Luật sư Lê Công Định bàn về "Chính danh" trong thể chế pháp trị tại Việt Nam
2006.07.09
Việt Hùng, phóng viên đài RFA
Khi bàn về "Chính danh" trong thể chế pháp trị hiện nay, Luật sư Lê Công Định từ Việt Nam cho rằng, "không cần phải chờ đến kết quả bầu cử ngày 26 và 27-06 vừa qua tại Quốc Hội, ngay từ lúc bế mạc Đại hội X đảng Cộng sản Việt Nam là đã có thể biết ai là người sẽ là Chủ tịch Quốc Hội, Chủ tịch Nước và Thủ tướng...." .

Trong câu chuyện với Việt Hùng của Đài Á Châu Tự Do, từ thành phố Hồ Chí Minh, Luật sư Lê Công Định đưa ra lời nhận định:
Luật sư Lê Công Định: Đây thực ra là vấn đề thực tế tại Việt Nam mà nó đã hiện hữu từ rất lâu rồi, trước cũng như trong, kỳ Đại hội đảng, hoặc sau Đại hội đảng toàn quốc thì bao giờ người ta cũng biết được nhân vật nào sẽ được chọn để sắp xếp vào chức vụ Chủ tịch Nước, Chủ tịch Quốc Hội, hay Thủ tướng.... điều này đã tồi tại Việt Nam mấy chục năm nay từ khi mà đảng Cộng sản cầm quyền.
Nó như là một cái Luật bấn thành văn, mặc dù ai cũng biết điều đó là như vậy, nhưng mà chẳng hề có một văn kiện Pháp lý hay một Luật pháp nào ghi nhận điều đó.
Người ta mặc nhiên xem chuyện đó rất là đương nhiên.... và người dân thậm chí cũng chẳng có thắc mắc, hoặc là vì lâu quá rồi quen, cho nên người ta không thấy chuyện đó có một vấn đề gì không ổn ở trong cách lựa chọn nguyên thủ quốc gia như vậy.
Việt Hùng: Nếu nói như Luật sư như vậy thì "ý đảng - lòng dân" có thể hiểu như thế nào?
Đây thực ra là vấn đề thực tế tại Việt Nam mà nó đã hiện hữu từ rất lâu rồi, trước cũng như trong, kỳ Đại hội đảng, hoặc sau Đại hội đảng toàn quốc thì bao giờ người ta cũng biết được nhân vật nào sẽ được chọn để sắp xếp vào chức vụ Chủ tịch Nước, Chủ tịch Quốc Hội, hay Thủ tướng.... điều này đã tồi tại Việt Nam mấy chục năm nay từ khi mà đảng Cộng sản cầm quyền.
Luật sư Lê Công Định: Tôi cũng có ghi trong bài viết của tôi là diễn đàn Quốc Hội thực chất chỉ là nơi để "hợp thức hóa" các quyết định đã có sẵn trước của đảng...
Nhưng mà gần đây trong xu thế "dân chủ" thì cũng có những trường hợp Quốc Hội khi mà ra diễn đàn để mà các đại biểu tranh luận với nhau họ cũng đưa ra quyết định mà nhiều khi sự chuẩn bị trước của đảng cũng không diễn ra được như ý muốn... thì tôi cho đó là xu thế dân chủ thôi, nhưng thực ra xu thế đó vẫn còn rất hạn chế ở Việt Nam và trong hầu hết các trường hợp thì tất cả đều được dàn xếp trước.
Việt Hùng: Ông có chủ quan khi dùng cụm từ "tấn phong" cho các ông Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng hay không?
Luật sư Lê Công Định: Dạ thư tôi để từ "tấn phong" trong ngoặc kép, thì có nghĩa là ... giống như đảng đã "tấn phong", tại vì các anh thấy trong một chế độ Quân chủ hay một chế độ Phong kiến thì việc lựa chọn các vị quan chức cao cấp thì do sự "tấn phong" của Vua, chứ hoàn toàn không có việc bầu chọn ở đây, cho nên tôi mới bỏ chữ "tấn phong" trong ngoặc kép là để tôi muốn nhắc lại một thời kỳ rất là lâu trong lịch sử mà người ta lựa chọn theo cách đó...
Còn việc mà tôi nói đáng tiếc, đáng tiếc là bởi vì cũng có một số đại biểu họ đề nghị phải có những ứng cử viên khác, nhưng mà vì việc sắp xếp đã có sẵn cho nên dù các đại biểu có đề nghị đi thì cũng không có ai đáp ứng cái yêu cầu đó và kết quả là hầu như chỉ có một ứng cử viên cho từng chức vụ mà thôi...
(Xin theo dõi toàn bộ cuộc phỏng vấn trong phần âm thanh bên trên)
Vừa rồi là lời Luật sư Lê Công Định từ thành phố Hồ Chí Minh khi bàn về "Chính danh" trong thể chế pháp trị tại Việt Nam. Trong một buổi phát thanh tới, Luật sư Lê Công Định sẽ trở lại để trình bày về cái gọi là "Danh không chính thì ngôn không thuận", cũng như đưa ra cái nhìn về một thể chế "pháp trị" thay vì "đảng trị" , mời quí thính giả, nhớ đón nghe.
Theo dòng câu chuyện:
- Luật sư Lê Công Định bàn về "Chính danh" trong thể chế pháp trị tại Việt Nam (phần 2)
Những bài liên quan
- Thiếu nghị định, nhà đầu tư phải chờ
- Giới trẻ trong tiến trình vận động dân chủ hóa Việt Nam (phần 3)
- Nhà dân chủ Lê Trí Tuệ liên tiếp bị công an mời lên làm việc
- Công an khám nhà của Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang và tịch thu 31 cuốn sách
- Các nhà lãnh đạo mới ở Việt Nam nói gì?
- Luật sư Nguyễn Văn Ðài bị cắt điện thoại vì đã nói chuyện với đài RFA
- Công an Sài Gòn lục soát nhà riêng của cựu chiến binh Lê Trí Tuệ
- Phỏng vấn anh Nguyễn Phương Anh, người muốn thành lập Ðảng Dân Chủ Bách Việt
- Cộng đồng người Việt tại Canada vận động Quốc hội ủng hộ Bản Tuyên Ngôn Dân Chủ 2006
- Cảm nhận của người dân về thành phần lãnh đạo mới tại Việt Nam
- Giới trẻ trong tiến trình vận động dân chủ hóa Việt Nam (phần 2)
- Phỏng vấn nhà báo Bùi Tín về các vị lãnh đạo mới được bầu của Việt Nam
- Người dân Bến Tre sẽ tiếp tục biểu tình nếu yêu sách không được giải quyết
- Đại biểu Quốc Hội Dương Trung Quốc: Nên có cuộc chất vấn quanh năm
- Cảm nghĩ của người dân về những cuộc chất vấn của Quốc hội vừa qua
- Ý kiến của người dân về hoạt động và ảnh hưởng của báo chí đối với xã hội
- Luật đấu thầu mới nhằm giảm bớt thất thoát lãng phí tiêu cực
- Nghị định mới: phải xin phép nếu tụ tập hơn 5 người
- Nhà dân chủ Lê Trí Tuệ thuật lại câu chuyện sau 3 ngày bị làm việc với công an
- Giới trẻ trong tiến trình vận động dân chủ hóa Việt Nam (phần 1)
- Phỏng vấn ông Trần Dân về tình hình phong trào dân chủ trong nước trong năm qua