Thy Nga, phóng viên đài RFA
Nghe tin tức về những vụ giới cầm quyền Việt Nam đàn áp đạo Tin Lành, một thính giả đề nghị: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)

Thư từ gởi đến RFA trong tuần qua, có e-mail của ông Tony Ngọc cùng một nhóm khoa học gia Mỹ gốc Việt với những lời khen ban Việt ngữ, và đặc biệt là với ông Nguyễn Xuân Nghĩa về những bài kinh tế và bình luận của ông trên làn sóng RFA.
Ông Ngọc cũng nói lên ý kiến về bài tường thuật cuộc tiếp xúc của đại sứ Michael Marine với cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ:
"Chúng tôi thất vọng về sự hiểu biết, phân tích thông tin của đại sứ Michael Marine về Việt Nam. Là những người đóng thuế, chúng tôi thấy buồn cho nước Mỹ về một chính sách đối ngoại sai lầm và sứ mạng Tự Do, Dân Chủ yếu kém! Đường đến một Việt Nam Tự Do và Dân Chủ còn quá xa!" Toàn ban Việt ngữ RFA xin cám ơn cảm tình ưu ái mà ông Ngọc và nhóm bằng hữu của ông dành cho. Lá e-mail này, chúng tôi đã chuyển đến kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa.
Lời phát biểu của đại sứ Marine
Quý thính giả RFA nghĩ thế nào về những lời phát biểu của đại sứ Marine vào thời điểm thủ tướng Phan Văn Khải sắp sửa sang Mỹ? Thính giả Lê Cẩm Tú cho rằng
“Ông đại sứ chỉ nghĩ một cách phiến diện mà thôi! Đại sứ Marine thật ra chẳng có ý kiến nào mới mẻ hết, cũng giống như Lê Dũng, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Việt Nam trả lời báo chí như con vẹt là “Ở Việt Nam không có đàn áp tôn giáo.”
Phát biểu của cựu Tổng bí thư Lê Khả Phiêu
Về phát biểu của cựu Tổng bí thư Lê Khả Phiêu trong một cuộc phỏng vấn mới đây của báo chí trong nuớc, thính giả Lương Võ viết:
Nếu cựu Tổng bí thư Lê Khả Phiêu thực tình phản tỉnh về những gì ông đã làm, đã nhận trong quá khứ, có can đảm cùng với dân chúng đòi hỏi chế độ đa nguyên cho đất nước, tôi mới tin được là ông ấy thực sự lo lắng cho tiền đồ của Việt Nam, chứ vài câu trả lời báo chí như vậy thì đâu vẫn vào đấy, đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục con đường mà từ trước đến nay vẫn đang đi.
“Tôi không hiểu ông Lê Khả Phiêu bây giờ mới tuyên bố rằng đảng Cộng sản Việt Nam lạm dụng quyền hành, tham nhũng, là với mục đích gì? Ông tố giác những tệ hại của đảng, nhưng lại không đưa ra một phương án nào hợp lý để giải quyết vấn đề …"
Kế đến, ông Lương Võ đưa ra nhiều nhận định về đảng Cộng sản Việt Nam trong chiến dịch chống tham nhũng, và ông kết luận:
“Nếu cựu Tổng bí thư Lê Khả Phiêu thực tình phản tỉnh về những gì ông đã làm, đã nhận trong quá khứ, có can đảm cùng với dân chúng đòi hỏi chế độ đa nguyên cho đất nước, tôi mới tin được là ông ấy thực sự lo lắng cho tiền đồ của Việt Nam, chứ vài câu trả lời báo chí như vậy thì đâu vẫn vào đấy, đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục con đường mà từ trước đến nay vẫn đang đi.”
Như để trả lời cho ông Lương Võ, thính giả Anh Thư phân tích:
“Tuy ông cựu Tổng bí thư, và ông cựu thủ tướng đã về hưu, nhưng các ông còn có chân trong ban cố vấn Trung Ương Đảng. Để bảo vệ Đảng, các ông phải nói ra cái “sự thật mà ai cũng biết” nhằm xoa dịu lòng dân, và để chứng tỏ rằng Đảng cũng đã biết các vấn đề này và đang cố gắng chống tham nhũng.
Nay, ông Lê Khả Phiêu nói ra cái sự thật mà mọi người đều đã biết, để chứng tỏ là ông hết lòng chống tham nhũng, tuy chỉ bất lực mà thôi! qua đó, ông tỏ ra là mình trong sạch. Vả lại, Đảng còn, thì tài sản của ông còn, do đó ông nói ra để khuyên đảng phải chống tham nhũng, có nghĩa là chống những người hiện tại đang tham nhũng mà không phải là ông!
