Trà Mi, phóng viên đài RFA
Thêm một thành viên của khối dân chủ 8406, anh Trần Đình Nguyên, bị cơ quan công an Pleiku câu lưu thẩm vấn trong suốt 4 ngày liên tiếp, sau khi anh đến thăm mục sư Nguyễn Công Chính nhân chuyến đi Tây Nguyên hồi đầu tháng.

Cuối cùng, anh bị buộc phải viết giấy cam kết chấm dứt quan hệ với mục sư Chính, quản nhiệm giáo hạt Tin lành Mennonite ở Tây Nguyên cũng như không được liên hệ với giáo phái này.
Sau khi rời Tây Nguyên về đến Đồng Nai an toàn, anh Đình Nguyên đã cho Ban Việt Ngữ đài Á Châu Tự Do biết diễn tiến sự việc và nội dung các buổi thẩm vấn ấy. Trong câu chuyện trao đổi với Trà Mi, anh thuật lại chi tiết.
Anh Trần Đình Nguyên: Tôi có lên Pleiku thăm mục sư Nguyễn Công Chính vào ngày 2/9/2006. Tới ngày 4/9, khi về đến khách sạn làm thủ tục thanh toán tiền phòng thì cơ quan an ninh ập tới mời tôi về làm việc. Tôi yêu cầu họ cho biết lý do vì sao mời tôi và nội dung làm việc gì thì họ không trả lời, chỉ khống chế đưa tôi lên xe đưa về trụ sở công an tỉnh Gia Lai.
Ngày hôm đó, họ thẩm vấn tôi từ trưa tới 10h tối về mối liên hệ với mục sư Nguyễn Công Chính cũng như mục đích chuyến đi Tây Nguyên của tôi. Ngày hôm sau họ mời tôi lên làm việc tiếp từ 7h sáng đến 10h tối.
Trà Mi: Anh trình bày với họ như thế nào và lập luận của cơ quan an ninh ra sao?
Họ chỉ vào mặt tôi và nói là “Mày nói láo, tao bẻ răng mày”. Họ dùng lời lẽ hết sức khiếm nhã. Họ cho rằng tôi lên Pleiku liên hệ với ông Chính để phát triển hệ phái Tin lành Mennonite và đưa thông điệp của mục sư Nguyễn Hồng Quang cho mục sư Nguyễn Công Chính.
Anh Trần Đình Nguyên: Tôi nói rõ ràng là tôi biết ông Nguyễn Công Chính qua mạng Internet. Ông chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống và sinh hoạt tôn giáo. Qua đó, giữa một con người với con người, tôi cảm thấy trăn trở suy tư cho nên tôi đi thăm ông mục sư Chính với tư cách rất bình thường, nhưng mà họ không đồng ý.
Trà Mi: Thế họ có đưa ra những lý do vì sao họ nghi ngờ chuyến đi Tây Nguyên của anh?
Anh Trần Đình Nguyên: Họ chỉ vào mặt tôi và nói là "Mày nói láo, tao bẻ răng mày". Họ dùng lời lẽ hết sức khiếm nhã. Họ cho rằng tôi lên Pleiku liên hệ với ông Chính để phát triển hệ phái Tin lành Mennonite và đưa thông điệp của mục sư Nguyễn Hồng Quang cho mục sư Nguyễn Công Chính.
Trà Mi: Họ có đưa ra bằng chứng cụ thể cho những lập luận đó không, thưa anh?
Anh Trần Đình Nguyên: Dạ không. Tôi đòi bằng chứng rõ ràng thì họ liền lãng sang vấn đề khác. Điều tra mối liên hệ giữa tôi với mục sư Chính xong, họ xoay qua hỏi về liên hệ của tôi với linh mục Ánh ở Toà giám mục Kontum. Họ bảo rằng tôi có ý định lên đấy để cấu kết với những người trong Toà giám mục để lấy lại nhà thờ Hiếu Đạo mà nhà nước đã tịch thu đang làm nhà văn hoá thiếu nhi của thành phố Pleiku.
Tôi trả lời rằng tôi có nghe nói nhà thờ Hiếu Đạo bị nhà nước trưng thu. Tôi chỉ muốn lên thăm và tìm hiểu thôi chứ còn vấn đề lấy lại nhà thờ không nằm trong trách nhiệm của tôi. Nếu nói tôi lên đây để cấu kết với Toà giám mục Kontum để lấy lại khu đất của nhà thờ này thì hoàn toàn không có cơ sở.
