Trong những ngày Xuân vừa qua, ở các tụ điểm ca nhạc, hay trong các nhà hàng sang trọng hoặc tại các quán nhậu, các quán bar, người ta thường thấy xuất hiện những người chơi đàn organ, kéo violon hay thổi kèn saxophone cho những ca sĩ chuyên nghiệp hay những thực khách nào muốn đóng góp tiếng hát của mình cho thêm phần vui nhộn.
Phương Anh, đặc phái viên đài RFA
Những nhạc công này đóng một vai trò không kém phần quan trọng trong các bữa tiệc ấy. Tiếng đàn hay tiếng kèn của họ phần nào quyết định cho buổi tiệc hôm đó thực khách có vui hay không, và dĩ nhiên, chủ nhân có hài lòng và kiếm thêm được nhiều tiền hay không?
Các nhạc công phải làm sao cho vui lòng khách đến và vừa lòng khách đi, mặc dù nhiều khi phải ngậm bồ hòn làm vui. Trong chương trình hôm nay, mời quí vị nghe Phương Anh kể về nỗi lòng của những người nhạc công này
Đó là tiếng kèn của một nhạc công, có gần 40 năm chơi kèn sacxophone, hiện đang chơi tại nhà hàng Majestic, ở thành phố Hồ Chí Minh. Khi Phương Anh điện thọai hỏi thăm ông về hình thức làm việc của các nhạc công trong các nhà hàng, ông cho biết:
Tôi tên Nguyễn Văn Hà, năm nay hơn 60 tuổi rồi, bây giờ đang làm ở trên nhà hàng Majestic, nhạc công thì họ cứ nhặt ở mỗi một người ở các nơi đến. Người nào cảm thấy làm được khá thì họ giữ lại, còn không thì nghỉ.
nhạc công thì họ cứ nhặt ở mỗi một người ở các nơi đến. Người nào cảm thấy làm được khá thì họ giữ lại, còn không thì nghỉ.
Không có một ban nào tập tành với nhau để thành một ban. Chỗ nào họ cần một người kèn hay một người đờn, họ kêu là mình đi thôi, chứ không như hồi trước là tập nguyên một ban để rồi mình kéo đi mình làm.
Khi được hỏi về thù lao thì ông cho hay: "Về thù lao thì chỗ tư nhân nó trả cao một chút, nhiều chỗ trả 200, đó là làm hàng đêm, có chỗ thì trả 150 cũng là cao rồi."
Hỏi: Xin ông cho biết ông chuyên thổi điệu nhạc gì?
Đáp: Chơi nhạc jazz, chính ra phải đánh với piano, nhưng vì không có piano vì phương tiện di chuyển khó khăn nên phải đánh với organ thôi, để tiếng piano vào, một trống jazz, một guitar solo, một guitar bass. Có thế thôi.
Hỏi: Thưa ông, thế còn tiền thù lao thì tính toán ra sao?
Đáp: Tùy theo trình độ, hoặc là cái việc làm, thí dụ như cái anh guitar bass chẳng hạn thì lương thấp, còn cái anh đánh organ khá thì lương cao, ít khi bằng nhau lắm. Piano với thằng kèn thì bao giờ lương cũng cao hết, vì nó nắm vai chính mà. Nếu không có ca sĩ thì mình là ca sĩ chính rồi.
bây giờ thì có nhiều nhạc sĩ nên bị phá giá rồi, ít họ cũng làm. Nghề này có khi thất nghiệp cả hàng năm, nên anh nào cũng phải có nghề tay trái, buôn bán hay là làm gì đó.
Nhưng bây giờ thì có nhiều nhạc sĩ nên bị phá giá rồi, ít họ cũng làm. Nghề này có khi thất nghiệp cả hàng năm, nên anh nào cũng phải có nghề tay trái, buôn bán hay là làm gì đó. Về phần anh Quang, một thanh niên 37 tuổi, hiện chơi đàn violon cho các show ở thành phố Hồ Chí Minh cho biết nguyên nhân nào anh đã trở thành nhạc công:"Trước đó thì buôn bán, sau này ế ẩm quá, rồi chuyển sang chơi violon."
