Hội nghị bàn về phương án giải quyết những tồn động của ngành sư phạm

0:00 / 0:00

Mặc Lâm, phóng viên đài RFA

Trong nổ lực cải tổ giáo dục, hôm 29 tháng 12 vừa qua, một hội nghị về các trường Đại Học sư phạm đã được tổ chức tại Hà Nội để bàn về những cải cách cũng như phương án giải quyết những tồn động mà ngành đang gặp phải. Mặc Lâm có bài phỏng vấn Giáo Sư Võ Tòng Xuân, hiệu trưởng trường Đại Học An Giang về vấn đề này mời quý vị theo dõi.

BillGateStudent200.jpg
Sinh viên trường Đại học Hà Nội chào đón tỷ phú Bill Gate trong chuyến viếng thăm Việt Nam hôm 22-4-2006. AFP PHOTO

Mặc Lâm: Trong kỳ hội nghị các trường sư phạm vừa rồi theo ý giáo sư thì quyết định nào được giáo sư cho là ý nghĩa nhất?

Giáo sư Võ Tòng Xuân: Nói chung hội nghị này đã nêu ra nhiều vấn đề, những khó khăn của ngành sư phạm từ trước đến giờ. Cái mà tôi tâm đắc nhất là những nhận định của Bộ Giáo Dục về những yếu kém trong mặt đào tạo trong ngành sư phạm từ trước đến nay.

Hội nghị cũng đưa ra một hướng để qua đó thực hiện trong thời gian tới. Tuy nhiên tôi thấy việc thực hiện rất khó khăn vì chỉ tiêu đưa ra quá cao, chẳng hạn như cái chỉ tiêu đứng lớp của trường sư phạm trong vòng 10 năm nữa, tức là khoảng 2015 số người dứng lớp của trường sư phạm phải có bằng tiến sĩ là 70% và qua đến năm 2020 thì số người có bằng tiấn sĩ đứng lớp phải 100% điều này tôi rất tâm đắc nhưng tôi nghĩ là rất khó làm, vì trình độ của chúng ta hiện nay còn rất khó khăn.

Vấn đề kế tiếp là ban lãnh đạo hội nghị chưa có kết luận cụ thể hướng đến cách sắp xếp trường sư phạm bằng cách nào. Tuy nhiên theo tôi thấy cho những trường sư phạm trở thành trường đa ngành là đúng với xu thế thời đại.

Tôi có đề nghị ở mỗi tỉnh có trường đại học thì trường này nên hoạt động như một trường đại học cộng đồng thay vì như một trường đại học hàn lâm, có nghĩa là có nghiên cứu chuyên sâu.

Mặc Lâm: Theo chỗ chúng tôi được biết Giáo Sư có một đề nghị rất gần với cách giáo dục của các nước tây phương hiện nay đó là trường sư phạm nhận những sinh viên đã tốt nghiệp đại học tiếp tục học thêm một năm nữa trong ngành sư phạm thay vì nhận những học sinh vừa tốt nghiệp phổ thông. Xin Giáo sư cho biết thêm về vấn đề này.

Vấn đề kế tiếp là ban lãnh đạo hội nghị chưa có kết luận cụ thể hướng đến cách sắp xếp trường sư phạm bằng cách nào. Tuy nhiên theo tôi thấy cho những trường sư phạm trở thành trường đa ngành là đúng với xu thế thời đại.

Giáo sư Võ Tòng Xuân: Chúng ta cần phải mạnh dạn chuyển sang một tư duy mới có nghĩa chúng ta bắt đầu nhận đầu vào là những người tốt nghiệp đại học thay vì trung học như hiện nay.

Làm điều này chúng ta nâng trình độ giảng dạy của các giảng viên và tiết kiệm được rất nhiều cho việc cấp kinh phí cho sinh viên sư phạm, vì hiện nay kinh phí cho các em rất nặng cho ngân sách giáo dục ví nhà nước bao cấp 4 năm cho sinh viên trong mọi hoạt động từ việc ăn ở đến học phí.

Mặc Lâm: Theo như chúng tôi được biết Bộ giáo Dục và Đào Tạo cấp cho mỗi trường sư phạm trọng điểm một ngân khoản là 200 tỷ cho bốn năm sắp tới, theo giáo sư thì số tiền này có đủ để trang trãi những chi phí cần thiết không?

Giáo sư Võ Tòng Xuân: Tôi nghĩ là hai trăm tỷ không đủ nếu chúng ta để những trường sư phạm như hiện nay, ngay như trường đại học An Giang cũng cần cho mỗi năm là 50 tỷ mà suốt 10 năm mới xây dựng xong vì vậy số tiền 200 tỷ không thể nào giải quyết được nhu cầu.

Mặc Lâm: Xin cảm ơn Giáo sư.