Nông dân trồng lúa thơm Jasmine kêu cứu
2006.02.03
Trường Văn, phóng viên đài RFA
Nông dân vùng đồng bằng sông Cửu Long được nhà nước khuyến cáo trồng nhiều lúa thơm Jasmine để bán được giá cao. Tuy nhiên đến khi bán vẫn không được giá. Trong khi đó chi phí bỏ ra để sản xuất ra loại lúa này lại rất cao.

Sản lượng và gía gạo thơm xuất khẩu giảm đã khiến nhiều gia đình nông dân lâm vào cảnh khó khăn. Trong năm qua giá gạo thơm xuất khẩu giảm từ 40 đến 60 đôla một tấn so với năm 2004. Hàng trăm ngàn tấn gạo thơm do nông dân sản xuất ra với hy vọng sẽ bán được giá cao nhưng đã lâm vào cảnh ứ hàng, rớt gía.
Chất lượng gạo
Theo phản ánh của nhiều nhà nhập khẩu, sở dĩ gạo Jasmine Việt Nam không được giá vì chất lượng gạo thơm Việt Nam không thơm, hạt cơm không dẻo, mùi thơm không giữ được lâu và hạt cơm bị cứng khi để nguội.
Tuy nhiên bà con nông dân chuyên trồng gạo thơm thì cho rằng các nhận xét vừa kể không đúng: “Gạo Jasmine ăn vẫn thơm, vẫn dẽo, không cứng.”
Một người tiêu thụ khác cũng có ý kiến tương tự: “Gạo vẫn dẽo, vẫn thơm.”
Đối với ý kiến của Tổng giám đốc Tổng công ty Lương Thực Việt Nam có trụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh cho rằng gạo Jasmine Việt Nam giảm giá vì tỉ lệ pha tạp lên đến từ 30 đến 40% thì bà con cho rằng lỗi không phải do ở họ: “Lỗi do những thương buôn và những người xuất khẩu.”
Giá lúa hạ, chi phí cao
Hiện nay do giá lúa Jasmine hạ trong khi chí phí lại cao nên bà con nông dân trồng lúa jasmine không có lợi được gì cả: “Giá lúa giống cũng như phân bón, thuộc trừ sau đều cao hơn các loại lúa thường.”
Một nông dân khác cho biết thêm là sở dĩ chi phí cao vì phải tốn tiền thuê thợ cấy: “Trồng lúa Jasmine phải cấy chớ không xạ.”
Bà con ước mong: “Nhà nước có biện pháp lôi giá lúa lên.”
Các chuyên gia về lúa gạo tại vùng ĐBSCL cho biết là sau gần 10 năm xuất khẩu gạo, Việt Nam vẫn còn xuất khẩu các loại gạo có phẩm cấp thấp. Gạo xuấtkhẩu của Việt Nam vẫn có giá thấp hơn gạo Thái Lan từ 30-40 đôla.
Việc chuyển sang trồng các loại lúa thơm là một nhu cầu bức thiết để nâng cao gía trị của gạo xuất khẩu vì diện tích lúa không tăng được và sản lượng gạo xuất khẩu chỉ trên dưới 4 triệu tấn mỗi năm.
Những bài liên quan
- Thị trường Mỹ chiếm 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam
- Ước vọng trong năm mới
- Đời sống nông dân Việt Nam trong năm 2005 vừa qua
- Năng lực sản xuất lúa gạo của Việt Nam (phần 2)
- Năng lực sản xuất lúa gạo của Việt Nam (Phần 1)
- Văn hóa Trà Việt Nam
- Phản ứng của doanh nghiệp Việt Nam trước những tiêu chí của EU (Phần 2)
- Niềm vui, nỗi buồn của người trồng cà phê trong những ngày gần Tết
- Liệu Việt Nam có thể trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020?
- Phản ứng của doanh nghiệp Việt Nam trước những tiêu chí của EU
- Việt Nam dự đoán sẽ xuất khẩu khoảng 5 triệu tấn gạo trong năm 2006
- Dân chúng Thái Lan biểu tình phản đối hiệp ước tự do mậu dịch với Mỹ
- Trung Quốc: một nông dân đánh bom tự sát ngay trụ sở Tòa án giết chết chủ tọa phiên tòa
- Ninh Thuận: Ốc Hương chết hàng loạt
- Năm 2005 Việt Nam xuất khẩu được 5.2 triệu tấn gạo
- Sông Thị Vải ô nhiễm: cá chết, người khóc
- Giá đường vào dịp cận Tết tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái
- Hậu quả của chương trình lúa-tôm
- Tổng kim ngạch xuất khẩu của thành phố Sài Gòn tăng hơn 26%
- Việt Nam cấp visa tự động cho một số mặt hàng xuất khẩu sang Mỹ