Trà Mi: Đó là nội dung ngày làm việc thứ hai, còn hai ngày làm việc liên tiếp sau đó thì như thế nào?
Anh Trần Đình Nguyên: Sang ngày làm việc thứ ba, họ xoay quanh vấn đề của khối dân chủ 8406 cũng như điều tra mối liên hệ của tôi với linh mục Nguyễn Văn Lý, anh Phương Nam Đỗ Nam Hải, cũng như cụ Hoàng Minh Chính.
Họ quy rằng tôi đã tiếp xúc với những nhà dân chủ này cho nên tôi lên Pleiku hầu đem tư tửơng, thông điệp, và quan điểm của phong trào đấu tranh dân chủ lên vùng đất Tây Nguyên.
Họ quy rằng tôi đã tiếp xúc với những nhà dân chủ này cho nên tôi lên Pleiku hầu đem tư tửơng, thông điệp, và quan điểm của phong trào đấu tranh dân chủ lên vùng đất Tây Nguyên. Họ cho rằng việc tôi ký tên ủng hộ Tuyên ngôn tự do dân chủ 2006 là một hành động thiếu suy nghĩ, vì theo họ, tuyên ngôn ấy “sặc mùi phản động”. Và họ cho rằng tôi ký tên vào đó là bản thân tôi cũng có khuynh hướng như vậy.
Họ cho rằng việc tôi ký tên ủng hộ Tuyên ngôn tự do dân chủ 2006 là một hành động thiếu suy nghĩ, vì theo họ, tuyên ngôn ấy “sặc mùi phản động”. Và họ cho rằng tôi ký tên vào đó là bản thân tôi cũng có khuynh hướng như vậy.
Tôi khẳng định với họ vấn đề này là quyền công dân của tôi. Tôi có quyền đấu tranh đòi hỏi những quyền tự do cho người dân Việt Nam. Tôi yêu cầu họ nếu có gì sai trái thì họ cứ việc gút hồ sơ điều tra lại và đưa tôi ra toà, chứ tôi không thể tiếp tục làm việc với họ kiểu này, thời gian thẩm vấn mỗi ngày rất dài như thế gây ức chế tâm lý cho tôi.
Bước qua ngày làm việc thứ tư, họ yêu cầu và buộc tôi phải viết cam kết không liên hệ với hệ phái Tin lành Mennonite nữa.
Trà Mi: Trong suốt 4 ngày làm việc liên tiếp đó anh có được trở về nhà hay bị giữ lại ở cơ quan an ninh ?
Anh Trần Đình Nguyên: Về mặt hình thức thì họ nói rằng không giữ tôi ngày nào hết, nhưng thực tế thì họ câu lưu tôi ở Pleiku trong suốt 4 ngày. Họ không cho tôi liên hệ với gia đình cũng như không được tiếp xúc với bên ngoài. Lúc nào cũng có 3-4 nhân viên an ninh đi theo tôi rất sát, kể cả trong phòng ngủ cũng vậy.
Ngày làm việc cuối cùng 7/9/2006, họ yêu cầu tôi rời khỏi Pleiku ngay sau khi buổi thẩm vấn kết thúc. Sáng 8/9 tôi đã có mặt ở Sài Gòn và sau đó đi lên Lâm Đồng vào tối cùng ngày.
Tới ngày thứ hai, 11/9/2006, cơ quan an ninh tỉnh Lâm Đồng mời tôi lên làm việc trong 2 ngày. Ông trửơng phòng cơ quan an ninh thị xã Bảo Lộc cho tôi biết rằng an ninh Lâm Đồng nhận được thông báo của cơ quan bên Gia Lai về những hành vi của tôi nên họ mời tôi lên để làm rõ.
Trà Mi: Tức là cũng có liên quan đến nhau, ngay sau chuyến đi Tây Nguyên anh về lại địa phương thì anh được an ninh địa phương mời lên làm việc 2 ngày liên tiếp?
Anh Trần Đình Nguyên: Đúng vậy. Thú thật tinh thần của tôi bây giờ lúc nào cũng trong trạng thái rất bất an. Mình có cảm giác không được an toàn.
Trong lúc làm việc với họ tôi đã khẳng định rõ là một công dân, tôi có quyền tự do của mình, không ai có quyền cấm tôi không được làm việc này hay việc kia, trừ khi tôi đã bị toà án tuyên là có tội thì lúc đó tôi mới thi hành theo bản án đó mà thôi.
Trà Mi: Chúng tôi xin cảm ơn thời gian anh dành cho cuộc trao đổi hôm nay.