiến gì về việc này?

Bà Veena Sidharth: Điều đáng thất vọng là chính quyền Việt Nam không có một lập trường rõ rệt về phong trào này, vì đó là một phong trào đang tăng dần lực lượng tại Việt Nam. Chúng tôi từng hy vọng rằng chính quyền Việt Nam sẽ có những cuộc thảo luận thẳng thắn hơn về đề tài này, nhưng có vẻ như họ chỉ lui về ở thế tự bào chữa, tự vệ mà thôi.

Việt Long: Trong thập niên qua đã có nhiều nhóm những nhà bất đồng chính kiến của Việt Nam ký tên phản đối về chính sách nhân quyền và dân chủ trong nước, nhưng vì sao Tổ chức Human Rights Watch nay mới lên tiếng về một phong trào mới mẻ, vừa đưa ra bản tuyên ngôn dân chủ 2006?

Bà Veena Sidharth: Vì chúng tôi thấy rằng bản tuyên ngôn đó thẳng thắn hơn nhiều, được phổ biến để nêu ra những sự đàn áp quyền tự do hội họp và lập hội. Nhiều người thường dân, không phải chỉ những nhà bất đồng chính kiến hàng đầu, đã ký tên trong tuyên ngôn đó, từ nhà văn, thương gia, nhưng người trong giới chuyên môn... rất nhiều thành phần của xã hội Việt Nam, cả những vị lãnh đạo tôn giáo, từ Phật giáo đến Công giáo... Chúng tôi cảm thấy là đã có một hàng ngũ đông đảo lạ thường những người ký tên vào tuyên ngôn ấy.

Thêm vào đó ngôn ngữ của bản tuyên ngôn ngữ cực kỳ sắc bén để chỉ ra hiện tình tại Việt Nam về mặt có tiến bộ về tăng trưởng kinh tế, và Việt Nam rất hy vọng chiếm được một ghế trong Tổ chức Thương mại Thế Giới trong năm nay, đồng thời tuyên ngôn cũng nêu ra nhận thức rộng rãi là đảng Cộng Sản không sẵn lòng cho phép được tự do thảo luận trong nước.

Việt Long: Tô chức theo dõi nhân quyền cho rằng Việt Nam có thể làm gì để tăng tiến hình ảnh của họ trện trường quốc tế?

Bà Veena Sidharth: Tôi nghĩ là Việt Nam có thể để vượt xa hơn cả việc làm đẹp hình ảnh quốc tế của mình nữa, bằng cách thể hiện tiến bộ cụ thể trong những ứng xử về quyền tự do tôn giáo, ứng xử với quyền phát biểu những ý kiến liên quan đến chính trị, với việc giới ký giả tiết lộ tin tức ra.

Vì chúng tôi thấy rằng bản tuyên ngôn đó thẳng thắn hơn nhiều, được phổ biến để nêu ra những sự đàn áp quyền tự do hội họp và lập hội. Nhiều người thường dân, không phải chỉ những nhà bất đồng chính kiến hàng đầu, đã ký tên trong tuyên ngôn đó, từ nhà văn, thương gia, nhưng người trong giới chuyên môn... rất nhiều thành phần của xã hội Việt Nam, cả những vị lãnh đạo tôn giáo, từ Phật giáo đến Công giáo...

Trong đại hội 10 thì đảng có thảo luận về vấn đề tham nhũng, là một trong những vấn đề tệ hại nhất ở Việt Nam ngay lúc này, nhưng nếu không có quyền tự do báo chí, mọi người không có quyền phát biểu lên cái ý tưởng của mình về tham nhũng hay những vấn đề khác, thì đảng sẽ mất đi nhiều tính cách khả tín. Và, tôi nghĩ, có điều quan trọng là đảng Cộng Sản cần nhận ra rằng việc thảo luận, bàn cãi tự do là điều tốt cho Việt Nam về lâu dài.

Việt Long: Tổ chức theo dõi nhân quyền có trông đợi đảng Cộng Sản Việt Nam thực hiện tiến bộ nào về nhân quyền và dân chủ, sau khi đảng tuyên bố đã thay đổi nhân sự sâu rộng trong bộ chính trị Trung Ương đảng?

Bà Veena Sidharth: Một sự thay đổi lớn trong bộ chính trị Trung Ương đảng không nhất thiết đưa đến tiến bộ về quyền tự do phát biểu hay tự do hội họp.

Tôi cho rằng điều khôn ngoan mà đảng Cộng Sản nên làm, nhất là trong bối cảnh cuộc thăm viếng gần kề của Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush trong năm nay, cùng cuộc thảo luận về gia nhập WTO, là nhìn ra được nhận mối quan hệ giữa sự đàn áp và tiêu huỷ quyền tự do phát biểu với nạn tham nhũng gia tăng cùng sự mất uy tín của đảng, khi nhiều đảng viên cấp cao cũng đã được ám chỉ có liên can tham nhũng.

Cho nên chỉ thay đổi nhân sự cũng không thay đổi được gì. Cần phải thực sự có chuyển hướng ở các cán bộ cấp cao, đó là điều chúng tôi trông mong nhiều.

Việt Long: Mới đây Uỷ hội của Hoa Kỳ về tự do tôn giáo trên thế giới đề nghị giữ tên Việt Nam trong danh sách những nước cần được lưu ý đặc biệt về tự do tôn giáo. Tổ chức theo dõi nhân quyền đồng ý hay không đồng ý với đề nghị đó?

Bà Veena Sidharth: Chúng tôi đồng ý với đề nghị đó. Chúng tôi biết rằng chính quyền có nhìn nhận đã xảy ra những sự đàn áp tôn giáo và cũng có áp dụng một số biện pháp sửa chữa, nhưng chúng tôi không tin rằng những biện pháp đó, nhất là ở tây nguyên nơi có nhiều người sắc tộc Thượng sinh sống, có thể đem lại nhiều thay đổi đủ giúp Việt Nam được bỏ tên ra khỏi danh sách CPC. Tuy nhiên dù sao chúng tôi cũng rất hy vọng rằng Việt Nam sẽ tạo được nhiều tiến bộ trong lãnh vực nhân quyền và tự do tôn giáo.

Việt Long: Cảm ơn bà Veena Sidharth.

Thông tin trên mạng:

- Việt Nam: Phong Trào Dân Chủ phôi thai đang bị đe dọa

- Vietnam: Fledgling Democracy Movement Under Threat