Phỏng vấn Dân Biểu Chris Smith về nhân quyền tại Việt Nam
2007.05.11
Nguyễn Khanh, phóng viên đài RFA
Hôm nay là Ngày Nhân Quyền Cho Việt Nam. Ðúng ngày này 13 năm trước, Tổng Thống Hoa Kỳ Bill Clinton ký ban hành luật công nhận ngày 11 tháng Năm hàng năm là Ngày Nhân Quyền Cho Việt Nam, với mục đích nhắc nhở nhân dân Hoa Kỳ về tình trạng nhân quyền vẫn chưa thật sự được cải thiện, vẫn chưa đến với những người Việt Nam yêu chuộng tự do dân chủ ở bên kia bờ Thái Bình Dương.
Ngày Nhân Quyền Cho Việt Nam năm nay đến với mọi người vào đúng thời điểm có những biến chuyển khiến cho cả thế giới phải quan tâm.
Bên cạnh hình ảnh của Linh Mục Nguyễn Văn Lý bị công an bịt miệng trong phiên tòa xử ông ở Thừa Thiên-Huế hôm 30 tháng Ba vừa rồi, mới hôm qua tòa án thành phố Hồ Chí Minh cũng vừa kết án 3 nhân vật bất đồng chính kiến và sáng nay, 2 người khác cũng bị đưa ra xét xử ở Hà Nội.
Theo Nhà nước Việt Nam thì những người này phạm tội tuyên truyền chống Nhà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa, chiếu theo điều 88 của Bộ Luật Hình Sự.
Nhân quyền Việt Nam chính là đề tài chúng tôi đưa ra thảo luận với vị khách mời tuần này. Khách mời là Dân Biểu Chris Smith, thành viên Ủy Ban Quan Hệ Ðối Ngoại và Nhóm Quan Tâm Nhân Quyền Hạ Viện Liên Bang Hoa Kỳ. Dân biểu Smith là người thường xuyên lên tiếng đòi hỏi chính phủ Việt Nam phải thực thi nhân quyền, theo đúng với mong mỏi của người dân.
Như thường lệ, cuộc phỏng vấn do Nguyễn Khanh thực hiện, và chúng tôi xin gửi đến quý thính giả trong khuôn khổ Tạp Chí Câu Chuyện Thời Sự Hàng Tuần.
Nguyễn Khanh Ông đang nghĩ gì nhân Ngày Nhân Quyền Cho Việt Nam?
Ðó là hành động không thể tha thứ được. Khi nhớ đến những nhà tranh đấu của Việt Nam, hình ảnh của Thánh Gandhi, của Mục Sư Martin Luther King luôn luôn hiện ra trước mắt tôi. Những người Việt đang tranh đấu chính là biểu tượng của các nhân vật đáng kính đó, vì những người như Cha Lý, như Luật Sư Ðài, là những người chấp nhận hy sinh chính mạng sống của mình cho lý tưởng không phải của riêng họ mà cho tất cả mọi người, trong đó có cả ông và tôi.
Dân Biểu Chris Smith: Tôi nghĩ là chắc chắn, mọi người phải tự cam kết với chính mình là phải nỗ lực hơn nữa cho nhân quyền ở Việt Nam, đòi hỏi chính phủ phải cho người dân được hưởng những quyền căn bản mà hiện giờ, vẫn nằm trong tay của giới lãnh đạo.
Trong những ngày gần đây, cả thế giới đều thấy chính phủ Việt Nam đang đi ngược với trào lưu của lịch sử, điển hình là sự kiện họ liên tục đàn áp những người tranh đấu cho dân chủ, những người tranh đấu cho quyền tự do tín ngưỡng. Ðó là hành động không ai có thể chấp nhận được.
Vì vậy, nhân Ngày Nhân Quyền Cho Việt Nam năm nay, điều đầu tiên mọi người đều phải làm cùng nhau cất tiếng nói chung để phản đối và nhắc nhở Chính Phủ Hà Nội rằng họ có trách nhiệm phải tôn trọng những công ước về nhân quyền mà chính họ đặt bút ký, và nếu là một chính phủ có trách nhiệm, họ phải tôn trọng ý kiến của cộng đồng thế giới. Quan trọng hơn cả là Chính Phủ Việt Nam phải tôn trọng người dân.