Ông Phiêu cũng chứng tỏ tài sản hiện tại của ông do ông làm ra chứ không phải do tham nhũng. Như thế là ông thanh liêm, và ông đã có lên tiếng rồi. Kể từ nay, Đảng mang tiếng thì ông không chịu trách nhiệm.
Ngoài ra, ông Phiêu còn biết là rồi đây, với cao trào dân chủ và chống tham nhũng mạnh mẽ, ông có thể bị lôi ra kiểm kê tài sản, và phải chứng minh do đâu mà có. Bởi vậy, ông nói lên để lấy lòng dân chúng, chuẩn bị cho sau này, ông và con cái ông khỏi bị rắc rối.”
Và ý kiến của thính giả Catherine Nguyễn:
Mời bạn tham gia mục Trao đổi thư tín với thính giả. Xin email về Vietnamese@www.rfa.org
“Quá muộn màng cho ông Phiêu khi nói lên những lời đó. Sao ông không đứng ra diệt tham nhũng khi ông còn tại chức? nếu mà được vậy thì 80 triệu đồng bào ta đỡ khổ biết chừng nào! Ông có thể chơi trò “vừa ăn cướp vừa la làng” đấy! Miệng thì than phiền Tham nhũng, nhưng tay cứ âm thầm lấy tiền nhét túi.”
Vẫn nói về chuyện Tham nhũng, nhưng liên quan đến vụ doanh gia Trịnh Vĩnh Bình, thính giả Lê Ngọc góp ý:
“Đọc các bài viết liên quan đến tham nhũng ở Việt Nam, nhất là những tiết lộ của ông Lê Khả Phiêu, tôi thấy có nhiều điều rất mâu thuẫn:
Ông Trịnh Vĩnh Bình đem hằng triệu đô-la và 96 ký vàng đầu tư vào Việt Nam. Không hiểu ông ta có hối lộ, lo lót hay không, nhưng bị kết án tù, và tịch thu tài sản. Trong khi đó, những người công khai tham nhũng mà chính ông Tổng bí thư đảng biết thì chỉ bị cảnh cáo thôi!
Tôi cũng đọc thấy có những viên chức cấp thấp, ăn cắp vặt của công hoặc tham nhũng đôi chút nhưng bị mất nhà, mất cả chức. Vô lý đến thế là cùng!”
Lời kêu gọi của nhà cách mạng lão thành Trần Đại Sơn
Bài ghi lời nhà cách mạng lão thành Trần đại Sơn kêu gọi các cấp lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam từ bỏ chủ nghĩa Mác-Lê và định hướng Xã hội chủ nghĩa, nhận được một số ý kiến của thính giả RFA. Thính giả Vũ Bão Tố cám ơn ông Trần đại Sơn đã cho nghe những phát biểu thẳng thắn.
Trong khi ấy, thính giả Trung Nhật cho rằng lời kêu gọi đó chẳng có kết quả gì, vì giới cầm quyền còn lo giữ gìn quyền lợi. Họ nào chịu bỏ bổng lộc nên muốn rằng đảng ta cứ tồn tại mãi. Tội của chế độ là không sửa đổi cho đời sống người dân được cải thiện.
Vấn đề “phụ nữ Việt ở Đài Loan”
* Về vấn đề “phụ nữ Việt ở Đài Loan”, thính giả Nguyễn Hoàng Tân cho rằng nguyên nhân chính là vì hoàn cảnh sống tại Việt Nam quá nghèo. Ông tự đặt câu hỏi là vấn đề đó có xảy ra nơi nam giới Việt Nam không:
“Chúng ta hãy thử hỏi là đàn ông người Việt có lấy phụ nữ Đài Loan hoặc Đại Hàn, kiểu như vậy hay không? Chánh quyền Việt Nam làm lơ trước nạn cò mồi, và những cơ sở quảng cáo ngoại quốc, chỉ vì lợi nhuận của địa phương, thành ra phải làm ngơ đi.”
Chúng ta không nên chỉ ngồi tìm nguyên do khiến các cô gái ấy ra đi và gặp nông nỗi đó, mà chúng ta hãy kêu gọi tất cả người Việt ở hải ngoại đóng góp vào một quỹ đặc biệt để giúp cấp tốc các phương tiện tối thiểu cho những cô ấy.
Nghe những vụ phụ nữ Việt sang Đài Loan lao động bị cưỡng hiếp và đánh đập, nhiều người không khỏi thương xót cho thân phận của các cô gái không may đó, đồng thời họ rất bất bình trước thái độ của giới chức Việt Nam trong vụ này.
