Việt Nam trong nỗ lực cải thiện các quan hệ với Vatican

0:00 / 0:00

Gia Minh, phóng viên đài RFA

Ngày 25 tháng giêng tới đây là ngày đánh dấu một mốc quan trọng trong quan hệ giữa Hà Nội và toà thánh Vatican; khi lần đầu tiên một vị thủ tướng của chính quyền Hà Nội đến gặp người đứng đầu giáo hội Công giáo La Mã tại Roma.

VaticanVietnamSepe200.jpg
Bộ Trưởng Bộ Truyền Giáo Toà Thánh Vatican, Đức Hồng Y Crescenzio Sepe trong chuyến viếng thăm Việt Nam hôm 29-11-2005. AFP PHOTO

Hoạt động này là kết quả của nổ lực từ hai phía suốt nhiều năm qua. Gia Minh đã hỏi chuyện ông Nguyễn Thế Danh, phó Ban Tôn giáo Chính phủ Hà Nội và trước hết ông cho biết nổ lực từ phía Việt Nam.

Ông Nguyễn Thế Danh: Phía Việt Nam có nổ lực trong tổng thể chung là đưa ra chính sách tôn giáo. Đó là cơ sở tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo trong nuớc quan hệ với các tổ chức ở nước ngoài.

Gia Minh: Giáo hội Công giáo còn là một quốc gia nữa chứ không phải là một tổ chức, vậy mối quan hệ đó có gì đặc biệt?

Ông Nguyễn Thế Danh: Từ năm 90 đã có những cuộc làm việc chính thức giữa toà thánh và Việt Nam. Năm 89 thì có cuộc thăm mục vụ lần đầu tiên giữa toà thánh đến Việt Nam do hồng y Chủ tịch Ủy ban Công Lý Hoà Bình.

Từ năm 90 thì hai bên chính thức đồng ý sẽ có những cuộc gặp gỡ chung; từ đó đến nay có hơn chục cuộc gặp và hai bên đồng ý theo hướng đó.

Trong năm 2005, thì hồng Y Bộ trưởng Bộ truyền giáo của Vatican có đến Việt Nam và tiếp xúc với phía chính quyền.

Việt Nam trải qua chiến tranh rất lâu nên có nhiều tồn tại. Về cơ sở tôn giáo thì không riêng gì của công giáo,chúng tôi có chính sách như luật đất đai, trong đó nói rằng chính quyền các cấp chủ yếu là UBND tỉnh căn cứ vào chính sách tôn giáo, quỹ đất địa phương và nhu cầu sinh hoạt tôn giáo để xem xét cấp quyền sử dụng đất cho tổ chức tôn giáo để phục vụ cho mục đích sử dụng tôn giáo lâu dài mà không thu tiền sử dụng đất.

Trong những năm trước trong các chuyến đến Italia của các quan chức chính phủ Việt Nam đều có đến Vatican, và hai phía đều theo chủ trương là hướng về phía trước vì lợi ích chung.

Gia Minh: Nhưng nay là cuộc gặp giữa hai người đứng đầu hai chính phủ?

Ông Nguyễn Thế Danh: Điều này thể hiện thiện chí của Việt Nam theo chính sách ngoại giao là làm bạn, đối tác tin cậy với các quốc gia khác trên thế giới.

Thứ hai thể hiện sự tôn trọng của Việt Nam với Vatican, và khẳng định các cuộc viếng thăm thường xuyên là đúng đắn và đúng hướng, và hai bên sẽ đi theo đuờng hướng đó.

Gia Minh: Vậy mối quan tâm giữa hai phía là vấn đề gì, và được giải quyết ra sao?

Ông Nguyễn Thế Danh: Trước hết gặp gỡ là hiểu nhau hơn, đặc biệt là trong tình hình hiện nay dù các quốc gia có tôn giáo hay không tôn giáo cũng phải hợp tác với nhau. Trong hơn chục lần gặp nhau vừa qua thì hai phía bàn về vấn đề nhân sự các giám mục đứng đầu các giáo phận, rồi vấn đề các chủng viện, việc giáo hội tham gia hoạt động từ thiện xã hội, vấn đề đào tạo trong giáo dục.

Bạn nghĩ gì về sự kiện Thủ tướng VN gặp gỡ Đức Giáo Hoàng và mối quan hệ Vatican - Hà Nội? Hãy gửi đến Ban Việt Ngữ ý kiến của bạn. email: Vietweb@rfa.org

Gia Minh: Đối với giáo hội công giáo thì có nhiều cơ sở được mượn từ năm 1975, nay người ta muốn trả lại thì nay được giải quyết thế nào?

Ông Nguyễn Thế Danh: Việt Nam trải qua chiến tranh rất lâu nên có nhiều tồn tại. Về cơ sở tôn giáo thì không riêng gì của công giáo,chúng tôi có chính sách như luật đất đai, trong đó nói rằng chính quyền các cấp chủ yếu là UBND tỉnh căn cứ vào chính sách tôn giáo, quỹ đất địa phương và nhu cầu sinh hoạt tôn giáo để xem xét cấp quyền sử dụng đất cho tổ chức tôn giáo để phục vụ cho mục đích sử dụng tôn giáo lâu dài mà không thu tiền sử dụng đất.

Nghĩa là nhà nước Việt Nam căn cứ vào nhu cầu thực tế của sinh hoạt tôn giáo và quỹ đất địa phương đáp ứng tối đa có thể được trong phạm vi của mình cho đất xây dựng cơ sở thờ tự đáp ứng nhu cầu của nhân dân không phụ thuộc vào trước – sau; không lệ thuộc vào sức ép, vào quá khứ nào.

Chỉ theo nhu cầu thực tế của của ngừoi dân. Còn những nơi mượn có giấy tờ thì phải trả lại; đó là mặt đạo lý chứ không riêng gì về tôn giáo đâu.

Gia Minh: Cám ơn ông Nguyễn Thế Danh, phó ban Tôn giáo Chính phủ đã đồng ý trả lời cho cuộc phỏng vấn này.