Ông Lê Chí Quang nói về bản Dự thảo báo cáo chính trị Đại hội X (Phần 2)
2006.02.22
Việt Hùng, phóng viên đài RFA
Những góp ý về bản dự thảo báo cáo chính trị cho Ðại hội X đảng Cộng sản Việt Nam của ông Lê Chí Quang dù rằng là góp ý của một công dân nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Theo ông Lê Chí Quang, những góp ý này, không có nghĩa là sẽ không bị công an sờ gáy, bởi vì theo ông Lê Chí Quang, quyền tự do ngôn luận ở Việt Nam thuộc về ai? Có phải thuộc về nhân dân hay không? Hay thuộc về nhà nước?
Ðó là những vấn đề mà ông Lê Chí Quang sẽ trình bày trong câu chuyện hôm nay với Việt Hùng của Ban Việt Ngữ.
Việt Hùng: Một trong những vấn đề mà người ta quan tâm nhiều đến một sợi chỉ thông suốt trong bản Dự thảo báo cáo chính trị, 2 đề tài quan trọng nhất đó là phát triển kinh tế và đường hướng chính trị của Việt Nam.
Liệu có thể nói, kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa được hay không, hay đó chỉ là một cách nói mà theo nhà báo Phan Thế Hải nói mới đây, thực ra bây giờ ở Việt Nam là một nền kinh tế thị trường rồi, đang bắt đầu chập chững, nó không có cái định hướng xã hội chủ nghĩa, đó chỉ là một cách nói thì phải chăng rằng, ý kiến của nhà báo Phan Thế Hải thì ông có chia sẻ những suy nghĩ đó hay không?
Ông Lê Chí Quang: : Tôi cũng có những vấn đề chia sẻ với nhà báo Phan Thế Hải về cái gọi là nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Như chúng ta đã biết, trong sợi chỉ xuyên suốt của bản Dự thảo báo cáo chính trị trình Ðại hội X có 2 vấn đề lớn, đó là phát huy nguồn lực tiếp tục hoàn thiện cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và phát huy nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.
Dưới một cái cơ chế độc đảng của một nhà nước xã hội chủ nghĩa, một nhà nước cộng sản, cái nền kinh tế của nhà nước xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế tập trung, nền kinh tế chỉ đạo từ trên xuống dưới đã bị phá sản. Bây giờ muốn tồn tại được thì phải đi theo nền kinh tế thị trường, nhưng cái khó ở chỗ là nếu đi theo nền kinh tế thị trường thì sẽ dẫn đến một nền chính trị đa nguyên.
Dưới một cái cơ chế độc đảng của một nhà nước xã hội chủ nghĩa, một nhà nước cộng sản, cái nền kinh tế của nhà nước xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế tập trung, nền kinh tế chỉ đạo từ trên xuống dưới đã bị phá sản. Bây giờ muốn tồn tại được thì phải đi theo nền kinh tế thị trường, nhưng cái khó ở chỗ là nếu đi theo nền kinh tế thị trường thì sẽ dẫn đến một nền chính trị đa nguyên.
Nhưng những người lãnh đạo của Việt Nam thì lại không muốn như vậy. Nên muốn cái đảng Cộng sản này vẫn tiếp tục giữ vai trò lãnh đạo và chúng ta cũng biết ở trong Ðiều 4 Hiến Pháp qui định đảng giữ vai trò toàn diện và tuyệt đối thì nhà nước buộc phải gọi một cái cách, cách gọi của những người cộng sản đó là nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa.
Việt Hùng: Và trong sân chơi chung, trong sự hội nhập như vậy cứ giữ cái gọi là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Cái gì cũng có cái đuôi xã hội chủ nghĩa thì liệu rằng có thể bức phá?
Ông Lê Chí Quang: : Theo tôi, vấn đề này là vấn đề của thời gian, thời gian cũng sẽ trả lời cho những người cộng sản và thời gian cũng sẽ trả lời cho chúng ta. Trước mắt 4 - 5 năm tới, chúng ta sẽ vẫn còn phải nghe nói lại những câu nói này rất nhiều lần trong tất cả những văn kiện của Ðại hội sắp tới và các văn kiện của Trung ương.
Nhưng rồi một tương lai xa hơn tôi đoán khoảng 5 - 6 năm nữa thì chún ta sẽ không còn nghe thấy điều này, bởi vì những cái mà tôi đã trình bày về một xã hội bất ổn định bởi nguyên nhân của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã gây nên và độ 5 - 6 năm nữa cái bất ổn định nó sẽ xảy ra.
