Giáo sư Phạm Cao Dương nói về tình hình giảng dạy tiếng Việt ở hải ngoại

Nhà văn Hoàng Khởi Phong

Thưa quý thính giả, một tình hình đáng quan ngại đối với các tạp chí Văn Học hải ngoại là số độc giả dần dần giảm sút. Những độc giả lớn tuổi thì già yếu đi trong khi giới trẻ rành rẽ tiếng Việt và muốn đọc sách báo văn học tiếng Việt thì chưa đủ để điền thế. Từ đó, vấn đề phải tìm hiểu là các trung tâm dậy tiếng Việt hoạt động thế nào và đã đem lại những thành quả gì.

0:00 / 0:00

Trong tạp chí tuần này, nhà văn Hoàng Khởi Phong trao đổi với giáo sư Phạm Cao Dương, một nhà nghiên cứu và cũng là một nhà giáo, hiện đang sinh sống tại miền nam California.

Kính thưa quý thính giả, Chương trình Văn Học Truyền Thanh kỳ này đến với quý vị với sự tham dự của Giáo Sư Phạm Cao Dương, một nhà giáo tận tụy với nghề suốt từ khi tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm ở Sài Gòn vào đầu thập niên 60, tới nay đã hơn bốn chục năm trường.

Tháng Tư năm 75, giáo sư Phạm Cao Dương may mắn rời khỏi được đất nước trong những giờ phút cuối cùng của mền Nam. Đạt chân tới nước Mỹ ông có một thời gian ngắn gián đoạn nghề dậy học, nhưng bù vào đó ông cắp sách đến trường để hoàn tất những học vị cần thiết cho việc quay lại với nghề dậy học cũ của mình. Ông sinh ra để đi học và đi dậy.

Khi đi học ông đã tốt nghiệp tại các trường DHSP, DHVK Sai Gon, và đã tốt nghiệp Tiến Sĩ Sử đại học Paris. Ông đã từng giảng dậy tại các trường Sư Phạm, Văn Khoa Sai Gon và la giáo sư thỉnh giảng tại các đại học Đà Lạt, Huế, Cần Thơ, Vạn Hạnh, Cao Đài. Ông may mắn không bị kẹt lại Việt Nam sau năm 75, và ngay khi đặt chân tới Mỹ, ông là một trong số thật hiếmcác giáo sư còn giữ được nghề thầy của mình cho tới khi về hưu.

Tuy đã đến tuổi nghỉ hưu, nhưng giáo sư Phạm Cao Dương vẫn còn dậy một số lớp tại các trường đại học có đông sinh viên Việt Nam ở Nam Cali. Ông đã từng giảng dậy các môn lịch sử, văn hóa và ngôn ngữ Việt trong gần ba chục năm qua tại các trường UCI, UCLA, Cal State Long Beach, Santa Ana College…

Hoàng Khởi Phong: Thưa giáo sư Phạm Cao Dương, xin giáo sư cho biết những điều thuận lợi và bất thuận lợi trong giảng dậy tiếng Việt và các môn học liên quan tới Việt Nam?

Giáo sư Phạm Cao Dương: Trước khi người Việt đến tị nạn tại Hoa Kỳ, thì ở đây đã có rất nhiều sắc dân khác đã đến tị nạn trước người Việt, mà đặc biệt nhất các sắc dân Nam Mỹ, nói chung một ngôn ngữ là tiếng Tây Ban Nha. Người Việt nói chung đã nương vào các cuộc vận động thành công trước của những sắc dân này, để từ đó lách dần cái cánh cửa tại các trường trung, đại học nơi có đông con em người Việt theo học.

Các tổ chức văn hóa của người Việt, được một số cựu giáo chức tiếp tay sau cùng cũng đạt được một vài kết quả khả quan. Ở bậc trung học thì có chương trình song ngữ với các giáo chức người Việt phụ giúp cho các học sinh còn kém Anh Ngữ hiểu được bài vở trong lớp. Ở bậc đạị học thì sau một thời gian vận động khá dài, các môn lịch sử, văn hóa và ngôn ngữ Việt được đem giảng dậy tại một số trường đại học torng vùng này.

Các môn học này đều được tính thành tín chỉ cho việc thi tốt nghiệp các học vị ở đại học. Riênh về các em tiểu học thì việc giảng dậy tiếng Việt hầu như hoàn toàn do các trung tâm Việt Ngữ tự đảm nhận để cho con em mình không quên tiếng Việt và chữ Việt

Hoàng Khởi Phong: Theo giáo sư thì người Việt đã phải có những vận động khá lâu trước khi tiếng Việt được đau vào giảng dậy tại các trường học?

Giáo sư Phạm Cao Dương: Các cuộc vận động này do nhiều đoàn thể, nhiều tổ chức văn hóa, cùng phụ huynh học sinh được diễn ra khi thì âm thầm vài người, khi thì đông đảo lập thành các phái đoàn xin tiếp xúc với các nhân vật có thẩm quyền trong ngành giáo dục.

Phải nói là người Việt đã thành công nhờ váo các cuộc vận động trước của nhiều sắc dân cùng nói tiếng Tây Ban Nha. Ngoài ra việc nhanh chóng hình thành một cộng đồng lớn mạnh cũng hậu thuẫn khá nhiều cho việc tiếng Việt nhanh chóng được đưa vào giảng dậy trong các trường trung và đại học.

Vừa rồi là phần đầu cuộc trao đổi giữa nhà văn Hoàng Khởi Phong và giáo sư Phạm Cao Dương về tình hình dậy và học tiếng Việt tại Hoa kỳ kể từ khi hình thành cộng đồng người Việt tại quốc gia này. Kỳ tới, đề tài trao đổi sẽ là, một số vấn đề liên quan đến cách học và cách dạy tíêng Việt tại Hoa kỳ. Mong quý thính giả đón nghe.