Nhiều người nuôi cá trên bè tại Việt Nam đã lên bờ để kiếm đất đào ao nuôi cá

0:00 / 0:00

Thanh Trúc, phóng viên đài RFA

Thị xã Châu Đốc thuộc tỉnh An Giang miền Nam Việt Nam là nơi trên bến dưới thuyền, với những bè cá mang lại nhiều huê lợi cho những người vốn yêu thích nghề nuôi cá xuất khẩu trong những chiếc bè mà cũng là nhà ở trên những con nước xuôi ngược của giòng Hậu Giang bát ngát chảy qua đó.

FishFarmer150.jpg
Hồ nuôi cá ở vịnh Hạ Long. AFP PHOTO

Vậy mà từ hơn một năm nay, những chiếc bè cá dần dần biến mất trên sông Hậu vì bà con nông dân chuyển sang nuôi thả trên ao thay vì dưới bè. Đây cũng là trường hợp điển hình của một hộ nuôi cá trên bè tiên phong và chuyên nghiệp từ thập niên 1980. Chủ hộ là ông Đặng Văn Nhàn cư ngụ tại Châu Đốc.

Cuối 2006, sau khi nhận thấy nguồn nước của sông Hậu bị ô nhiễm khiến cá trong và ngòai bè chết hàng loạt, ông Đặng Văn Nhàn cũng như nhiều người nuôi cá trên bè khác đã quyết định lên bờ để kiếm đất đào ao nuôi cá.

Mời quí vị theo dõi mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi hôm nay qua phần thăm hỏi chuyện trò giữa Thanh Trúc với ông Đặng Thanh Nhàn:

Ông Đặng Thanh Nhàn: Tôi nuôi bè cá từ năm 1986, sản lượng bè lớn thì khoảng một trăm tới hai trăm tấn cá một thời vụ. Cá nuôi để xuấtt khẩu nên tòan là cá tra và cá basa . Trước đây thì nuôi có lãi, sau này vì nguồn nước sông bị ô nhiễm nhiều quá thành ra cá chết nhiều. Nuôi không có lãi thành ra chúng tôi nghĩ nuôi. Sông đây là Hậu Giang của Châu Đố đó. .

Thanh Trúc: Làm thế nào ông phát hiện ra là nguồn nước bị ô nhiễm khiến cá chết hàng loạt?

Ông Đặng Thanh Nhàn: Khi nuôi cá mà cá chết thì phải hiểu là nguồn nước đã bị ô nhiễm. Bằng mắt thường mình thấy nước không còn trong còn sạch như lúc trước nữa. Các nhà chuyên môn lấy mẫu nước đi phân tích thì họ cũng nói là nước đã bị ô nhiễm.

Thanh Trúc: Nói một cách rõ hơn thì nguồn nước bị nhiễm bẩn bởi những chất gì thưa ông?

Ông Đặng Thanh Nhàn: Thứ nhất là vấn đề chăn nuôi nhiều. Thứ hai về nông nghiệp bà con trồng lúa nhiều, họ sử dụng thuốc trừ sâu hay các thuốc bảo vệ thức vật, sử dụng nhiều thành ra nó chảy xuống sông nó làm nguồn nước bị ô nhiễm, cá chịu không nỗi nên cá chết.

Thanh Trúc: Cá trong bè chết nhiều thì cá ở bên ngòai cũng không sống nỗi phải không?

Ông Đặng Thanh Nhàn: Đôi khi gặp luồng nước mang chất nhiễm độc nhiều thì cá chết, còn bình thường nếu không ở ngay luồng nước đó thì cũng không đến nỗi nào. .

Thanh Trúc: Ngay từ lúc ban đầu khi phát hiện nguồn nước bị ô nhiễm ông có tìm cách nào giải quyết không?

Ông Đặng Thanh Nhàn: Trên giòng sông thì mình đâu có cách nào , chỉ có cái là mình ngưng thôi chứ nước sông mình đâu có cách nào giải quyết nỗi. Còn vấn đề độc hại đến mức độ nào thì phải có các nhà chuyên môn họ lấy mẫu nước thường xuyên rồi họ phân tích thì mới biết rõ. Còn chúng tôi chỉ có cảm quan là nuôi cá mà thấy cá bịnh hoặc chết hàng loạt thì biết là do ô nhiễm vậy thôi.

Thanh Trúc: Chính quyền địa phương có kế hoạch nào để giải quyết vấn đề ô nhiễm nước trên một giùong sống lớn như thế không?

Ông Đặng Thanh Nhàn: Theo tôi biết các cơ quan môi trường của các địa phương họ đã bắt buộc các nhà máy phải có hệ thống xử lý nước thải, rồi người nuôi ao cá cũng phải làm hệ thống xử lý nước thải trước khi cho ra sông. Nếu tất cả các nơi đều chấp hành nghiêm như vậy thì hy vọng trong tương lai nguồn nước sẽ sạch trở lại.

Thanh Trúc: Năm 2006 khi quyết định bỏ bè cá lên bờ thì quá trình nuôi thả cá trong ao như thế nào?

Ông Đặng Thanh Nhàn: Thì mình đi mua đất tại các bãi bồi ở ven sông , đào thành ao để nuôi cá. Một cái ao như vậy nuôi được khoảng hai trăm tới ba trăm tấn, mặt nước rộng khoảng một hectare. Lợi nhuận không có ổn định tại vì giá cá lên xuống hòai chứ không cố định. Nếu may mắn bán nhằm lúc cá trên thị trường có giá thì có lời, sụt giá thì coi như huề vốn hoặc lỗ

Thanh Trúc: Thức ăn cho cá nuôi trong ao có giống thức ăn cho cá nuôi trong bè không?

