Trao đổi thư tín với thính giả (Ngày 24-11-2005)
2005.11.24
Thy Nga, phóng viên đài RFA
Cuối tuần qua, nghe tin Hòa Thượng Thích Quảng Độ bị công an hành hung, thính giả RFA nhiều người đã có phản ứng ngay, như ông Trần Đức hiện làm việc trong ngành giáo dục tại Indiana, Hoa Kỳ .

“cảm thấy hết sức bất an khi nghe tin đó.
“Chân tu như chú bồ câu Mà sao nên nỗi áo nâu đeo xiềng!” (Bầy chim bỏ xứ)
Đảng Cộng sản Việt Nam hành hung, bắt bỏ tù các nhà tu như thầy Quảng Độ, thầy Trí Siêu, Linh mục Nguyễn Văn Lý, … thì thật không thể hiểu nổi. Tôi thấy an tâm khi chính phủ Hoa Kỳ vẫn lưu tên Việt Nam trong danh sách “Các nước cần đặc biệt quan tâm” …”
Kế tiếp, ông Đức trải tâm sự với anh em chúng tôi: “Tôi sống trong một gia đình mà năm 1975 đã lựa chọn ở lại Việt Nam với hy vọng là hòa bình rồi sẽ giúp ích được ít nhiều cho đất nước. Nhưng rồi … thực tế đã mở mắt cho chúng tôi. Gần đây, khi nghị quyết 36 kêu gọi bỏ qua quá khứ để xây dựng đất nước, tôi nghe mà buồn cười quá!”
Nhiều thính giả cũng nhận định tương tự. Từ trong nước, thính giả mà chúng tôi xin gọi tắt là M.V. ở Nha Trang, nhận xét về những gì diễn ra chung quanh:
“Vấn đề tôn giáo cũng như vấn đề nhân quyền đều tồi tệ ở đất nước chúng tôi. Thật đáng buồn nhưng chẳng biết kêu ai? Thế giới đâu có thấy rõ sự chà đạp của nhà cầm quyền lên người dân chúng tôi. Họ bắt nhân dân đóng đủ mọi loại thuế, cộng với những khoản tiền, nào là cho an ninh quốc phòng, xóa đói giảm nghèo, xây dựng trường, đường xá nông thôn, vì tuổi thơ, lao động công ích, … và buộc phải mua công trái đủ loại.”
Tôi sống trong một gia đình mà năm 1975 đã lựa chọn ở lại Việt Nam với hy vọng là hòa bình rồi sẽ giúp ích được ít nhiều cho đất nước. Nhưng rồi … thực tế đã mở mắt cho chúng tôi. Gần đây, khi nghị quyết 36 kêu gọi bỏ qua quá khứ để xây dựng đất nước, tôi nghe mà buồn cười quá!”
Việt Nam có tự do hay không?
Trong mục này kỳ trước, có một thính giả họ Phan thư rằng “Việt Nam hiện nay là một đất nước có tự do đúng ý nghĩa nhất” chúng tôi trình đọc và xin quý vị thính giả cho ý kiến, thì đây: lá thư tiêu biểu, người viết là ông Trần Minh định cư ở Seattle, Hoa Kỳ.
“Tôi không hiểu Bạn nói “Có tự do ý nghĩa nhất” là cái gì? nhưng cũng xin góp ý là vấn đề tự do nghe, nhìn, và diễn đạt tư tưởng của người dân Việt Nam hiện nay đều bị nhà cầm quyền tước đoạt hết.
Chẳng nói gì xa, sự việc rất nhiều người dân không vào được Internet cũng đủ cho thấy sự cấm đoán, và nếu dân chúng lên tiếng mà tiếng nói đó không đúng theo khuôn mẫu của nhà cầm quyền đặt ra thì đều bị coi là phản động.
Còn như nếu Bạn chứng minh được là dân chúng ở Việt Nam xử dụng Internet không bị hạn chế, và diễn đạt tư tưởng được tự do thì chẳng những tôi, mà toàn thể hơn 80 triệu người dân ở Việt Nam xin tôn Bạn là thánh.”
Và email của thính giả mà chúng tôi xin gọi tắt là B.H.:
“Hiện nay ở Việt Nam, có rất nhiều người quan tâm đến vấn đề dân chủ và tự do tôn giáo. Và tôi cũng là một người như vậy, muốn theo dõi những bất cập trong bộ máy cầm quyền cũng như trong xã hội. Nhưng không hiểu vì sao mà các trang Web về tự do dân chủ, chúng tôi không thể vào được nữa?”
Vấn đề giáo dục
Mọi năm, cứ gần đến ngày 20 tháng 11, Ngày Nhà giáo Việt Nam, người ta lại bàn nhiều về những nan đề trong ngành này. Nhưng năm nay, giữa những tin tức về dịch cúm gia cầm lan rộng, vấn đề giáo dục, cũng như nhiều vấn đề khác đã bị chìm đi. Tuy vậy, RFA Việt ngữ có nhận được một thư dài từ trong nước gửi đến, của thính giả mà chúng tôi xin gọi tắt là A.T. :
Hiện nay ở Việt Nam, có rất nhiều người quan tâm đến vấn đề dân chủ và tự do tôn giáo. Và tôi cũng là một người như vậy, muốn theo dõi những bất cập trong bộ máy cầm quyền cũng như trong xã hội. Nhưng không hiểu vì sao mà các trang Web về tự do dân chủ, chúng tôi không thể vào được nữa?
