Gia Minh, phóng viên RFA
Trong một chương trình trước, chúng tôi gửi đến quí thính giả một số ý kiến của ông Nguyễn Khắc Mai, nguyên trưởng ban nghiên cứu, Ban dân Vận Trung ương, về cuộc bầu cử quốc hội khoá 12 sắp đến.

Trong chương trình này, mời quí vị nghe một số nhận định của ông Nguyễn Khắc Mai về tình hình hội nhập của Việt Nam và nhận xét về giới trí thức trong nước, qua cuộc mạn đàm với Gia Minh sau đây.
Ông Nguyễn Khắc Mai: Hội nhập không phải bây giờ mới bắt đầu. Cha ông ta cũng đã biết hội nhập. Trong thế giới cũ ta hội nhập với văn hoá Á Đông, Ấn Độ để hình thành dân tộc. Rồi đầu thế kỷ 20, vấn đề hội nhập đặt ra rất lớn chứ. Trong tình hình hội nhập với chặng đường mới mình phải tính toán thế nào là điều đáng lo, mình đã sẵn sàng trrong hội nhập chưa?
Gần đây người ta không chỉ nói đền điều mừng vui mà còn đề câp đến những lo lắng, ví dụ như hiện tượng cậu sinh viên Hàn Quốc khi giết mấy chục người thì dấu hiệu ấy ấy ở Việt Nam có không?
Người ta đưa ra là con cái những con cái quan chức là mafia, đâm chem., tù tội… thì tôi rất lo về chuyện này. Lo nhưng không bi quan.
Gia Minh: Ngoài mối lo đó thì ông còn có những trăn trở lớn gì nữa?
Ông Nguyễn Khắc Mai: Phải có một tổng kết nghiêm túc về lịch sử, về xây dựng thiết chế quốc gia mình. Có biết bao nhiêu bài học có cái đúng và cái sai một cách nghiêm túc. Phải huy động được trí tuệ của giới trí thức tham gia cho nó bài bản, nghiêm túc, văn minh, cho xứng đáng văn hiến của cha ông ngày trước. Phải mời gọi.
Phải có một tổng kết nghiêm túc về lịch sử, về xây dựng thiết chế quốc gia mình. Có biết bao nhiêu bài học có cái đúng và cái sai một cách nghiêm túc. Phải huy động được trí tuệ của giới trí thức tham gia cho nó bài bản, nghiêm túc, văn minh, cho xứng đáng văn hiến của cha ông ngày trước. Phải mời gọi.
Gia Minh: Có ý kiến là lãnh đạo chưa thực tâm mời gọi những trí thức tâm huyết tham gia?
Ông Nguyễn Khắc Mai: Trước đại hội X tôi có bài báo nói rằng là nước ta chưa hình thành được một lực lượng trí thức tự do, phi công chức. Họ họat động tự chủ tự cường và tự thành ra trí tuệ của xã hội và lãnh đạo phải biết tìm tòi đến họ để hỏi ý kiến, suy nghĩ. Bất hạnh của chúng ta là thiếu một đội ngũ trí thức như thế.
Trí thức của chúng ta bị cộng chức hoá rồi. Tôi nêu ra ví dụ là gần đây khi Ông Nguyễn Minh Triết gặp giới trí thức thuộc Liện hiệp các Hiệp hội Khoa học Việt Nam thì họ cầu xin Đảng Nhà nước cho chế độ tốt hơn, cầu xin cho chế độ phản biện tức đóng góip ý kiến. Vì sao phải cầu xin?
Vì họ là công chức. Nếu có lực lượng trí thức tự do thì không phải cầu xin; họ phải hành nghể và xã hội phải đóng góp cho họ sống. Thứ nữa là họ trưởng thành và trở thành trí tuệ tập thể của dân tộc để có thể phản biện, định hướng để tạo ra những giá trị tinh thần, văn hoá của cả một dân tộc. Cái ta cần là cái đó.
Chúng ta thiếu những điều kiện đó là do bản thân giới trí thức, và giới lãnh đạo chính trị. Cha ông ta đã nói mấy thế kỷ rồi: các ‘thánh chúa minh vương’ phải làm không biết đến đâu là cùng để cho hiện tại nảy nở. Mà theo tôi hiện tại là một đội ngũ trí thức iểu như vậy.
Gia Minh: Cám ơn ông đã dành cho chúng tôi cuộc nói chuyện vừa rồi.
Quí thính giả vừa nghe một số nhận định của ông Nguyễn Khắc Mai, nguyên vụ trưởng Vụ Nghiên cứu, Ban Dân vận Trung ương, nói về vấn đề hội nhập và tầng lớp trí thức Việt Nam hiện nay qua cuộc mạn đàm giữa Gia Minh và ông Nguyễn Khắc Mai.
Vào một chương trình tới, chúng tôi gửi đến qúi thính giả phần cuối cuộc mạn đàm, trong đó ông Nguyễn Khắc Mai đưa ra một số nhận định về giới trẻ Việt Nam hiện nay.
Theo dòng câu chuyện:
- Ông Nguyễn Khắc Mai: Hiện tượng ứng cử tự do hiện nay chỉ mới là cái ‘mầm’ thôi (phần 1)
- Ông Nguyễn Khắc Mai nói về giới trẻ Việt Nam và trách nhiệm đối với đất nước (phần 3)