Không những với người mang cùng giòng máu Việt, mà dân chúng Đài Loan cũng lấy làm bất bình về cách giải quyết của giới chức Việt Nam.
Thính giả RFA viết đến đài về vấn đề này, đa số đều có phản ứng như vừa nói. Vài người như ông Nguyễn Tiến, ông Minh Trí thì có ý cho rằng các cô gái đó vì lười biếng và ham tiền nên mới ra cớ sự.
Đặc biệt là thính giả Al Nguyễn đưa ra cách giúp đỡ như sau:
“… Chúng ta không nên chỉ ngồi tìm nguyên do khiến các cô gái ấy ra đi và gặp nông nỗi đó, mà chúng ta hãy kêu gọi tất cả người Việt ở hải ngoại đóng góp vào một quỹ đặc biệt để giúp cấp tốc các phương tiện tối thiểu cho những cô ấy.
Cần phải thành lập những phòng liên lạc tại Việt Nam và tại các quốc gia có đông phụ nữ Việt lấy chồng nước ngoài, giống như các văn phòng xã hội lo cho phụ nữ bị chồng ngược đãi, có thể liên lạc để được giúp đỡ về mọi mặt.
Đặc biệt là văn phòng trong nước, trước khi các cô gái lên máy bay đi lấy chồng, hãy cấp cho các cô tấm thẻ, hay số điện thoại hoặc địa chỉ để nếu cần thì gọi cầu cứu.”
Chuyện ông Nguyễn Cao Kỳ và Phạm Duy
Thính giả Chế Lâm Viên thì sau khi bàn luận vấn đề vừa nói, quay sang chuyện ông Nguyễn Cao Kỳ và ông Phạm Duy trở về nước sống. Cũng thế, nhiều thính giả RFA cho biết là rất bất bình khi nghe những lời ông Phạm Duy tuyên bố lúc mới đặt chân về Việt Nam.
Thính giả Trần Nhi (hay Trần Nhị) cho rằng đó là
Ông Phạm Duy nên nhớ rằng trong suốt 30 năm tỵ nạn sống ở Hoa Kỳ, ông được tự do sáng tác, tự do hát, có bao giờ xin phép ai đâu mà bây giờ ông lại phải xin chứng nhận quyền công dân Việt Nam Xã hội chủ nghĩa để tiếp tục phát những bài hát cũ từ thời kháng chiến chống Pháp.
“Những lời nịnh thời nịnh thế. Ông Phạm Duy nên nhớ rằng trong suốt 30 năm tỵ nạn sống ở Hoa Kỳ, ông được tự do sáng tác, tự do hát, có bao giờ xin phép ai đâu mà bây giờ ông lại phải xin chứng nhận quyền công dân Việt Nam Xã hội chủ nghĩa để tiếp tục phát những bài hát cũ từ thời kháng chiến chống Pháp.
Ông cứ tưởng là người cộng sản hài lòng về những lời nịnh hót, mà không hiểu rằng họ khinh bỉ, nhưng vẫn lợi dụng ông để tuyên truyền cho Nghị quyết 36.”
Thính giả Quang Tuấn nhận định là cũng như ông Nguyễn Cao Kỳ, "ông Phạm Duy phạm lỗi lầm của những người thích nói và không kiểm soát được việc làm của mình. Dù rằng đã 86 tuổi nhưng ông vẫn ăn nói bất nhất, lối nói của kẻ ăn cháo đá bát đối với cả hai chế độ Cộng sản và Quốc gia."
Và trong khi các thính giả Quách Cường, Vĩnh Đông, Phạm Xuân, … chỉ trích nặng nề tư cách của ông Phạm Duy, thì thính giả với địa chỉ e-mail “It was the day” có phản ứng cụ thể hơn
“… Các trung tâm phát hành đã trả tiền cho ông Phạm Duy để phát hành những bản nhạc đó, và chúng tôi đã mua những băng nhạc ấy.
Nay, ông yêu cầu chúng tôi đừng xử dụng nhạc của ông, thiết nghĩ ông nên hoàn lại những gì gia đình ông đã nhận từ đồng bào hải ngoại, từ các trung tâm băng nhạc, từ những tấm vé mà chúng tôi đã mua để ủng hộ ông và gia đình ông.
