Điêu khắc gia trẻ Ưu Đàm nói về sự liên hệ hỗ tương giữa người sáng tác và giới thưởng thức
2007.07.16
Mặc Lâm, phóng viên đài RFA
Chương trình Văn Học Nghệ Thuật tuần này Mặc Lâm mời quý thính giả theo dõi cuộc nói chuyện với Ưu Đàm, một điêu khắc gia trẻ hiện sinh sống tại Los Angeles, xoay quanh sự liên hệ hỗ tương giữa người sáng tác và giới thưởng ngoạn đối với nghệ thuật đương đại.
Ưu Đàm tốt nghiệp cao học mỹ thuật tại Trường Đại Học Mỹ Thuật New York năm 2005 chuyên ngành điêu khắc. Anh đã có nhiều cuộc triễn lãm trước đó tại các các trung tâm triễn lãm nổi tiếng của Mỹ từ những năm 2000 đến nay.
Giới phê bình mỹ thuật đánh giá cao nghệ thuật điêu khắc của Ưu Đàm qua nhiều sáng tác đầy tính sáng tạo và trên hết là những bức phá trong cách diễn đạt cũng như mở ra những chủ đề mang tính taboo của anh.
Trước khi tốt nghiệp văn bằng Master bộ môn Mỹ Thuật, Ưu Đàm đã từng học điêu khắc trong nước vì vậy cái nhìn của anh là cái nhìn của một người hoạt động mỹ thuật trẻ của cả hai phía. Mỹ thuật nói chung và điêu khắc nói riêng có lẻ là một ngành ít được người dân Việt chúng ta chú ý và đánh giá đúng mức những mặt được và chưa được của những người họat động trong lĩnh vực này.
Trong nổ lực đem ngành Mỹ thuật đến gần với người Việt hơn, và với mong mỏi người thưởng lãm Việt Nam sẽ có được những cái nhìn khác trước về họat động của những nghệ sĩ đã và đang đem hết sức mình âm thầm sáng tạo để góp những tinh hoa Việt vào kho tàng Mỹ Thuật thế giới.
Mặc Lâm bắt đầu câu chuyện với những ý tưởng so sánh giữa những người sáng tác trong và ngoài nước như sau.
Mặc Lâm: Là một người có kinh nghiệm điêu khắc ở Việt Nam trước khi sang Mỹ Ưu Đàm có nhận xét gì về nền điêu khắc nước nhà so với thế giới?
Điêu khắc gia Ưu Đàm: Có lẽ cách đây 10 năm thì sự khác biệt này rất lớn nhưng theo chỗ tôi được biết thì lớp trẻ sau này sự khác biệt này không còn bao nhiêu nữa.
Mặc Lâm: Theo kinh nghiệm của Ưu Đàm khi theo học để lấy bằng Master ở Mỹ thì chương trình học về Lịch Sử Mỹ Thuật Thế giới có nặng lắm không?
Điêu khắc gia Ưu Đàm: Chương trình cho văn bằng Master chú trọng nhiều đến nghệ thuật đương đại và những kỹ thuật để trưng bày tác phẩm trong phòng triển lãm hay viện bảo tàng.
Mặc Lâm: Những họa sĩ trong nước khi theo dõi những thông tin mỹ thuật thế giới thường vấp vào những trở ngại do kiến thức về lĩnh vực này yếu kém vì thiếu đào tạo, Ưu Đàm có thấy điều này rất khập khểnh không?
Điêu khắc gia Ưu Đàm: Tôi nghĩ là anh nói rất chính xác vì nền mỹ thuật hiện đại tương đối hướng về phương Tây nhiều hơn, vì vậy tất cả những hoạt động đều xảy ra tại đây do đó, người hoat động phải có mặt tại đây để tham gia vào những hoạt động như giới thiệu tác phẩm hay nói chuyện về mỹ thuật.
Nền điêu khắc thế giới đã tiến rất xa cả về chất liệu lẫn ý tưởng, Trong một bài nói chuyện ngắn ngủi không thể nào chuyển tải được hết những mảng chính của đề tài này. Mặc Lâm hy vọng trong những lần kế tiếp sẽ có những bài nói chuyện đào sâu hơn nữa mảnh đất trù phú và đầy bất ngờ này, kính mời quý vị đón theo dõi.
Các tin, bài liên quan
- Lễ hội đời sống dân gian do viện bảo tàng di sản văn hóa Smithsonian tổ chức
- Sách mới về Việt Nam thời giao chiến
- Nhà văn nữ Lý Lan, một cây viết có sức sáng tác đa dạng (phần 2)
- Nhà văn nữ Lý Lan, một cây viết có sức sáng tác đa dạng (phần 1)
- Charlie Trực Nguyễn, đạo diễn phim Dòng Máu Anh Hùng
- Bài thơ Con Cóc qua nhận định nhà phê bình văn học Nguyễn Hưng Quốc (phần 2)
- Bài thơ Con Cóc qua nhận định nhà phê bình văn học Nguyễn Hưng Quốc (phần 1)
- Nhà thơ, họa sĩ Ly Hoàng Ly
- Tạp chí văn chương mạng Da màu (phần 2)