Biểu tình ở An Giang đòi trả tự do cho một người Khmer bị công an bắt giữ
2006.09.05
Nguyễn Bình, phóng viên RFA tại Phnom Penh
Mấy trăm người Khmer biểu tình ở Bạc Liêu, yêu cầu công an phải trả tự do cho một người bị bắt giam vì nghe nhạc và xem video của những người Khmer Krom ở hải ngoại. Phóng viên Nguyễn Bình từ Campuchia có bài tường trình về sự kiện này như sau.
Theo lời kể của một người dân ở huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang với cho Ban Khmer của Đài RFA hôm thứ thứ Bảy 2-9, biết công an địa phương đã bắt giam một người dân tộc Khmer tên là Chau Thươl, 32 tuổi.
Ông Chau Thươl bị bắt vào sáng 30 tháng 8, đến ngày 1-9 hàng chục người dân tộc Khmer ở xã An Cư, người cùng quê với ông Chau Thươl kéo nhau đến biểu tình ở trước văn phòng công an huyện.
Trước áp lực của người dân, công an huyện hứa sẽ trả tự do cho ông Chau Thươl vào ngày 2 tháng 9.
Tuy nhiên, đến sáng ngày 2 tháng 9, không thấy ông Chau Thươl về, những người dân tộc Khmer ở đây cho rằng bị chính quyền lừa dối, nên tiếp tục kéo nhau lên biểu tình một nữa, với số lượng người đông hơn ngày trước, khoảng chừng 300 người.
Theo các nhân chứng, đã có xô xát xảy ra trong lần biểu tình này, làm cho 4 công an huyện bị thương. Phía đoàn biểu tình thì có một bà cụ bị chấn thương ở vai.
Nguyên nhân bị bắt
Nguồn thông tin cho biết đến chiều ngày 2 tháng 9, văn phòng công an huyện Tịnh Biên bị đoàn biểu tình xông vào đập phá hết đồ đạc ở bên trong. Có một người trong đoàn dọa sẽ tự thiêu và đốt luôn văn phòng công an huyện. Nên ông Chau Thươl được trả tự do ngay tức khắc.
Nguồn tin cho biết, công an đã bắt giữ ông Chau Thươl vì ông này đã xem một cuốn VCD nói về hoạt động của Liên minh Khmer Kampuchea Krom, trong diễn đàn người bản địa của Liên Hiệp Quốc hồi tháng 5 năm 2006 vừa qua.
Công an cũng cho rằng ông Chau Thươl cũng đã nghe nhạc phẩm nói về quá trình mất đất Kampuchea Krom, mà Việt Nam gọi là Nam bộ. Nhạc phẩm do các ca sĩ ở Campuchia trình bày nói về quá trình mất đất Kampuchea Krom , trong đó có một ca sĩ nổi tiếng là Touch Srey Nich. Bài hát đó gợi lên nỗi buồn thê thảm của những người dân mất nước, được lưu hành công khai ở Campuchia, nhưng ở Việt Nam thì bị cấm.
Vào tháng 10 năm 2003, ca sĩ nổi tiếng do những bài hát trên là cô Touch Srey Nich bị ám sát. Kể từ đó các ca sĩ Campuchia không còn ai dám hát những bài liên quan đến Kampuchea Krom nữa.
Tình hình đã ổn định?
Được biết, trong diễn đàn người bản địa do Liên hiệp quốc tổ chức, Liên minh Khmer Kampuchea Krom và Sáng hội người miền núi có những bài diễn văn khẩu chiến với đại diện chính phủ Việt Nam tại Liên hiệp quốc là ông Phạm Mai Anh về vấn đề nhân quyền.
Đại diện Liên minh Khmer Kampuchea Krom, ông Thạch Ngọc Thạch, từ Canada nói với Ban Khmer ngữ Đài RFA vào sáng thứ hai ngày 04 tháng 9, là tình hình ở huyện Tịnh Biên đã ổn định trở lại, sau khi công an huyện trả tự do cho ông Chau Thươl. Ông Thạch Ngọc Thạch cho biết, tổ chức của ông khuyên người dân bất bạo động, và tiếp tục khiếu nại theo đúng pháp luật đối với trường hợp bắt người một cách vô cớ.
Còn ông Chau Thươl, đang được tại ngoại cho biết tình thần ông vẫn chưa ổn định, vì công an còn tiếp tục theo dõi, và ông sợ bị bắt lại một lần nữa.
Có thông tin cho rằng hồi tháng 5 năm 2006 vừa qua, công an huyện Tịnh Biên từng bắt 3 người dân tộc Khmer đem đi tra tấn, đánh đập gây thương tích nặng với lý do xem video nói về hoạt động đua thuyền của những người Khmer ở hải ngoại. Hiện 3 người này đã được trả tự do, và họ đã trốn sang Campuchia.
Các tin, bài liên quan
- Campuchia bắt và giải giao 24 người Thượng tị nạn cho Việt Nam
- Luật Cư Trú và chế độ Hộ khẩu
- Việt Nam, Campuchia và UNHCR đạt thỏa thuận về vấn đề người Thượng VN
- Công an tỉnh Long An bị tố cáo hành hung và hiếp đáp dân thường
- Quảng Nam: đặt tên con theo số tiền bị phạt
- Trao đổi thư tín với thính giả (Ngày 22-6-2006)
- Các cơ quan điều tra và toà án Việt Nam còn nhiều sai phạm
- Human Rights Watch: Việt Nam nên cải thiện tình hình thay vì chối bỏ
- Nhận định của UNHCR về vấn đề người Thượng hồi hương
- Tình cảnh của những người Thượng hồi hương từ Campuchia
- Human Rights Watch tố cáo Việt Nam ngược đãi những người Thượng hồi hương
- Bộ trưởng công an Việt Nam trả lời chất vấn trước Quốc hội
- Thêm 7 người Thượng Việt Nam đang chờ UNHCR cứu giúp
- Hội thảo về quyền tự do ngôn luận trong các chế độ độc tài
- Cán bộ công an biến chất đã tiếp tay cho bọn buôn ma túy
- 15 người Hmong Việt Nam chạy qua Thái Lan tìm kiếm sự giúp đỡ của UNHCR
- Thêm 6 người Thượng tị nạn ở Campuchia hồi hương về Việt Nam
- Viên chức Tòa án xét xử Khmer bắt đầu làm việc
- Thêm 8 người Thượng từ Campuchia hồi hương về Việt Nam
- Thêm 75 người Thượng Việt Nam chạy sang Campuchia được UNHCR giúp đỡ