Hành động không thể tha thứ
Nguyễn Khanh Những nhà tranh đấu bị đàn áp vào đúng thời điểm cả hai Chính Phủ Hoa Kỳ và Việt Nam đều nói quan hệ song phương đang tiến triển tốt đẹp, và một quan chức cao cấp hành pháp còn nói với tôi rằng mối quan hệ giữa Washington và Hà Nội đang đi đúng đường. Theo ông Dân Biểu thì tại sao lại có sự trái ngược như vậy?
Dân Biểu Chris Smith: Tôi thấy điều chính phủ Việt Nam đang làm sẽ tạo nên những bất lợi, và dường như họ không thấy được rằng các sự kiện đang xảy ra sẽ làm tổn thương mối quan hệ hai nước, sẽ gây trở ngại cho quan hệ về kinh tế giữa đôi bên và quan hệ chính trị mà Hoa Kỳ mong được thể hiện với Việt Nam.
Tôi cũng thấy là khi muốn mở rộng quan hệ với Hà Nội, các quan chức tại Washington phải tự đặt câu hỏi “Hà Nội làm cái gì vậy? Tại sao Hà Nội lại làm những chuyện vô lý như thế này?”
Ông hỏi tôi tại sao Hà Nội lại đàn áp những người tranh đấu mạnh như vậy? Tôi không có câu trả lời. Tôi chỉ nghĩ rằng có lẽ, phía Việt Nam lo sợ những người lên tiếng đòi hỏi dân chủ, lo sợ những thành viên của Nhóm 8406, dù tất cả những người này chỉ đòi hỏi đất nước Việt Nam của họ phải được đổi mới, và đường lối tranh đấu của họ là đường lối thật ôn hòa, trong khi để đối lại, nhà cầm quyền Việt Nam lại sử dụng những biện pháp thô bạo, giam tù, đánh đập người chống đối mình.
Ðó là hành động không thể tha thứ được. Khi nhớ đến những nhà tranh đấu của Việt Nam, hình ảnh của Thánh Gandhi, của Mục Sư Martin Luther King luôn luôn hiện ra trước mắt tôi. Những người Việt đang tranh đấu chính là biểu tượng của các nhân vật đáng kính đó, vì những người như Cha Lý, như Luật Sư Ðài, là những người chấp nhận hy sinh chính mạng sống của mình cho lý tưởng không phải của riêng họ mà cho tất cả mọi người, trong đó có cả ông và tôi.
Bênh vực những nhà dân chủ
Nguyễn Khanh Quốc Hội Hoa Kỳ sẽ làm gì, dự tính làm gì, để bênh vực cho những người đang đóng vai biểu tượng cho tự do, dân chủ, mà ông vừa nói đến?
Dân Biểu Chris Smith: Chúng tôi không bao giờ để cho họ bị thua thiệt, không bao giờ làm ngơ trước những điều đang xảy ra. Tôi tin rằng áp lực buộc Việt Nam phải cải thiện tình trạng nhân quyền sẽ mạnh hơn nữa, sẽ có nhiều buổi điều trần về Việt Nam liên tục được Quốc Hội triệu tập.
Các đại biểu chúng tôi vẫn tiếp tục làm việc chặt chẽ với Nhà Trắng, yêu cầu hành pháp phải có những biện pháp cứng rnắ hơn nữa với Việt Nam, phải cho Chính Phủ Việt Nam biết là những gì họ đang làm sẽ gây trở ngại cho quan hệ giữa hai nước.
Ngay ở Quốc Hội, trong những tuần vừa qua tôi có dịp nói chuyện với những bạn đồng viện thuộc nhóm ủng hộ tối đa việc phải gia tăng quan hệ thương mại với Việt Nam. Ông có biết các bạn đồng viện đó nói gì với tôi không? Họ bảo là không thể ngờ Việt Nam có thể ra tay đàn áp nhân quyền đến mức như thế, và họ rất khó chịu về chuyện đó.
