Gia Minh, phóng viên RFA
Trong một chương trình phát thanh trước, chúng tôi gửi đến quí thính giả phần hai cuộc mạn đàm giữa biên tập viên Gia Minh và ông Nguyễn Khắc Mai, nguyên Vụ truởng Vụ Nghiên cứu, Ban Dân vận Trung ương.

Hôm nay mời quí thính giả theo dõi phần cuối cuộc mạn đàm, trong đó ông Nguyễn Khắc Mai đưa ra một số nhận xét về giới trẻ Việt Nam hiện nay.
Gia Minh: Trong giới trí thức có những người trẻ được học hành, tiếp cận với thế giới bên ngoài. Ông lo lắng về hiện tượng một sinh viên Hàn Quốc ở Hoa Kỳ giết bạn. Ông thấy giới trẻ Việt Nam hiện nay có bị công chức hoá như lới đi trước và họ có thể đóng góp gì cho giai đọan hiện nay?
Ông Nguyễn Khắc Mai: Trong một bài báo viết cho Báo Sinh Viên tôi nói rằng giới trẻ có nhiều yếu tố và ưu điểm, và trong họ có dấu hiệu đẹp về năng lực và ý thức về đổi mới. Cách đây mười mấy năm tôi có chứng kiến một cuộc tranh luận giữa sinh viên với lãnh đạo nhà tường về việc đổi mới môn chính trị học.
Tôi thấy họ thông minh và dự cảm của họ rất nhạy bén. Tôi hy vọng chính họ là lực lượng góp phần hiện nay. Gần đây khi nói về vấn đề chèo ra biển lớn tôi có nói là ra biển lớn phải dọn dẹp ao nhà; đó là nội tình quê nhà. Chính giới trẻ sẽ làm việc đó; vượt lên trên giới già của chúng tôi để làm việc đó. Mà họ phải truởng thành, khôn ngoan, trí tuệ, văn hoá, đạo đức thì sẽ làm được.
Gia Minh: Dường như đa phần vẫn chưa có được chuẩn đó?
Ông Nguyễn Khắc Mai: Hy vọng cái mới sẽ lớn lên dần dần. Đã có mầm mống và tôi hy vọng nó sẽ phát triển. Gần đây tôi có đọc một số bài viết của thanh niên thì thấy họ chững chạc đàng hoàng lắm.
Tôi thấy họ thông minh và dự cảm của họ rất nhạy bén. Tôi hy vọng chính họ là lực lượng góp phần hiện nay. Gần đây khi nói về vấn đề chèo ra biển lớn tôi có nói là ra biển lớn phải dọn dẹp ao nhà; đó là nội tình quê nhà. Chính giới trẻ sẽ làm việc đó; vượt lên trên giới già của chúng tôi để làm việc đó. Mà họ phải truởng thành, khôn ngoan, trí tuệ, văn hoá, đạo đức thì sẽ làm được.
Trước đây khi còn làm biên tập một tờ báo tôi có đọc một bài thuyết trình của một sinh viên về đề tài ‘Nếu tôi làm chủ tịch UN Thành phố Huế thì sẽ làm gì?’ Anh ta nói rất đàng hoàng, đề cập đến nhiều vấn đề. Những rất tiếc anh ta đã đi Y khoa để kiếm sống. Nếu ta có đầu tư để đào tạo anh ta thành người quản lý chính sách sau này thì tốt biết bao. Hiện nay đó là một trong những vấn đề phải tính toán.
Gia Minh: Về mặt giáo dục Việt Nam thì người ta nói còn nhiều vấn đề lắm?
Ông Nguyễn Khắc Mai: Hiện người ta đang tìm cách cải tổ. Nhưng phải vừa tạo điều kiện vật chất vừa tạo thiết chế để phát huy năng lực người trong ngành giáo dục. Còn nhiều vấn đề lung tung và lộn xộn nên đưa đến những tiêu cực trong lĩnh vực này.
Gia Minh: Quá nhiều vấn đề thì phải gỡ mối từ đâu?
Ông Nguyễn Khắc Mai: Tùy từng người thôi. Như vòng tròn vì đứng ở đâu thì thấy ở đó. Nhưng sự vật đã hình thành rồi thì nói bắt đầu từ một điểm là không đúng. Nhưng từng giáo viên phải biết sửa đổi thế nào, lãnh đạo sửa đổi ra sao…
Hiện nay kêu gọi đạo lý chung chung hơi nhiều, còn bắt tay đi vào nghiên cứu giải quyết thì chưa. Tôi định viết một bài là mỗi người kể cả lãnh đạo phải tìm ra một lĩnh vực rồi đầu tư công sức để giải quyết dứt điểm trong một thời gian nào đó. Còn bây giờ thì chỉ hô nhau thôi.
Gia Minh: Cám ơn ông đã dành cho cuộc nói chuyện vừa rồi.
Theo dòng câu chuyện:
- Ông Nguyễn Khắc Mai: Hiện tượng ứng cử tự do hiện nay chỉ mới là cái ‘mầm’ thôi (phần 1)
- Ông Tình hình hội nhập của Việt Nam và giới trí thức trong nước (phần 2)