Bài học rút ra từ việc nuôi bò ở miền Đông Nam Bộ
2006.04.13
Trường Văn, phóng viên đài RFA
Lo chạy theo phong trào, đồng bào miền Đông Nam Bộ, nhất là tại hai tỉnh Đồng Nai và Bà rịa-Vũng Tàu nô nức dùng tiền tiết kiệm được cộng tiền vay ngân hàng theo chương trình “nuôi bò khuyến nông sinh sản” để mua bò giống về nuôi.

Thấy có nhiều người đua nhau nuôi bò, các thương lái được thể nâng giá bò lên đến mức chóng mặt. Nhưng chỉ một năm sau, giá bò sụt xuống thảm hại. Các hộ nông dân mua bò trúng vào thời điểm giá cao hiện nay nếu bán hết đàn bò của mình cũng không đủ tiền trả nợ.
Vào khoảng năm 2004, việc mua bán bò giống tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cũng như tại tỉnh Đồng nai mang lại nguồn lợi trông thấy cho các hộ nông dân cũng như cho thương lái.
Một con bò giống lúc bấy giờ giá vào khoảng 15 triệu đồng, mua về chỉ vài ngày sau, thương buôn có thể đến gạ mua với giá 20 triêu đồng, lời ngay năm triệu. Tuy nhiên, nông dân không phải là lái buôn nên ít khi bán bò liền ngay sau khi mua về mà họ giữ lại, chắt chiu nuôi dưỡng và trân trọng coi như gia sản trong nhà .
Nhưung rồi phong trào rồi cũng qua đi, giá bò giống rớt nhanh như đá rơi xuống vực sâu. Nhiều nhà tính tóan là bán hết đàn bò hàng chục con cũng chỉ bằng tiền mua một con bò năm trước.
Tình trạng giá bò xuống thấp được một người dân ngụ tại huyện Long Thành tỉnh Đồng Nai cho biết như sau: “Xuống thì thấy có xuống tại vì thấy người ta mua bò nếu bò cái, bò đẹp thì trên mười triệu một con, bây giờ thì giá xuống từ năm đến 3 triệu tùy theo con bò chứ không xuống một nửa đâu.”
Một hộ nuôi bò khác ở huyện Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai cũng xác nhận: “Lúc trước bò nó lên thì bán một con khoảng mười hai triệu bây giờ chỉ còn 7 triệu, 8 triệu thôi.”
Trong khi đó một cư dân ngụ tại Xã Châu Pha huyện Tân Thành tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết như sau: “Có người lỗ, có người không lỗ. Người không lỗ vì họ mua bò còn nhỏ họ nuôi lâu còn người mới mua hồi 15 triệu bây giờ bán 10 triệu mẹ con thì lỗ năm triệu rồi.”
Trước tình trạng rớt giá của bò, nông dân không biết phải xoay sở làm sao, vừa để lo cho cuộc sống hàng ngày, vừa để trả nợ ngân hàng:
Tuy nhiên không phải ai nuôi bò cũng đều vỡ nợ. Những nhà nuôi bò thâm niên, không chạy theo phong trào thì thấy nuôi bò có lợi vì không phải chăm sóc nhiều cũng như không mấy tốn kém trong khâu thức ăn: “Nuôi bò ở đây vẫn còn, nhiều hộ kinh tế khá lắm nhưng bây giờ khó hơn vì chỗ chăn thả eo hẹp. Bây giờ phải trồng cỏ, nuôi kỹ thuật cho cao mới có lãi còn những hộ bắt chước nuôi thì không có lãi bao nhiêu.”
Bài học rút ra ở đây là nếu các địa phương không vội vả vận động bà con nuôi bò ồ ạt thì sẽ không có các cơn sốt về giá bò và bà con không phải lâm vào con đường phá sản như hiện nay.
Những bài liên quan
- Người dân khốn khó vì không bán được trấu
- Đồng bằng sông Cửu Long được mùa lúa nhưng nông dân vẫn gặp nhiều khó khăn
- Sản phẩm của VIKYNO được tiêu thụ mạnh trong và ngoài nước
- Giá phân bón tăng cao khiến nông dân thêm nhiều khó khăn
- Nhiều doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu gạo với giá rất thấp
- Nông dân miền Tây phải đốt cây nhãn, bán đất để trả nợ
- Giá cà phê Việt Nam xuất khẩu giảm so với đầu năm
- VASEP nộp đơn yêu cầu Mỹ xem lại mức thuế áp dụng cho hàng xuất khẩu Việt Nam
- Nông dân Quảng Nam phải phá quế trồng các lọai cây khác
- Dân trồng tiêu ở đảo Phú Quốc phải bán đất để trả nợ
- Sau cây chè Nhật Bản đến lược dự án bò sữa khiến người dân Mộc Châu khốn đốn
- Chính phủ Việt Nam quyết định ngưng chương trình đánh bắt xa bờ
- Nông dân huyện Ninh Hòa tỉnh Khánh Hòa không bán được mía
- Ngành chè xuất khẩu Việt Nam cần chú trọng đến chất lượng sản phẩm
- Người nuôi bò sữa ở ĐBSCL điêu đứng vì không bán được sữa bò
- Nông dân trồng lúa thơm Jasmine kêu cứu
- Ước vọng trong năm mới
- Đời sống nông dân Việt Nam trong năm 2005 vừa qua
- Năng lực sản xuất lúa gạo của Việt Nam (phần 2)
- Năng lực sản xuất lúa gạo của Việt Nam (Phần 1)