Hỏi: Anh đã học kéo violon từ hồi nào và ở trường nào?
Đáp: Em học lâu rồi, hồi bé, sau này dùng nó để đi kiếm sống, chứ trước đó thì không nghĩ tới. Em học thầy của trong trường vì thời gian đó thi vào trường khó lắm nếu mình không quen biết là không thi vào được. Cho nên buộc phải học ở ngoài . Học thầy của trường nhưng học ở nhà riêng.
Hỏi: Hiện nay, anh đang chơi nhạc cho nhà hàng nào? Đáp: Em chỉ đi đánh show, cho các tụ điểm và các show lớn, mà phải quen biết với một ekip, một sự quen biết.
Hỏi: Thù lao thì ra sao, thưa anh?
Đáp: Thù lao thì một mình tạm ổn chứ còn nếu có gia đình nữa thì không đủ đâu.
Khi phong trào hát cho nhau nghe bắt đầu xuất hiện ở các quán nhậu, các bar, thì các chủ quán phải bỏ tiền để thuê nhạc công và thù lao được tính theo hợp đồng hàng tháng với một mức lương cố định. Bên cạnh đó, khi khách cho tiền “boa” thì nhạc công cũng được hưởng trọn.
Nhưng dần dà, khi thấy tiền boa khá nhiều, các chủ quán bắt đầu tính toán lại, thế là có nơi, các nhạc công chỉ còn được trả tiền cát xê cố định. Cũng theo lời anh Quang, khi được tiền boa, anh cho biết cảm nghĩ của mình:
Cái tiền boa thì thực ra thì nó cũng tủi, mà nói chung là mình đã đi làm thì mình phải chấp nhận, nhiều khi cái đồng lương nó thấp, thì mình phải trông vào cái đồng boa. Khách cho mình nhiều khi nó cũng hành mình giữ lắm, bắt mình đánh bài này bài kia đủ thứ hết, nhiều khách cũng hách dịch lắm, đòi hỏi đủ thứ hết, yêu cầu mình mấy bài, tiền cho thì cứ nhích nhích ra.
"Cái tiền boa thì thực ra thì nó cũng tủi, mà nói chung là mình đã đi làm thì mình phải chấp nhận, nhiều khi cái đồng lương nó thấp, thì mình phải trông vào cái đồng boa. Khách cho mình nhiều khi nó cũng hành mình giữ lắm, bắt mình đánh bài này bài kia đủ thứ hết, nhiều khách cũng hách dịch lắm, đòi hỏi đủ thứ hết, yêu cầu mình mấy bài, tiền cho thì cứ nhích nhích ra.
Thí dụ như đánh một bài cho 10000 chẳng hạn, thì thấy tủi. Còn có những nguời thì người ta thoáng hơn, thì người ta đứng lên người ta cho rồi người ta đi. Nhưng tiền làm được thì cũng chia đều cho anh em hết."
Thưa quí thính giả, khi hỏi về những nỗi vui buồn trong nghề nhạc công, ông Nguyễn Văn Hà cho biết:
"Nghề này trẻ thì người ta xài, già thì người ta không xài. Mình lớn tuổi nhưng chơi còn có cái quyến rũ. Nói chung là muốn bỏ nghề từ lâu, nhưng nói chung vì sống với ánh đèn đã lâu rồi, nên bỏ nghề thì cũng buồn.
