Phỏng vấn Tiến sĩ Lê Đăng Doanh về việc Việt Nam gia nhập WTO
2006.05.16
Nam Nguyên, phóng viên đài RFA
Kết thúc đàm phán Việt Mỹ về WTO, chính giới và doanh nghiệp Việt Nam hân hoan chào đón thắng lợi nhưng xen lẫn âu lo cho giai đọan hội nhập sắp tới. Nam Nguyên ghi nhận ý kiến Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế ở Hà Nội mời quí thính giả theo dõi.
Nam Nguyên: Thưa ông đường vào WTO của Việt Nam kể như đã sẵn sàng, tham gia WTO thì vừa là cơ hội vừa là thách thức. Thưa ông nhận định thế nào?
Tiến sĩ Lê Đăng Doanh: Một là Việt Nam đang ráo riết chuẩn bị để thực hiện các cam kết. Hiện nay công tác đó đang được tiến hành rất là ráo riết, quốc hội Việt Nam sẽ sửa đổi bổ sung các bộ luật. Nhưng điều quan trọng là các doanh nghiệp Việt Nam cũng phải có các nỗ lực để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.
Nam Nguyên: Thưa ông, khối doanh nghiệp Nhà nứơc luôn là câu hỏi rất lớn về việc chuyển đổi khi Việt Nam gia nhập WTO. Ông nhận định gì về vấn đề này?
Tiến sĩ Lê Đăng Doanh: Doanh nghiệp nhà nước thì chính ra là những tổ chức lớn nhất, hiện đại và có trong tay những người lao động có trình độ đào tạo tốt nhất. Nhưng vấn đề là cơ chế để sao cho họ phát huy được vai trò của họ và thực sự đẩy mạnh công cuộc cải cách để giảm chi phí và vận dụng khoa học công nghệ. Theo tôi phải giúp đỡ và tiếp tục cải cách doanh nghiệp Nhà nước, bằng cách là cổ phần hóa, đổi mới tổ chức và sắp xếp lại tổ chức.
Nam Nguyên: Thưa ông các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam thường không nhận thức là mình đang được trợ cấp hoặc bao cấp, vậy thì trong các điều kiện để tham gia WTO, vấn đề trợ cấp thì Việt Nam sẽ thay đổi như thế nào?
Tiến sĩ Lê Đăng Doanh: Việt Nam và Hoa Kỳ đã thảo luận và thống nhất sẽ từng bứơc bãi bỏ những trợ cấp và bao cấp…tôi xin lưu ý là hiện nay chính Hoa Kỳ cũng là một nước đang tiếp tục trợ cấp rất lớn cho nông nghiệp, chứ có phải là không đâu. Nhưng Việt Nam đồng ý là sẽ bỏ những bao cấp như trợ giúp về vốn đối với ngành dệt may chẳng hạn, Việt Nam sẽ thực hiện cam kết và điều này sẽ đòi hỏi các doanh nghiệp ngành dệt may phải tự huy động vốn bằng các con đường khác, như qua thị trường chứng khóan hoặc qua cổ phần hóa.
Doanh nghiệp nhà nước thì chính ra là những tổ chức lớn nhất, hiện đại và có trong tay những người lao động có trình độ đào tạo tốt nhất. Nhưng vấn đề là cơ chế để sao cho họ phát huy được vai trò của họ và thực sự đẩy mạnh công cuộc cải cách để giảm chi phí và vận dụng khoa học công nghệ. Theo tôi phải giúp đỡ và tiếp tục cải cách doanh nghiệp Nhà nước, bằng cách là cổ phần hóa, đổi mới tổ chức và sắp xếp lại tổ chức.
Nam Nguyên: Thưa tiến sĩ ông có nói trên báo chí là để được công nhận là nền kinh tế thị trường thì không chỉ có điều kiện riêng về kinh tế mà còn ở nhiều lãnh vực khác nữa. Ông có thể chỉ ra những lãnh vực đó ?
Tiến sĩ Lê Đăng Doanh: Hiện nay thì muốn được công nhận là nền kinh tế thị trường thì Hoa Kỳ, Hạ Nghị Viện Hoa Kỳ đang đề ra những yêu cầu có liên quan mà không trực tiếp nằm trong điều kiện của tổ chức WTO, như tự do tôn giáo, nhân quyền. Những điều đó đã có nhiều cuộc tiếp xúc nhiều cuộc trao đổi và Việt Nam sẵn sàng trao đổi và lắng nghe các ý kiến của phía Hoa Kỳ. Tôi mong rằng hai bên sẽ tiếp tục thảo luận để có sự hiểu biết lẫn nhau đầy đủ hơn
Nam Nguyên: Thưa ông chặng đường 12 năm mà Hoa Kỳ dành cho Việt Nam để chuẩn bị được công nhận là nền kinh tế thị trường, liệu có đủ cho Việt Nam cải cách toàn bộ các lãnh vực liên quan hay không, theo ý ông ?
Tiến sĩ Lê Đăng Doanh: Theo tôi thì 12 năm là một chặng đường có thể coi là thỏa đáng để Việt Nam thực hiện các cam kết để trở thành nền kinh tế thị trường. Tôi nghĩ rằng về thời hạn thì đây là khỏang thời gian có thể chấp nhận được.
Nam Nguyên: Thưa ông, khi được công nhận là nền kinh tế thị trường thì người dân Việt Nam sẽ được lợi những gì bên cạnh lãnh vực kinh tế?
Tiến sĩ Lê Đăng Doanh: Điều đó tùy thuộc vào những tiến bộ lúc bấy giờ. Nhưng tôi tin rằng, chắc chắn rằng Việt Nam sẽ tiếp tục tiến lên về phía trứơc và sẽ có nhiều cải cách và trong đó người dân cùng với doanh nghiệp và Nhà nước đang có những nổ lực để tiến mạnh lên phía trước.
Nam Nguyên: Cảm ơn Tiến sĩ Lê Đăng Doanh đã dành thì giờ cho đài RFA.
Những bài liên quan
- Phỏng vấn Đại sứ Karan Bhatia, về cuộc đàm phán Việt-Mỹ
- Việt Nam vào WTO
- Nguyên nhân khiến cuộc đàm pháp WTO kéo dài thêm 1 ngày
- Việt Nam và Hoa Kỳ đạt thỏa thuận về WTO
- Việt Nam và Hoa Kỳ phải kéo dài vòng đàm phán cuối cùng về WTO
- Xã hội Chủ nghĩa Mỹ châu La tinh?
- Nguyên nhân và hậu quả của thị trường chứng khoán Hà Nội đột nhiên tăng giá mạnh
- Những yếu tố giúp Việt Nam xếp thứ 3 trong danh sách của A.T. Kearney
- Làm gì để giúp Việt Nam tránh khỏi thân phận nhược tiểu?
- Bong bóng Trung Quốc
- Mức an toàn trong nợ nước ngoài của Việt Nam hiện nay
- Đánh bạc tại các sòng bài dọc biên giới Việt Nam-Campuchia
- Bác sĩ tại Bệnh viện Chợ Rẫy không được phép mở phòng mạch tư
- Việt Nam đẩy mạnh hoạt động du lịch
- Viện trợ và Tham nhũng
- Cải cách kinh tế sau Đại Hội 10
- Tình hình đình công ảnh hưởng gì tới nguồn đầu tư nước ngoài?
- Vấn đề Di dân tại Hoa Kỳ
- Tại sao nữ Dân biểu Loretta Sanchez hủy bỏ chuyến đi Việt Nam?
- Việt Nam học được gì từ hội nghị kinh doanh Châu Á Thái Bình Dương 2006?