Nhận định của UNHCR về vấn đề người Thượng hồi hương

Gia Minh, phóng viên đài RFA

Hôm 14 tháng 6 vừa qua, Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch công bố báo cáo mới về tình hình người dân tộc thiểu số Tây Nguyên bị đàn áp về tôn giáo và tuớc đọat đất đai phải lánh nạn sang Campuchia. Báo cáo nói số người hồi hương vẫn bị bắt bớ.

EthnicBoy150.jpg
Cậu bé người M'nong ở Dak Mil, Dak Lak. AFP PHOTO/ HOANG DINH NAM

Trong khi đó, theo Biên bản ghi nhớ mà Cao ủy Tỵ nạn của Liên Hiệp Quốc ký với chính quyền Hà Nội và Phnom Penh hồi đầu năm 2005 thì những nguời hồi hương sẽ không bị phân biệt đối xử.

Chưa từng thấy có người Thượng nào bị xách nhiễu

Gia Minh hỏi chuyện ông Vũ Anh Sơn, viên chức Cao ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc, văn phòng Hà Nội về vấn đề đó, và được ông cho biết:

Ông Vũ Anh Sơn: Suốt thời gian từ khi ký Bản ghi nhớ và đến nay thì chúng tôi chưa thấy có vấn đề chính quyền địa phương bắt bớ người trở về. Chúng tôi đã tiếp xúc đuợc với hơn 60% số người trở về trong số 200 nguời hồi hương.

Từ trước đến nay thì chưa bao giờ chúng tôi tiếp xúc đuợc với số người đông như thế. Tất nhiên chúng tôi tiếp tục lên Tây nguyên để giám sát chuơng trình này. Ngay cả viên chức cao cấp nhất của chúng tôi cũng đã lên Tây nguyên và chưa thấy vần đề gì.

Gia Minh: Việc đi giám sát là tự đi hay có phép chính quyền địa phương đi theo?

Ông Vũ Anh Sơn: Chúng tôi phải phối hợp với chính quyền vì Tây nguyên thì rộng lớn mà nguời hồi hương thì ở tản mát.

Suốt thời gian từ khi ký Bản ghi nhớ và đến nay chúng tôi chưa thấy có vấn đề chính quyền địa phương bắt bớ người trở về. Chúng tôi đã tiếp xúc được với hơn 60% số người trở về trong số 200 người hồi hương.

Trước đây khi có chương trình thuyền nhân hồi hương thì chúng tôi cũng theo phương pháp đó. Khi tiếp xúc thì không có mặt chính quyền địa phương.

Gia Minh: Nhưng người dân cũng biết là có sự theo dõi của chính quyền?

Người hồi hương đã nói những gì?

Ông Vũ Anh Sơn: Người ta biết. Những lần đầu thì người ta còn e ngại; nhưng sau thì họ cũng thắng thắn. Đôi khi họ phát biểu thẳng thắn khi có cả chính quyền địa phương; như thế chứng tỏ là họ không e ngại.

Gia Minh: Những điểm thẳng thắn đó là gì?

Ông Vũ Anh Sơn: Ví dụ như họ nói chưa nhận đuợc trợ cấp; thì chúng tôi hỏi chính quyền địa phương thì họ giải thích là đợt này chưa đuợc thì đợt sau. Còn nhà ở thì địa phuơng nói sẽ giúp nhưng họ lại nói là không cần. Chúng tôi thấy có sự thẳng thắn.

Gia Minh: Còn lý do ra đi?

Ông Vũ Anh Sơn: Đó là điều chúng tôi hỏi họ. Có người nói qua Kampuchia thì cuộc sống dễ hơn hay đòan tụ gia đình dễ hơn; nhưng khi sang đó mà không như vậy thì họ trở về.

Gia Minh: Hai lý do về tôn giáo và đất đai thì thế nào?

Ông Vũ Anh Sơn: Đúng là khi sang Kampuchia tiếp xúc thì họ đều nói hai lý do như vừa nêu. Thực ra khi hỏi lại thì không như vậy. Khi chúng tôi hỏi thì họ vẫn có đất đai, và họ có nhận định sai lầm là đất đai là của tổ tiên họ; nhưng đất đai là của quốc gia. Kki họ bán đất đi thì không còn đất canh tác.

Còn về vấn đề tôn giáo thì theo hiến pháp Việt Nam họ đuợc tự do tôn giáo; nhưng họ theo Tin Lành Đề Ga, mà Nhà nuớc Đề Ga và liên quan đến Fulro mà nhà nước Việt Nam thì không chấp nhận Fulro.

Hoạt động của Cao ủy Tị nạn LHQ

Bạn nghĩ gì về những nhận định của đại diện UNHCR về tình hình người Thượng Tây Nguyên? Xin email về Vietnamese@www.rfa.org

Gia Minh: Những địa phương mà UNHCR đã đến là đâu?

Ông Vũ Anh Sơn: Chủ yếu hơn 90% là ở Gia Lai và ba huyện nơi đó đó là Đức Cơ, Chư Sê và Ya rai. Kon tum chỉ có 6 người, Dak Lak 8 ngừoi, Daknong 12 nguời không nằm trong chuơng trình này vì họ về năm 2004.

Gia Minh: Ai cũng cho rằng giám sát thì không có chính quyền địa phương mới khách quan? UNHCR có yêu cầu mỗi lúc một cao hơn?

Ông Vũ Anh Sơn: Chúng tôi có bàn nhiều và địa phương thống nhất là khi chúng tôi tiếp xúc thì không có ai tiếp xúc với chúng tôi.

Chúng tôi nói là nếu không có chính quyền địa phuơng thì chúng tôi không thể tìm ra người hồi hương.

Gia Minh: Vậy thì vẫn rơi vào vòng lẩn quẩn là các tổ chức vẫn cho UNHCR làm không đến nơi đến chốn?

Ông Vũ Anh Sơn: Tôi nghĩ đó là một số thôi; chứ những tổ chức quốc tế thông qua ở Hà Nội và bản thân chúng tôi cũng thấy rằng đó là hợp lý. Chúng tôi nghĩ rằng nhập gia phải tùy tục và chúng tôi không thể làm hơn những gì cho phép.

Gia Minh: Xin cám ơn ông.