Ông Đặng Thanh Nhàn: Thức ăn này mình không tự chế nữa mà mua từ những nhà máy chế biến. Đó là thức ăn viên, thức ăn nổi mua về cho cá trong ao ăn.

Thanh Trúc: Thưa ông lấy gì để bảo đảm rằng những thức ăn đó không trộn những chất có thể gây ô nhiễm cho nguồn nước trong ao?

Ông Đặng Thanh Nhàn: Cái đó mình không nắm được, chỉ tin tưởng rằng các nhà máy chế biền theo kiểu công nghiệp thì chịu sự quản lý của nhà nước thành ra các chất các yếu tố tạo thành thức ăn chắc có lẽ được cơ quan của nhà nước kiểm sóat .

Thanh Trúc: Ngòai yếu tố là thức ăn có thể làm ô nhiễm nguồn nước, người nuôi phải làm thế nào để tránh cho nước trong ao không bị nhiễm bẩn?

Ông Đặng Thanh Nhàn: Nếu cho nguồn nước bơm từ sông vô ao thì thứ nhất là phải có hệ thống lắng lọc. Thưa hai là khi nước vô thì phải xứ lý bằng vôi với muối với các loại hóa chất làm cho trong nước sạch nước.

Thanh Trúc: Thưa ông hệ thống lắng lọc đó có tốn kém lắm không?

Ông Đặng Thanh Nhàn: Lắng lọc thì mình làm theo kiểu dân gian thôi, tức là mình đắp bờ mình ngăn lại, mình làm lưới để ngăn chất bẩn khi cho nước ngòai sông vô ao thôi, chứ còn các vi sinh vật trong nước thì mình đâu có ngăn được.

Thanh Trúc: Cuối năm 2006, khi ông trở về nuôi cá trong bờ thì bà con nông dân có bè cá như ông họ có bỏ bè đi nhiều không?

Ông Đặng Thanh Nhàn: Theo tôi thấy hiện nay lượng bè cá mà người ta đã bỏ là khoảng chin chục phần trăm rồi. Hoặc là họ chuyển qua nuôi ao hoặc nghĩ hoặc chuyển sang làm nghề khác.

Thanh Trúc: Riêng ông thì vì sao vẫn thích nghề nuôi cá trong bè rồi sang nuôi cá trong ao?

Ông Đặng Thanh Nhàn: Tại vì theo nghề nuôi cá mấy chục năm rồi thành ra vẫn tiếp tục chứ chưa có cơ sở gì để chuyển sang nghề khác .

Thanh Trúc: Theo ông thấy nuôi cá dưới bè và nuôi cá trong ao thì bên nào tốn kém hơn?

Ông Đặng Thanh Nhàn: Nuôi cá dưới bè tốn kém hơn ở trên ao. Cùng một số vốn bỏ ta thì trên ao nuôi được trong diện tích rộng hơn, đồng thời số lượng cá nuôi được nhiều hơn.

Thanh Trúc: Thế thì tại sao trước kia ông tính chuyện nuôi cá trong bè?

Ông Đặng Thanh Nhàn: Trước kia vấn đề nuôi ao chưa phát triển, lúc đầu thì phát triển việc nuôi cá trong bè, mà số lượng nuôi chưa có nhiều , mật độ cá chưa bị ô nhiễm nhiều do đó mà nuôi có kết quả thành ra tôi nuôi bè. Còn sau này thấy không hiệu quả thì chuyển qua ao.

Thanh Trúc: Hiện tại ông có tất cả mấy áo nuôi cá?

Ông Đặng Thanh Nhàn: Tôi chỉ có bốn ao thôi.

Thanh Trúc: Với bốn ao như hiện giờ ông thấy lợi tức đã đủ chưa ?

Ông Đặng Thanh Nhàn: Trước mắt thì thấy đủ sống rồi đó, còn nếu như mà điều kiện tốt thì phát triển thêm. . Cá nuôi bây giờ tòan để xuất khẩu không chớ nội địa thì tiêu thụ không có bao nhiêu hết.

Thanh Trúc: Những vấn đề trước mắt mà người chăn nuôi phải đối diện khi cung cấp cá cho xuất khẩu là?

Ông Đặng Thanh Nhàn: Cá hiện nay nuôi rất tốt. Trước khi nhà máy chế biến thu mua thì họ lấy mẫu cá từ áo của mình đi kiểm kháng sinh cũng như các chất hóa học. Có ô nhiễm thì họ không mua , phải cá hòan tòan tốt thì họ mới mua để chế biến.

Thanh Trúc: Ông có kế hoạch nào trong tương lai để phát triển ngành nuôi cá trên ao của gia đình ông hiện nay không?

Ông Đặng Thanh Nhàn: Muốn phát triển thì phải tùy theo thị trường. Nếu thị trường cá Việt Nam xuất khẩu mạnh , nuôi cá có lãi thì không phải riêng tôi mà tất cả người dân ở đây họ muốn phát triển nhiều. Còn nếu mua bán không có lãi thì họ phải giới hạn lại vấn đề nuôi . Họ không dám nuôi nhiều nữa. Hiện nay nguồn vốn của tôi và sức lực của tôi thì tôi thấy tới khoản này là vừa, nghĩa là tôi không có khả năng phát triển lớn nữa.

Quí thính giả vừa nghe câu chuyện nuôi cá trên bè và thả cá trên ao ở Hậu Giang Mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi đến đây xin tạm dừng, Thanh Trúc sẽ trở lại cùng quí vị thứ Năm tuần tới.