“Trong thời kỳ đổi mới, Nhà nước đang khuyến khích mở rộng các hình thức đào tạo nhưng chính những hình thức này đã làm cho các trường đại học chạy theo lợi nhuận, đồng tiền, làm xuống cấp nghiêm trọng uy tín của các giáo sư, tiến sĩ, các nhà giáo...
Tôi có con đang chuẩn bị cho cháu đi thi, thì nghe nói có hệ liên kết học cao đẳng của đại học Bách Khoa …”
Kế đến, ông A.T. kể vào chi tiết chuyện phải chi tiền để có thể đăng ký nộp hồ sơ, và kết luận:
“… Giữa lúc xã hội đang lên tiếng chống tiêu cực tham nhũng thì trong ngành giáo dục, tại một trường đại học lớn như thế mà nhân dân tin tưởng cho con em mình phấn đấu ôn thi vào học, lại có một loại hình đào tạo để thu tiền như vậy.
Tôi thật là buồn và chán nản và nghĩ rằng: có phải từ chủ trương chính sách của đảng và nhà nước đã tạo thêm những tiêu cực trong lĩnh vực đào tạo ở một trường đại học lớn như thế, mà điều đó là một sự thực, và có phải các giáo sư, tiến sĩ cũng như các nhà giáo ưu tú lại đứng đằng sau cho những việc đào tạo liên kết theo kiểu thu tiền của nhân dân lao động.
Vậy thì chính phủ, bộ Giáo dục và Đào tạo cần phải cải cách giáo dục đến bao giờ cho được một môi trường mà con em đều có động lực phấn đấu học hành, tu dưỡng đạo đức vào một mái trường lớn như đại học Bách Khoa.”
Nỗi thất vọng của người dân trong nước
Nhiều thính giả RFA khi xem thấy tin hay bài nào đáng chú ý, đã chuyển ngay thông tin đó đến chúng tôi, như bà Hoa ở Cần Thơ chuyển bài “Hậu Giang: Lấy đất dân hiến, chia cho cán bộ” đăng trên một tờ báo trong nước, đưa ra cho công luận thấy một trong những nỗi thất vọng của dân chúng đối với chính quyền địa phương.
* Một trong những người dân thất vọng não nề, là thương binh Đào Đức Khả đã nghe theo lời kêu gọi của Đảng mà tố cáo tham nhũng. Kết quả là ông bị mất việc làm, bị trù dập và khai trừ khỏi Đảng. Ông theo kiện về vụ này đã 15 năm nay, và được Việt Hùng của ban chúng tôi phỏng vấn. Sau khi nghe bài này, thính giả Lê Quyên ( hay Quyền ) nhận định:
Bạn nghĩ gì về những ý kiến này? Xin email về Vietnamese@www.rfa.org
“Trong xã hội Cộng sản, những chuyện xảy ra như trường hợp ông Khả chẳng có gì là lạ tuy thế, việc làm của RFA vẫn có tác dụng lớn. Chúng tôi thấy có bổn phận phải cổ võ mọi người trong cũng như ngoài nước đón nghe RFA để biết được thêm những gì thực sự xảy ra trong nước.”
Ban Việt ngữ RFA xin cám ơn thiện ý của bạn. Với khả năng của một đài phát thanh quốc tế, chúng tôi mong muốn trình bày những sự việc như thực tế đã và đang diễn ra … nói lên sự thật mà người dân trong nước không được biết đến. Cám ơn cảm tình mà bạn dành cho anh em chúng tôi.
* Trước những vụ khiếu kiện chồng chất của đồng bào, mà nhiều trường hợp đã chờ chực từ tháng này qua năm nọ để nộp đơn xin lại nhà cửa, ruộng đất bị chiếm đoạt, Câu lạc bộ Hoa Mai, một nhóm tranh đấu cho các quyền căn bản của người dân Việt Nam, đã lập ra e-mail với địa chỉ khieukien@hoamai.org để đồng bào bị ức hiếp, gửi chi tiết về trường hợp của mình đến, Câu lạc bộ sẽ đưa lên trang Web Tiengdankeu.net cho mọi người đều xem thấy.
Các cuộc phỏng vấn
Về bài vở của chúng tôi thì dạo gần đây, những cuộc phỏng vấn của Đỗ Hiếu với các nhà tranh đấu cho dân chủ trong nước được nhiều thính giả khen ngợi.
