Thy Nga, phóng viên đài RFA
Chuyến Tổng thống Hoa Kỳ đến Việt Nam đã kết thúc trong sự hài lòng của quan chức lãnh đạo Hà Nội, và nỗi vui mừng của doanh giới Mỹ-Việt. Bối cảnh hội nghị tại Hà Nội cũng khiến nhiều người cho là đặc biệt, nhất là khi đoàn xe của vị nguyên thủ Hoa Kỳ chạy ngang qua hồ Trúc Bạch, nơi có bức tượng ghi lại vịêc bắt sống một phi công Mỹ khi máy bay của anh ta bị bắn rơi.

Người sĩ quan đó là ông John McCain nay là Thượng nghị sĩ, bạn với ông Bush, cũng là người có thể được đề cử làm ứng viên tổng thống của đảng Cộng Hoà trong cuộc bầu cử năm 2008.
Thượng đỉnh APEC
Trong số hơn 2000 ký giả quốc tế đến Việt Nam tường trình về Thượng đỉnh APEC, không có phóng viên nào của đài RFA, lý do dễ hiểu là quan chức lãnh đạo Việt Nam không ưa chương trình chúng tôi, chẳng thế mà vừa phá sóng phát thanh, lại vừa ngăn chặn người dân truy cập trang Web RFA Việt ngữ.
Một trong các thính giả thường viết đến RFA là ông John Nguyễn nói rằng khi nghe tin đó, ông chẳng cảm thấy tiếc vì biết rằng nếu RFA Việt ngữ được giấy phép vào Việt Nam thì cũng chỉ nhìn thấy những cảnh trí đã được giàn dựng cho quan khách APEC trong khi RFA chúng tôi thì lại chỉ muốn tìm hiểu tình hình thực tế để tường trình.
Các phóng viên bạn đi tham dự tùân lễ APEC về, cũng cho biết là không phỏng vấn được giới chức Việt Nam, còn nếu muốn phỏng vấn người dân thì phải có nhân viên của chính quyền đưa đi. Thế thì người đó sắp sửa nói gì cũng có thể biết cả rồi, chẳng cần phải hỏi nữa. Những người bất đồng chính kiến trong dịp này bị Công an bao vây, trấn giữ ngay trứơc cửa nhà, "nội bất xuất, ngoại bất nhập" như quý vị có thể thấy qua một số hình ảnh chụp được tại chỗ đăng trên Website của RFA. Theo dõi tin tức, thính giả Quang Tiến ở Tiệp nhận định: "Nhân loại đã bước sang thế kỷ 21 mà ở Việt Nam lại có cảnh đặt trạm gác trước nhà những người bất đồng, chỉ vì họ dám nói lên chính kiến của mình, thẳng thắn phê phán những sai trái, bất công trong xã hội..."
Cũng từ Cộng hòa Tiệp, thính giả Ngọc Tuấn cho rằng: "Hành động đó của giới cầm quyền chứng tỏ là họ e sợ những tiếng nói đòi hỏi dân chủ tự do. Nhưng (…) dân chủ là tiến trình không thể đảo ngược … Nên chấm dứt ngay cách hành xử kém văn minh như vậy."
Nhân loại đã bước sang thế kỷ 21 mà ở Việt Nam lại có cảnh đặt trạm gác trước nhà những người bất đồng, chỉ vì họ dám nói lên chính kiến của mình, thẳng thắn phê phán những sai trái, bất công trong xã hội...
Tình hình tôn giáo ở trong nước
Vừa rồi, có một lá thư gửi bằng đường bưu điện đến RFA Việt ngữ. Chỉ vỏn vẹn vài hàng nhưng chúng tôi cho là rất thú vị, đó là thư của cụ Hoàng Hải định cư ở Lincoln, Nebraska:
“Tôi nay đã già lắm rồi, không viết được, phải nhờ đứa cháu nó viết. Tôi cho rằng bộ Ngoại giao Mỹ, hoặc các viên chức nào đó có thẩm quyền bỏ Việt Nam ra khỏi danh sách CPC đều là những người mù không nhìn thấy, và điếc không nghe được. Nhưng chẳng lẽ, điếc và mù mà lại ngồi trong chính trường Mỹ? Xin giải đáp cho câu hỏi này.”
Câu này khó quá cụ ạ, chúng cháu cũng chẳng biết phải trả lời cụ thế nào, vì điếc và mù thì tất nhiên là không ngồi được trong chính trường Mỹ rồi, nhưng chuyện chính trị chính em thì nó phức tạp lắm, có khi thấy vậy mà không phải vậy đâu cụ ơi. Xin ghi nhận thắc mắc của cụ, và xin chúc cụ lúc nào cũng mạnh khoẻ, thân tâm thường an lạc cho các con các cháu vui.