Nguyễn Khanh Nhưng ông Dân Biểu cũng rõ câu trả lời phía Việt Nam là họ không bắt những người bất đồng chính kiến, chỉ bắt những kẻ phạm pháp thôi…
Dân Biểu Chris Smith: Điều mà tất cả các tổ chức tranh đấu, bảo vệ nhân quyền đều thấy là những người Việt lên tiếng đòi hỏi dân chủ, tự do, đều tranh đấu theo đường lối ôn hòa, đều làm những điều chính hiến pháp và luật pháp Việt Nam công nhận họ được quyền làm và hiến pháp Việt Nam cũng bảo vệ họ.
Kẻ phạm pháp không phải là những người đang bị đàn áp, mà chính là những người đang thực hiện chính sách đàn áp người dân. Thế giới có ấn tượng rất tốt về nước Việt Nam, nhưng hành động của chính phủ Hà Nội đã khiến cho hình ảnh đó bị hoen ố.
Chính Phủ Việt Nam thường hãnh diện là một chính phủ có trách nhiệm, và nếu nói có trách nhiệm thì phải có trách nhiệm với chính người dân của mình, phải duyệt xét xem điều mình làm có gì sai trái chăng. Một chính phủ tốt là chính phủ sẵn sàng tự kiểm điểm. Kiểm điểm để làm tốt hơn cho dân là điều chẳng có gì xấu cả.
Phải trả tự do vô điều kiện và ngay tức khắc cho những người đang bị đàn áp, cho những tù nhân chính trị. Việt Nam phải biết là không thể tiếp tục nói dối mãi được.
Việt Nam phải làm gì?
Nguyễn Khanh Tháng sau, ông Nguyễn Minh Triết sẽ sang Washington và gặp Tổng Thống George W. Bush. Chuyện đàn áp nhân quyền sẽ ảnh hưởng thế nào đến chuyến đi của ông Chủ Tịch Nước Việt Nam?
Dân Biểu Chris Smith: Ông Triết sẽ có dịp gặp và thấy thái độ không hài lòng của những vị dân cử Mỹ về những điều mới xảy ra cho các nhà tranh đấu ở Việt Nam. Ðã đến lúc phía Việt Nam phải biết là không thể che đậy được đâu…
Nguyễn Khanh Như thế theo ông Dân Biểu, phía Việt Nam phải làm gì?
Dân Biểu Chris Smith: Phải trả tự do vô điều kiện và ngay tức khắc cho những người đang bị đàn áp, cho những tù nhân chính trị. Việt Nam phải biết là không thể tiếp tục nói dối mãi được.
Không nhắc thì ông cũng nhớ là trước đây Liên Xô, các nước cộng sản Ðông Âu đã từng làm điều bây giờ Việt Nam đang làm, tức là ghét ai thì bắt và cáo buộc họ tội hình sự rồi nói với thế giới là chỉ bắt những kẻ phạm pháp. Trò dối trá này đã bị phơi bày trước ánh sáng từ lâu rồi, không ai tin nữa đâu. Thế giới chỉ tin vào những ai thật tâm tôn trọng luật pháp và thật lòng yêu quê hương thôi.
Nguyễn Khanh Nếu có cơ hội, ông Dân Biểu có sẵn sàng gặp ông Chủ Tịch Nước của Việt Nam không?
Dân Biểu Chris Smith: Tôi sẽ cố gắng hết sức để gặp ông Chủ Tịch Nước Việt Nam cũng như sẵn sàng gặp tất cả đoàn viên chức của Việt Nam khi họ sang thăm nước Mỹ. Tôi hy vọng là họ sẽ thu xếp thì giờ để tôi có cơ hội được gặp, và sẽ thẳng thắn trình bày, tranh luận vấn đề với nhau.
Tôi cũng biết là Tổng Thống George W. Bush và Bà Ngoại Trưởng Condoleeza Rice sẽ đặt vấn đề nhân quyền trong buổi thảo luận với ông Chủ Tịch Nước của Việt Nam. Tôi đã nói chuyện với các quan chức cao cấp của Bộ Ngoại Giao, và các quan chức nói rằng thoạt đầu họ nghĩ Việt Nam đã đi đúng hướng khi có những nỗ lực cải thiện nhân quyền, nhưng bây giờ thì khác rồi.