Ông tuyên bố rằng những bài nhạc về giai đoạn vượt biển, tỵ nạn, là ông viết trong lúc tinh thần hoảng loạn chứ không phải cảm xúc thật. Tức là với cảm xúc giả tạo để kiếm cơm và đánh bóng tên tuổi. Chúng tôi, những người mua lầm đồ giả, có quyền được bồi thường”
E-mail của thính giả Tuấn Ngọc thì ngắn gọn hơn, nhờ làn sóng RFA chuyển đến Phạm Duy là đối với ông cũng như nhiều người Việt, nay nhạc sĩ Phạm Duy đã chết. “Mùa thu đã chết” cho chết luôn, hẳn là ý của ông Tuấn Ngọc.
Tuy nhiên, ngoài những thư chê trách ông Phạm Duy, lại có lá thư từ trong nước của thính giả Nguyễn Tâm như sau:
“Xin chúc nhạc sỹ dồi dào sức khoẻ và tiếp tục sáng tác những nhạc phẩm giá trị trên quê hương. Hy vọng sáng tác của nhạc sỹ sẽ được phổ biến rộng rãi trong nước. Tôi rất vui khi thấy nhạc sỹ, tuy tuổi đã cao nhưng vẫn về thăm quê hương, bạn bè.”
Bức thư của sinh viên Phạm Xuân Chiến
Cách nay hai kỳ, chúng tôi có trích đọc bức thư của sinh viên Phạm Xuân Chiến nói lên sự gắn bó với tổ quốc, và những ý nghĩ tốt của em về giới lãnh đạo đất nước. RFA Việt ngữ nhận được phản hồi của một số thính giả, và tuần rồi, chúng tôi đã trích đọc thư của ông N.M.A. Nghe thư này, sinh viên Xuân Chiến có đôi lời như sau:
“Một điều cháu muốn gửi tới ông N.M.A. khi viết về nhận định của cháu là: Cháu không phải là con cán bộ trung hay cao cấp, mà sinh ra và lớn lên ở một tỉnh nghèo của Việt Nam, bố mẹ cũng chỉ là công nhân viên bình thường. Cháu rất hiểu những nỗi khổ của sự đói nghèo chứ.
Một điều nữa là cháu không hề bị nhuộm đỏ bởi chủ nghĩa Mác-Lê nhưng cháu tin vào điều đó, tin vào những gì đã được học và cả tư tưởng Hồ Chí Minh nữa. Niềm tin đó là dựa vào tình yêu của cháu đối với Tổ Quốc và mong muốn đóng góp vào sự phát triển của đất nước. Cháu tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và tin vào chế độ một đảng …”
Đó là một đoạn trong thư của người sinh viên theo học trường Quan Hệ Quốc Tế tại Hà Nội. Quý thính giả nghĩ thế nào, xin cho biết ý kiến.
Website RFA bị "tường lửa"
Không hiểu sao dạo này, cháu vào trang web RFA không được. Cháu mong các cô chú khắc phục kịp thời để mọi người cùng xem và nghe chứ, dù là tiếng nói tự do cách nửa vòng trái đất nhưng nó rất hữu ích cho chúng cháu cũng như cho những người dân Việt Nam nào yêu chuộng tự do. Cháu hy vọng là ngày nào đó, cháu sẽ nghe đài một cách tự do chứ không còn ngần ngại như bây giờ.
Nói về thư của giới trẻ gởi đến đài thì tuần qua, có lá e-mail sau đây từ trong nước của bạn Toàn "Không hiểu sao dạo này, cháu vào trang web RFA không được. Cháu mong các cô chú khắc phục kịp thời để mọi người cùng xem và nghe chứ, dù là tiếng nói tự do cách nửa vòng trái đất nhưng nó rất hữu ích cho chúng cháu cũng như cho những người dân Việt Nam nào yêu chuộng tự do. Cháu hy vọng là ngày nào đó, cháu sẽ nghe đài một cách tự do chứ không còn ngần ngại như bây giờ.
Chúc các cô chú luôn hoàn thành tốt công việc, và dân ta được đón nhận tự do một cách rộng rãi, tới lúc đó thì Cộng sản mới không còn lừa dân nữa. Chào các cô chú!”
Mặc dù gặp lắm cản trở nhưng Toàn vẫn cố gắng nghe đài, chúng tôi cám ơn em rất nhiều. RFA Việt ngữ vẫn biết vấn đề bị phá sóng, trang Web thì bị “tường lửa”, nhất là vào những khi có các bài hơi nặng cho giới cầm quyền trong nước, nên phải đối phó không ngừng đấy, em à. Lần nữa, cám ơn cảm tình của Toàn dành cho chúng tôi.
Đến đây thì đã hết giờ, Thy Nga xin chào tạm biệt quý thính giả.