Đến họp Thượng đỉnh APEC, ngoài Tổng thống Hoa Kỳ, có 20 nguyên thủ quốc gia hay đại diện các nền kinh tế. Thủ tướng Canada, Stephen Harper, khẳng định rằng "Canada không bán dân chủ để lấy đô-la" và trong các cuộc gặp gỡ giới chức Hà Nội, ông thẳng thắn nêu lên với thủ tuớng Nguyễn Tấn Dũng vấn đề nhân quyền, tự do của người dân Việt và tình hình của hàng chục người bất đồng chính kiến đang bị giam cầm hay làm phiền.
Tuy thế, diễn tiến Việt Nam mở rộng thương mại và tăng gia quan hệ với Hoa Kỳ làm cho nhiều người Việt ở hải ngoại, như thính giả Quốc Nguyễn, thấy mừng là vì: "Kinh tế thay đổi thì dân trí cũng thay đổi và dĩ nhiên chính trị cũng vậy…nhưng rất chậm, và rất là lâu nữa thì nền dân chủ Vịêt Nam mới hình thành"
Quan hệ Việt - Mỹ
Nói đến thay đổi thì có lẽ điều mà Tổng thống George W. Bush tiết lộ trong một cuộc họp báo, cho thấy rõ sự thay đổi lớn lao nơi giới lãnh đạo Việt Nam cũng như trong mối quan hệ Việt Mỹ từ thù sang bạn:
“… I found it really interesting, for example, that the Prime Minister's children were educated in the United States. The Prime Minister of Vietnam who, as I understand it, was part of the Viet Cong, sends his children to our country to get educated, and one of his children ended up marrying a Vietnamese American …”
Tôi thấy có các điều đáng chú ý chẳng hạn như con cái của Thủ tướng theo học ở Hoa Kỳ. Thủ tướng Việt Nam, mà theo tôi hiểu thì trước kia thuộc lực lượng gọi là Việt Cộng, nhưng nay đã gửi các con ông sang Hoa Kỳ học, và một trong các cô cậu đó đã kết hôn với một người Mỹ gốc Việt.
dịch nghĩa là:
“Tôi thấy có các điều đáng chú ý chẳng hạn như con cái của Thủ tướng theo học ở Hoa Kỳ. Thủ tướng Việt Nam, mà theo tôi hiểu thì trước kia thuộc lực lượng gọi là Việt Cộng, nhưng nay đã gửi các con ông sang Hoa Kỳ học, và một trong các cô cậu đó đã kết hôn với một người Mỹ gốc Việt.”
Có lẽ đây là điều thú vị nhất bên lề APEC. Chỉ mươi năm trước, làm gì có chuyện như vậy? mà nếu có thì quan chức nào cũng phải dấu diếm thật kỹ, quý vị nhỉ.
* Một chi tiết nữa về APEC mà quý vị chú ý là những tấm áo dài mà các nguyên thủ quốc gia khoác lên người để chụp ảnh lưu niệm. Thính giả Tuấn Nguyễn email như sau:
“Quí vị thấy có đúng là quốc phục Việt Nam không? Tôi thì thấy nó hoàn toàn là áo Tàu. Hình các ông giống y chang những ông Tàu trong phim bộ. Xin thưa là: Áo dài của đàn ông Việt Nam chỉ dài đến đầu gối thôi”
Nghe bạn nói, chúng tôi lấy mấy cái hình các vị nguyên thủ ra coi lại, phải công nhận là có dài quá khổ thật, nhưng không biết may đo ra sao mà có ông mặc dài đến mắt cá chân, mà cũng có ông mặc chỉ quá gối chút đỉnh.
Bức “tường lửa”
Mấy ngày trước khi APEC khai diễn, một số người dân trong nước cho chúng tôi hay là họ truy cập được trang Web RFA Việt ngữ một cách dễ dàng. Điều này, theo thính giả Kevin Nguyễn là bởi
"Doanh giới và báo giới nước ngoài rất nhiều người đến, thành ra chính quyền Việt Nam phải tạm tháo gỡ "tường lửa" để những người đó có thể thông tin về diễn tiến của APEC. Sau khi APEC kết thúc, quan khách ra về thì chắc đâu lại hoàn đó, nhà cầm quyền dựng lại "tường lửa", tôi dám cá với các anh chị đó!" Thính giả Cường Nguyễn cũng cho rằng nếu nhà cầm quyền Việt Nam tiếp tục chặn thông tin trong thời gian mà nhiều khách ngoại quốc và truyền thông quốc tế đến, thì họ sẽ có bằng chứng về những cấm đoán ở Việt Nam. Bạn viết tiếp:
Mời thính giả tham gia mục Trao đổi thư tín với thính giả. Mọi email xin gửi về Vietweb@rfa.org
“Thành thật cám ơn quý Đài đã thường xuyên gởi bản tin đến tôi, dù biết đài RFA phát sóng về Việt Nam để chuyển tải thông tin và những tư tưởng Tự Do, Dân Chủ vào cho đồng bào trong nước vốn bị bưng bít thông tin..
