Phỏng vấn mục sư Ngô Hoài Nỡ về việc hội thánh bị chính quyền gây khó dễ
2006.03.10
Đỗ Hiếu, phóng viên đài RFA
Nhà chức trách quận nhì thành phố Hồ Chí Minh cuối tháng hai và đầu tháng ba vừa qua đã phái công an đến giải tán buổi thờ phượng Chúa tại một nhà thờ thuộc Liên Đoàn Truyền Giáo Phúc Âm Việt Nam. Nhân viên an ninh xét hỏi giấy tờ tùy thân của các tín hữu và buộc tội mục sư quảng nhiệm hội thành là phá rối trị an, truyền giảng đạo bất hợp pháp.

Ban Việt Ngữ chúng tôi liên lạc với nhà thờ vừa nói và gặp mục sư Ngô Hoài Nỡ. Xin mục sư cho thính giả đài chúng tôi biết thêm chi tiết về việc hội thánh bị làm khó dễ trong buổi sinh hoạt tôn giáo mới đây?
Mục sư Nỡ thuật lại rằng trong khi đang cử hành thánh lễ tại nhà thờ Emmanuel ở quận nhì Saigon vào chủ nhật 26 tháng 2 năm 2006 vừa qua thì ông Nguyễn Văn Nghĩa, phó chủ tịch phường sở tại hướng dẫn một toàn công an đến làm ồn và yêu cầu những người hiện diện lúc ấy phải giải tán. Theo giải thích của nhân viên công lực thì đây là một buổi nhóm họp bất hợp pháp.
Vẫn theo lời mục sư Ngô Hoài Nỡ thì các tín hữu của ông bị xét hỏi giấy chứng minh nhân dân, bị công an chận xe họ lại. Có xô xát giữa hai bên nên một vài tín hữu bị thương nhẹ không đánh kể.
Riêng cá nhân ông thì mục sư Nỡ bị buộc phải ký vào biên bản nhận tội tổ chức thờ phượng Chúa bất hợp pháp và gây xáo trộn trật tự xã hội.
Mục Sư Ngô Hoài Nỡ nhấn mạnh với đài Á Châu Tự Do rằng, nhà nước chủ trương tôn trọng tự do tôn giáo và vẫn thường xuyên giải thích với quốc tế như vậy, tuy nhiên qua việc làm như vừa kể của công an quận nhì thì sinh hoạt tôn giáo tại Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn và lắm giới hạn.
Bạn nghĩ gì về việc này? Xin email về Vietweb@rfa.org
Mục sư Nỡ nói là theo chỗ ông biết thì các tôn giáo khác như giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất, giáo hội Thiên Chúa giáo, Hoà Hảo, Cao Đài vẫn gập khó khăn và bị đàn áp. Chỉ những tôn giáo được chánh phủ chính thức công nhận thì mời được hoạt động, những tôn giáo ngầm đều bị triệt để ngăn cấm.
Mục sư Ngô Hoài Nỡ bày tỏ sự tin tưởng vào mạng lưới thông tin toàn cầu, vào các cơ quan truyền thông đại chúng quốc tế, vì theo ý kiến của ông những phương tiện hiện đại này hàng ngày cung cấp cho người dân Việt tin tức cập nhật về thời sự diễn ra khắp thế giới.
Nhờ sự hiểu biết đó mà người dân trong nước biết rõ đâu là sự thật, điều đó giúp họ dám nói thẳng, không sợ sệt nửa mà mạnh dạn bày tỏ nguyện vọng tự do, dân chủ của mình.
Mục sư Nỡ mong mỏi đất nước Việt Nam sẽ thật sự đổi mới, chánh quyền tôn trọng tự do tôn giáo và mọi sinh hoạt tín ngưỡng được sớm phục hoạt.
Theo dòng sự kiện:
- Ý kiến của chính quyền địa phương về vụ việc Mục sư Ngô Hoài Nở
- Mục sư Nở bị công an theo dõi và quấy rối sau khi trả lời phỏng vấn đài RFA
Những bài liên quan
- Sư cô Thích Nữ Thông Mẫn bị trục xuất ra khỏi chùa Địch Quang
- Truyền đạo Phạm Ngọc Thạch được trả tự do sau khi mãn hạn tù
- Cộng đồng người Việt tại Úc biểu tình phản đối việc bắt giữ HT Thích Quảng Độ
- Hoà thượng Thích Quảng Độ thuật lại chi tiết chuyến đi Bình Ðịnh bất thành (phần 2)
- Tường trình chi tiết vụ bắt giữ Hoà thượng Quảng Độ tại nhà ga Sài Gòn
- Hoà thượng Thích Quảng Độ thuật lại chi tiết chuyến đi Bình Định bất thành (phần 1)
- Hội thánh Tin Lành Darlak bị chính quyền gây khó khăn trong sinh hoạt
- 5 tín đồ Phật giáo Hòa hảo ở An Giang bị chuyển ra nhà tù Xuân Lộc
- Tín đồ Tin Lành ở Ðại Lộc, Quảng Nam liên tục bị bắt bớ, xách nhiễu
- Việt Nam mở hội nghị tổng kết công tác tôn giáo 2005
- Tình hình tôn giáo tại Việt Nam trong năm 2005 (phần 3b)
- Tình hình tôn giáo tại Việt Nam trong năm 2005 (phần 3a)
- Tình hình tôn giáo tại Việt Nam trong năm 2005 (phần 6)
- Tình hình tôn giáo tại Việt Nam trong năm 2005 (phần 5)
- Tình hình tôn giáo tại Việt Nam trong năm 2005 (phần 4)
- Tình hình tôn giáo tại Việt Nam trong năm 2005 (phần 3)
- Tình hình tôn giáo ở Việt Nam trong năm 2005 (Phần 2)
- Tình hình tôn giáo ở Việt Nam trong năm 2005 (phần 1)
- Mục sư Trần Đình Ái trả lời phỏng vấn RFA trong lúc đang bị chận giữ tại Tân Sơn Nhất
- Đại lễ kỷ niệm 30 năm GHPGVNTN vận động cho tự do tôn giáo, nhân quyền và dân chủ tại Việt Nam (II)