Gia Minh, phóng viên đài RFA
Chính khách tại nhiều quốc gia trên thế giới tiếp tục bày tỏ sự quan tâm đến tình hình nhân quyền tại Việt Nam. Vào trung tuần tháng 9 vừa qua,Thượng Nghị Sĩ Gary Humphries của Australia, đã có cuộc điện đàm với một trong những nhà ủng hộ cho dân chủ tại Việt Nam là ông Đỗ Nam Hải để tìm hiểu tình hình.

Sau đó,Thượng Nghị Sĩ Gary Humphries đã gửi một bức thư cho Thủ tướng Việt Nam, ông Nguyễn Tấn Dũng, để trình bày ý kiến về mối quan tâm đối với tình hình nhân quyền tại Việt Nam.
Để tìm hiểu thêm về quan điểm của cá nhân ông cũng như của chính giới Úc đối với vấn đề nhân quyền tại Việt Nam, Gia Minh hỏi chuyệnThượng Nghị Sĩ Gary Humphries. Trước hết, ông cho biết lý do quan tâm đến trường hợp của ông Đỗ Nam Hải.
Thượng Nghị Sĩ Gary Humphries: Tôi có biết về trường hợp của ông Đỗ Nam Hải và lấy làm quan ngại về cách thức mà nhà cầm quyền Hà Nội đối xử với ông này. Tôi thấy lo lắng là tình hình đó không hề được quốc tế biết đến.
Như thế cần phải thúc đẩy nhà cầm qyyền Việt Nam phải tuân thủ các tiêu chuẩn nhân quyền của thế giới mà họ từng chính thức lên tiếng ủng hộ. Chúng tôi cũng kêu gọi các nơi khác trên thế giới giám sát những vụ việc liên quan vẫn đang diễn ra tại Việt Nam.
Gia Minh: Còn sự quan tâm của những đồng nghiệp khác của ông đối với tình hình Việt Nam ra sao, thưa ông?
Thất vọng về lá thư giử TT Nguyễn Tấn Dũng
Tôi có biết về trường hợp của ông Đỗ Nam Hải và lấy làm quan ngại về cách thức mà nhà cầm quyền Hà Nội đối xử với ông này. Tôi thấy lo lắng là tình hình đó không hề được quốc tế biết đến. Như thế cần phải thúc đẩy nhà cầm quyền Việt Nam phải tuân thủ các tiêu chuẩn nhân quyền của thế giới mà họ từng chính thức lên tiếng ủng hộ. Chúng tôi cũng kêu gọi các nơi khác trên thế giới giám sát những vụ việc liên quan vẫn đang diễn ra tại Việt Nam.
Thượng Nghị Sĩ Gary Humphries: Có nhiều người trong quốc hội liên bang cũng như tiểu bang ở Úc quan tâm về tình hình Việt Nam. Mỗi khi có cuộc họp bàn về tình hình nhân quyền tại Châu Á thì họ đều nêu trường hợp Việt Nam ra, như vấn đề án tử hình, rồi việc đối xử với những thành phần đối kháng, cũng như đối xử của chính quyền Hà Nội với những vị lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất.
Gia Minh: Sau cuộc điện đàm với Phương Nam Đỗ Nam Hải, ông đã làm gì?
Thượng Nghị Sĩ Gary Humphries: Tôi đã viết một lá thư gửi cho Thủ tướng Việt Nam, nêu lên trường hợp của hai ông Đỗ Nam Hải và Phạm Hồng Sơn. Đây là hai trường hợp mà bản thân tôi là mộtThượng Nghị Sĩ Quốc hội Australia, và nhiều người dân Úc quan tâm.
Tôi yêu cầu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho chúng tôi biết họ đang làm gì để bảo vệ quyền con người cho hai nhân vật Đỗ Nam Hải và Phạm Hồng Sơn.
Gia Minh: Sau khi gửi thư đi, ông đã nhận được phúc đáp nào từ phía nhà cầm quyền Hà Nội chưa?
Thượng Nghị Sĩ Gary Humphries: Tôi không nhận được trả lời nào, cũng như trước đây tôi từng có một thư cho họ và cũng không có trả lời. Tôi không hy vọng gì họ sẽ trả lời thư tôi, vì thường họ không phúc đáp cho những thư như thế.
Thật đáng thất vọng vì không phải riêng bản thân tôi mà còn nhiều thành viên quốc hội Australia cũng quan tâm đến những vấn đề như thế tại Việt Nam.
Gia Minh: Trong tình huống đó thì ông có kế họach tiếp theo thế nào?
Thượng Nghị Sĩ Gary Humphries: Tôi nghĩ, điều quan trọng là chúng tôi phải cứ tiếp tục thúc dục những chính phủ tôn trọng nhân quyền khác trên thế giới về vấn đề liên quan tại Việt Nam. Cách thức là nêu lên những trừơng hợp cụ thể ra và đưa ra thảo luận một cách công khai thành tích nhân quyền của Việt Nam.