Việt Hùng: Trở lại bản Dự thảo báo cáo, một vấn đề thứ 2 mà chúng tôi xin đặt ra ở đây đó là, liệu rằng trong một sự hội nhân chung toàn cầu mà vẫn phát triển xã hội Việt Nam trong chiều hướng dân chủ xã hội chủ nghĩa?
Ông Lê Chí Quang: : Trong 5 năm tới thì chúng ta sẽ bàn tiếp, chứ còn trong 5 năm tới này thì chúng ta vẫn còn nghe thấy cái nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và vẫn còn tiếp tục nghe thấy cái nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, có chăng người ta sẽ cởi mở chút ít về mặt dân chủ, như tôi đã nói ở trên tức là cái lực lượng bảo thủ thì sẽ không còn giữ được những chức vụ lớn trong đảng nữa và những người cấp dưới thì họ cũng không nghe theo cái lực lượng này, thì bây giờ họ sẽ cởi mở hơn một chút ít nhưng vẫn chưa vượt qua được cái gọi là nhà nước dân chủ xã hội chủ nghĩa.
Việt Hùng: Tại sao trong bản Dự thảo báo cáo chính trị khi mà đã xác định được cái gọi là nhà nước pháp quyền như vậy mà trong khi đó vẫn nói Ðiều 4 của bản Hiến Pháp sẽ thông suốt, tức là theo như nhà báo Phan Thế Hải nói thì đó là đảng quyền?
Ông Lê Chí Quang: : Nếu mà nói đến một nền dân chủ như tôi đã nói ở trên tức là phải có Tam quyền phân lập. Quyền Lập pháp - Hành pháp - Tư pháp và 3 quyền này thuộc về 3 cơ quan khác nhau. Ở Việt Nam cũng có 3 cơ quan như thế, nhưng 3 cơ quan ấy những người lãnh đạo cơ quan ấy hoặc những người giữ chức vụ trong những cơ quan ấy đều là do người của đảng, không còn là tính độc lập nữa.
Bạn nghĩ gì về ý kiến này? Xin email về Vietweb@rfa.org
Muốn 3 cơ quan này độc lập thì phải là do dân bầu. Dân bầu lên Cính phủ, dânbầu lên Nghị viện và từ Nghị viện bầu ra Tòa án mà để mà dân chủ nhất thì người lãnh đạo Tòa án thì phải là người không cùng đảng phái chính trị với những người trong chính phủ hoặc là những người trong Quốc hội thì đó là những cơ chế giám sát lẫn nhau.
(Xin theo dõi toàn bộ cuộc nói chuyện trong phần âm thanh bên trên)
Những bài liên quan
- Ông Lê Chí Quang nói về bản Dự thảo báo cáo chính trị Đại hội X (phần 1)
- Một chính quyền tê liệt
- Ông Ðặng Văn Việt nói về bản Dự thảo báo cáo chính trị Ðại hội X (phần 2)
- Ông Ðặng Văn Việt nói về bản Dự thảo báo cáo chính trị Ðại hội X (phần 1)
- Ông Bùi Tín sơ kết những ý kiến đáng chú ý về bản dự thảo Báo cáo chính trị
- Ông Nguyễn Khắc Toàn nói về bản Dự thảo báo cáo chính trị Đại hội X
- Trao đổi thư tín với thính giả (Ngày 16-2-2006)
- Công an bắt giữ 2 người lưu giữ các góp ý cho Dự thảo báo cáo chính trị Đại hội 10
- Nhà văn Trần Mạnh Hảo: Không ai chống đảng Cộng sản bằng chính các ông cộng sản
- Hội luận trong-ngoài về Dự thảo Báo cáo Chính trị Ðại hội X (phần 2)
- Hội luận trong-ngoài về Dự thảo Báo cáo Chính trị Ðại hội X
- Thấy gì qua những góp ý của ông Nguyễn Trung với Ðảng CSVN?
- Việt Nam Quốc Dân đảng và người lãnh đạo Nguyễn Thái Học (Phần 3)
- Việt Nam Quốc Dân đảng và người lãnh đạo Nguyễn Thái Học (Phần 2)
- Nhận định của ông Lê Hồng Hà về Báo cáo Chính trị Đại hội X (Phần 2)
- Nhận định của ông Lê Hồng Hà về Báo cáo Chính trị Đại hội X (Phần 1)
- Việt Nam Quốc Dân đảng và người lãnh đạo Nguyễn Thái Học (Phần 1)
- Kiến nghị của nhà báo Phan Thế Hải về Báo cáo Chính trị Đại hội X (phần 2)
- Kiến nghị của nhà báo Phan Thế Hải về Báo cáo Chính trị Đại hội X (phần 1)
- Ðảng CSVN: sẵn sàng đối thoại nhưng không chấp nhận can thiệp