Lúc đầu khi bắt đầu chơi ở nhà hàng,cũng không có thích, mình chơi kèn mà thấy người ta ăn ở trước mặt mình như thế này thì cũng không có thích, nhưng rồi cũng quen đi. Và khi mình chơi các bản nhạc lên mà người ta vỗ tay, thì đó là niềm an ủi cho mình rồi…"
Thế còn anh Quang thì sao? Với giọng ngậm ngùi anh tâm sự:
Thực ra, những người hiểu về nhạc thì theo em cũng ít lắm, nói chung là người ta ngẫu hứng rồi người ta yêu cầu, bắt mình phải theo người ta. Thực sự ra cũng không muốn nghĩ tới những cái buồn nữa.
"Đi làm gặp anh em cũng vui, nói chung, cùng một giới nhạc công, buồn thì cũng có nhiều chuyện buồn. Thực ra, những người hiểu về nhạc thì theo em cũng ít lắm, nói chung là người ta ngẫu hứng rồi người ta yêu cầu, bắt mình phải theo người ta.
Thực sự ra cũng không muốn nghĩ tới những cái buồn nữa. Cái nghề nhạc công này chẳng qua là vì cuộc sống phải làm thôi, chứ cũng chẳng thích thú lắm."
Thưa quí thính giả, hiện nay, giới nhạc công xuất hiện ngày càng nhiều, các tay chơi đàn cổ cũng bắt đầu xuất hiện nhiều trong các quán nhậu và cũng vì thế sự cạnh tranh càng làm cho đời sống của các nhạc công càng khó khăn hơn như lời ông Hà tâm sự:
"Người ta đi làm, người ta chỉ cần lấy cái tiếng, vì người ta mới ra nghề, giá nào người ta cũng làm hết."
Bởi thế, niềm mơ ước của giới nhạc công bao giờ cũng chỉ mong sao kiếm được một chỗ làm ổn định, không bị chủ đối xử tệ là được rồi. Chúng ta hãy nghe anh Quang nói về mơ ước của mình: Mơ ước là nền âm nhạc Việt nam sẽ một ngày tốt, sẽ có những người giỏi thực sự sẽ đưa nền âm nhạc Việt Nam lên tốt hơn. Chứ còn bây giờ thì chỉ muốn có một chỗ ổn định và làm việc lâu dài, chứ còn chẳng dám mơ ước gì hơn. Kiếm được chỗ làm ổn định là mừng lắm rồi, hoặc là một nơi nào đó ổn định, làm việc tốt, đó là ai cũng mơ ước như vậy trong nghề của tụi em.
Thưa quí vị và các bạn, có ai hiểu cho nỗi lòng của những nhạc công? Bao năm khổ công luyện tập cho ngón đàn hay tiếng kèn của mình trở nên điêu luyện, đóng góp một phần không nhỏ cho các buổi trình diễn của các ca sĩ nghiệp dư, các buổi liên hoan tiệc tùng và nhất là góp cho túi tiền của các chủ nhân nhà hàng, tụ điểm nặng thêm.
Thế nhưng, lại gặp những nỗi đắng cay muôn phần, và nỗi lòng này biết tỏ cùng ai. Cũng theo lời anh Quang kể lại, thì chuyện khách hàng không biết hát rồi cự lại nhạc công là chuyện thường, vì cho là nhạc công chơi xỏ, cố tình đệm lạc điệu. Khổ nhất là đệm đàn cho người vừa không biết hát và vừa có hơi men.
Và khi chấp nhận làm nghề nhạc công, thì đều phải thuộc lòng câu thành ngữ “Một sự nhịn là chín sự lành”, cho dù có bị khách chửi mắng và đối xử tệ đến bao nhiêu chăng nữa, cũng đành phải giữ im lặng nếu không muốn bị mất việc.
Ước mong ngày nào không xa, giới nhạc công sẽ được tôn trọng hơn, để rồi cuộc sống của họ không phải là những nốt nhạc buồn cô đơn.
Câu Chuyện Mỗi Tuần xin ngừng nơi đây. Phương Anh xin tạm bịêt và hẹn gặp lại qúi vị cùng các bạn vào kỳ tới trên làn sóng của Đài Á Châu Tự Do.