Không thể có rào cản về nhân quyền
Nếu nhà cầm quyền Hà Nội cứ tiếp tục cho rằng họ có thể che giấu những trường hợp như của ông Đỗ Nam Hải và Phạm Hồng Sơn thì thì chúng tôi sẽ nổ lực hết sức để công bố những trường hợp đó ra truớc công luận thế giới.
Tôi luôn có một thông điệp rõ ràng đối với chính quyền Hà Nội, đó là có sự hiện hữu của biên giới giữa các quốc gia trên thế giới mà người ta phải tôn trọng đường biên giới đó; thế nhưng không thể có rào cản cho những người thực hiện công tác giám sát quốc tế.
Gia Minh: Chính phủ Hà Nội thường có chủ truơng là nước ngoài không nên can thiệp vào chuyện nội bộ của họ, ông sẽ giải thích ra sao khi được thông báo như thế?
Thượng Nghị Sĩ Gary Humphries: Tôi luôn có một thông điệp rõ ràng đối với chính quyền Hà Nội, đó là có sự hiện hữu của biên giới giữa các quốc gia trên thế giới mà người ta phải tôn trọng đường biên giới đó; thế nhưng không thể có rào cản cho những người thực hiện công tác giám sát quốc tế.
Điều quan trọng là những chính phủ đã ký tham gia các công ước quốc tế phải tôn trọng những cam kết đã ký. Các chính phủ phải giải thích vì sao có những người dân của họ bị hạn chế quyền tự do mà dân chúng tại nước khác có quyền hưởng.
Gia Minh: Ông đã từng gặp phía chính quyền Hà Nội bao giờ để nêu vấn đề một cách trực tiếp?
Thượng Nghị Sĩ Gary Humphries: Tháng qua có đòan quốc hội Việt Nam sang Úc và tôi có dịp nói chuyện với họ, trình bày những quan ngại của bản thân tôi về thành tính nhân quyền của Việt Nam. Bất cứ lúc nào có dịp tiếp xúc với họ tôi đều nêu những vấn đề đó ra.
Lần đầu tiên tôi gặp họ chừng hai ba năm trước. Từ đó đến nay tôi nhận thấy là Hà Nội cũng cố giải thích cho thế giới về một số hành xử của họ, với mong muốn là cho thế giới thấy thành tích nhân quyền không tệ như người ta nói.
Người Việt và du học sinh ở Úc
Theo tôi thì cũng có ích khi đưa ra một qui trình buộc họ phải giải trình về tình hình nhân quyền của đất nước họ, bởi vì phải cho họ thấy là cả thế giới đang quan tâm.
Gia Minh: Ông có kế họach đến thăm Việt Nam?
Thượng Nghị Sĩ Gary Humphries: Chưa, nhưng tôi cũng muốn đến để tận mắt xem xét tình hình những người bất đồng chính kiến, nói chuyện với giới đó. Rồi có dịp nói chuyện trực tiếp với nhà cầm quyền Việt Nam về tình hình nhân quyền tại nước họ.
Bản thân tôi muốn công bằng trong khi nêu ra những chỉ trích đối với họ. Tôi muốn họ giải thích chứ còn như khi tôi gửi thư cho họ mà họ không trả lời thì họ không thể trách là tôi đã hiểu không đúng cho họ.
Theo tôi thì cũng có ích khi đưa ra một qui trình buộc họ phải giải trình về tình hình nhân quyền của đất nước họ, bởi vì phải cho họ thấy là cả thế giới đang quan tâm.
Gia Minh: Tại Úc có nhiều du học sinh Việt Nam sang học tập, ông có dịp nói chuyện với những thành phần đó không?
Thượng Nghị Sĩ Gary Humphries: Bản thân tôi chưa những cuộc gặp cá nhân với những du học sinh, nhưng tôi biết những cộng đồng tại đây luôn chú trọng công việc đó; họ tổ chức và duy trì những cuộc đối thọai với du học sinh Việt Nam.
Theo tôi, thì khi những du sinh đến Úc hay những quốc gia tự do khác ho đuợc tiếp xúc với những tư tưởng dân chủ thì họ sẽ có cơ hội hiểu ra vấn đề.
Gia Minh: Cám ơn Thuợng nghị sĩ Gary Humphries.
Theo dòng thời sự
- ThưThượng Nghị Sĩ Gary Humphries gửi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
- Hội luận giữaThượng Nghị Sĩ Gary Humphries và Phương Nam-Đỗ Nam Hải
- Thượng nghị sĩ Gary Humphries của Úc và vấn đề nhân quyền, dân chủ tại Việt Nam