Đề nghị to lớn nhất của tôi là đã đến lúc phải vạch ra một lằn ranh thật rõ rệt, để cho Chính Phủ Việt Nam biết là quan hệ thương mại sẽ gặp khó khăn vì chính phủ Mỹ có thể phải áp dụng nhiều biện pháp khác nhau, chẳng hạn như thông qua các đạo luật áp dụng riêng cho Việt Nam, như không tạo dễ dàng cho Việt Nam khi muốn vay tiền của các tổ chức tài chánh quốc tế.
Tôi cũng có thể nói rõ hơn với ông là không phải chỉ có các đại biểu Quốc Hội, mà ngay chính Bà Ngoại Trưởng Mỹ cũng nói cho tôi biết rằng Bà rất quan tâm về những gì đang xảy ra tại Việt Nam.
Nhà Trắng và Quốc Hội Hoa Kỳ
Nguyễn Khanh Trước khi đặt câu hỏi kế tiếp, xin thưa trước là tôi luôn kinh trọng Tổng Thống George W. Bush, Bà Ngoại Trưởng Rice và ông Dân Biểu. Thưa ông, tôi có cảm tưởng là Nhà Trắng và Quốc Hội không đồng bộ với nhau về vấn đề nhân quyền ở Việt Nam. Muốn hỏi ông Dân Biểu là điều đó có đúng không và nếu đúng thì làm sao để sửa sai?
Dân Biểu Chris Smith: Tôi thấy rằng có những người ngây thơ, cứ nghĩ là nếu trao đổi thương mại với Việt Nam, cho Việt Nam hưởng quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn PNTR, giúp Việt Nam gia nhập Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới WTO thì Việt Nam sẽ đổi mới, sẽ lắng nghe nguyện vọng của người dân, sẽ trở thành một chính phủ có trách nhiệm hơn.
Bây giờ thì những người đáng lẽ phải được nhà nước tuyên dương lại phải vào tù, và tôi tin đó là tiếng chuông cảnh báo cho tất cả mọi người ở Quốc Hội cũng như ở Nhà Trắng, cho cả Tổng Thống nữa. Trao đổi thương mại với Hà Nội không có nghĩa là sẽ đem dân chủ, tự do đến cho người dân Việt Nam.
Nguyễn Khanh Ông Dân Biểu có đề nghị gì với Nhà Trắng không?
Dân Biểu Chris Smith: Đề nghị to lớn nhất của tôi là đã đến lúc phải vạch ra một lằn ranh thật rõ rệt, để cho Chính Phủ Việt Nam biết là quan hệ thương mại sẽ gặp khó khăn vì chính phủ Mỹ có thể phải áp dụng nhiều biện pháp khác nhau, chẳng hạn như thông qua các đạo luật áp dụng riêng cho Việt Nam, như không tạo dễ dàng cho Việt Nam khi muốn vay tiền của các tổ chức tài chánh quốc tế.
Làm điều đó chúng ta có lợi gì? Câu trả lời của tôi là cuối cùng, chúng ta sẽ thấy một chính phủ Việt Nam tôn trọng, yêu quý người dân hơn, thay vì tiếp tục đi vào con đường trở thành một chế độ độc tài.
Nguyễn Khanh Xin cám ơn ông Dân Biểu.
Các tin, bài liên quan
- Thân mẫu luật sư Lê Thị Công Nhân kể về phiên toà xét xử hôm nay
- Thuyết trình về tình hình nhân quyền ở Việt Nam tại Hạ viện Hoa Kỳ
- Luật sư Lê thị Công Nhân và Nguyễn Văn Đài bị tuyên án 4 và 5 năm tù giam
- Nhận xét của người Việt hải ngoại về phiên toà xét xử 3 nhà bất đồng chính kiến
- Phản ứng của dư luận về phiên tòa xử 3 thành viên đảng Dân chủ Nhân Dân
- Mẹ và Anh ruột Bác sĩ Lê Nguyên Sang trả lời phỏng vấn RFA sau phiên tòa
- Hội luận Quốc tế về Hòa bình và Phát triển Con người tại Oslo
- Việt Nam trả tự do cho một tù nhân chính trị
- Về tội Chống Nhà nước và tội Phá rối an ninh