* Về cuộc phỏng vấn ông Trương Văn Dung, Viện trưởng Viện Thú Y Việt Nam, do Gia Minh thực hiện, thính giả Năm Căn nhận xét
“Là một cuộc phỏng vấn mà tôi cảm thấy được sự hiểu biết của một chuyên gia về vấn đề nghiêm trọng như dịch cúm gia cầm đối với dân chúng trong nước. Không những ông Trương Văn Dung hiểu tường tận vấn đề mà còn hiểu biết đến những hoạt động kết hợp với ngành bộ khác như bộ Y Tế để giáo dục và tuyên truyền dân chúng phòng ngừa dịch cúm, nhưng không quá sợ hãi mà không dám dùng thịt gia cầm chưa bị bệnh dịch để tránh hiện tượng đóng băng của thị trường thịt gia cầm.
Ông cũng hiểu rõ sự khó khăn của Việt Nam trong vấn đề tập trung giết mổ gia cầm để kiểm soát dịch bệnh, vì dân chúng Việt Nam đã có thói quen ăn thịt tươi hơn là thịt đã gia công. Cách đối đáp của ông tỏ rõ sự thông suốt vấn đề mà ông đang chuyên trách và không mang tính cách hách dịch của một cán bộ cao cấp mà tôi từng nghe thấy từ trong nước. Hy vọng rằng Việt Nam sẽ có được nhiều cán bộ có khả năng như ông Trương Văn Dung để cho đất nước sớm vượt qua tình trạng thiếu phát triển hiện nay.” Thư từ khác của các thính giả
Ban Việt ngữ RFA cám ơn ông T.Đ đã gửi cho chúng tôi bài do ông viết, tựa đề là “Một số ý kiến đối với Dự thảo Đại hội Đảng Thành phố Hồ-chí-Minh” trong đó, ông nêu ra và phân tích về từng vấn đề của thành phố này, nơi cư ngụ của gia đình ông lâu nay.
Trong xã hội Cộng sản, những chuyện xảy ra như trường hợp ông Khả chẳng có gì là lạ tuy thế, việc làm của RFA vẫn có tác dụng lớn. Chúng tôi thấy có bổn phận phải cổ võ mọi người trong cũng như ngoài nước đón nghe RFA để biết được thêm những gì thực sự xảy ra trong nước.
Chúng tôi xin ghi nhận những ý kiến sâu sắc của ông. Cũng xin cám ơn các thính giả như ông Đ.H. và bạn H.B. cho chúng tôi biết về tình hình ở trong nước nghe các làn sóng nào, tại vùng nào thì tốt; như ông M.T., ông Hoàng Huỳnh, bạn Hương Sen, bạn Châu Thanh, và rất nhiều thính giả khác đã cổ võ khích lệ anh em chúng tôi trong công việc.
Riêng thính giả trẻ, tên là Tâm thì lá email đầu tiên gửi đến ban Việt ngữ kết thúc với hàng chữ “Vương vấn và thương yêu đài RFA thật nhiều” làm cho chúng tôi cảm động quá.
Số những thính giả yêu cầu gửi “Bản tin” thì ngày càng tăng mạnh, vài người ngoại quốc cũng ghi tên. Có lẽ rồi ra, chúng tôi phải thuê thêm nhân viên để làm cái việc này quá!
Thư đã dài, Thy Nga cùng toàn ban Việt ngữ xin chào tạm biệt quý thính giả và các bạn.
Những bài liên quan
- Một số tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo trong nước tiếp tục gặp khó khăn
- Hội luận trong và ngoài nước về quyết định đưa Việt Nam trở vào danh sách CPC
- Phỏng vấn hai nhân chứng cuộc xô xát giữa công an với Hòa Thượng Thích Quảng Ðộ
- Trao đổi thư tín với thính giả (Ngày 17-11-2005)
- Chuyến đi thị sát tình hình tôn giáo tại Việt Nam của phái đoàn Ðại sứ quán Hoa Kỳ
- Việt Nam bị duy trì trong danh sách CPC có nghĩa gì?
- Trao đổi thư tín với thính giả (Ngày 10-11-2005)
- Các nhà tranh đấu trong và ngoài nước nghĩ gì về việc Hoa Kỳ giữ tên VN trong danh sách CPC?
- Hà Nội phản bác việc Hoa Kỳ giữ tên Việt Nam trong danh sách CPC
- Hoa Kỳ tiếp tục giữ tên Việt Nam trong danh sách cần đặc biệt quan tâm về tự do tôn giáo
- Thêm một tín đồ sắc tộc người H`mong tại Lào Cai bị bắt giữ
- Trả lời một bài viết của đài Tiếng nói Việt Nam
- Trao đổi thư tín với thính giả (Ngày 3-11-2005)
- Hà Nội yêu cầu Hoa Kỳ rút tên Việt Nam ra khỏi danh sách CPC
- Phúc đáp của RFA với Thông tấn xã Việt Nam và Đài tiếng nói Việt Nam
- Điều trần về thực trạng tôn giáo ở Việt Nam tại Hạ viện Hoa Kỳ
- Trao đổi thư tín với thính giả (Ngày 27-10-2005)
- Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo trong nước tiếp tục gặp khó khăn
- Trao đổi thư tín với thính giả (Ngày 20-10-2005)
- Những khó khăn trong sinh hoạt đạo của Tổng Hội Tin Lành miền Bắc