Tôi ở hải ngoại là kẻ “nghe cọp” nhưng nghe đài RFA đã trở thành “tập quán” mỗi ngày, truy cập trang Web để xem lại vào mỗi đêm đã là niềm vui của tôi trong nhiều năm qua. Có khi tức giận khi nghe tin dân lành trong nước bị đàn áp, có lúc lại mừng khi nghe tin nhà nứơc bị áp lực phải chịu bỏ điều này, phải thả người kia.
Vui buồn, tức tối hàng ngày nhưng vẫn say mê chờ đợi nghe bản tin kế tiếp, kế tiếp nữa …”
Bạn kể về những vui buồn khi theo dõi chương trình, nghe thú vị lắm. Anh em chúng tôi rất vui khi có thính giả như bạn Cường. Cám ơn nhiều.
* Trong khi đó, thính giả M.S. lại cho biết:"Tin về "bức tường lửa" được gỡ bỏ đối với Ðài RFA trong những ngày gần đây là không chính xác.
Ngay thời điểm viết thư này, chính tôi đang phải dùng Proxy mới xem được tin tức trên Trang nhà của RFA. Trong “Bản tin hàng ngày” của RFA có đưa các link thông qua Proxy là rất cần thiết, xin RFA tiếp tục động tác này.
Ngoài ra, thính giả ở Việt Nam có thể dùng chương trình “Invisible Browser” là một chương trình tự động tìm và chạy Proxy với 100% kết quả thành công khi vượt tường lửa tại Việt Nam. Chương trình này có thể tìm và tải về từ hệ thống Internet.
Thông tin của RFA là khách quan và trung thực. Với các thính giả trong nước, theo dõi đài RFA qua Internet không phải là chuyện đơn giản vì bị chính quyền ngăn chặn 100% bằng “tường lửa”.
Để tiếp tục đọc tin của RFA, chúng tôi đã quyết định chấp nhận trả giá bằng sự tự do nếu bị phát hiện. Vì thế, RFA cần hiểu hết tấm lòng của người dân trong nước dành cho RFA đến mức độ thế nào.”
Tôi nghĩ là kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa nhận định rất đúng khi cho rằng doanh nhân Việt Nam chưa chuẩn bị đủ cho việc Việt Nam gia nhập WTO. Theo tôi nghĩ thì cả chính phủ Việt Nam cũng chưa đủ khả năng để vào dòng WTO nếu họ không dùng chất xám ở hải ngoại.
Những thông tin của bạn rất tốt. Quý báu hơn nữa, là nhiệt tình mà bạn dành cho chương trình Việt ngữ RFA. Anh em chúng tôi hiểu những khó khăn khi quý vị muốn đến với RFA.
Dẫu khó khăn nhưng quý vị vẫn tìm biết sự thật. Thế mới biết, thông tin trung thực cần thiết cho con người tới chừng nào. Xin cám ơn tất cả quý thính giả, quý độc giả.
Gia nhập WTO
Về bài vở trong chương trình, sau khi nghe bài “Hiệp hội Lương thực Việt Nam khẩn cấp yêu cầu chính phủ cho thực hiện các hợp đồng xuất khẩu gạo đã ký” thính giả Tony DuMaurier viết đến RFA một email dài. Xin trích đoạn:
“Tôi nghĩ là kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa nhận định rất đúng khi cho rằng doanh nhân Việt Nam chưa chuẩn bị đủ cho việc Việt Nam gia nhập WTO. Theo tôi nghĩ thì cả chính phủ Việt Nam cũng chưa đủ khả năng để vào dòng WTO nếu họ không dùng chất xám ở hải ngoại.
Làm sao doanh nhân Việt Nam có thể làm ăn với người ngoại quốc khi họ không có căn bản về luật pháp? tuy nhiên, làm sao doanh nhân Việt hiểu biết về luật pháp bằng các luật sư Việt Nam cho được? Thế nhưng, theo tôi nghĩ, khả năng hiểu biết về luật của các doanh gia ngoại quốc còn nhiều hơn khả năng chuyên môn của luật sư Việt Nam nữa.
Tôi sợ một ngày nào đó, các doanh nhân Việt Nam sẽ bị phá sản hết. Mà theo lời của Luật sư Trần Vũ Hải thì hình như trong lãnh vực xuất cảng gạo, họ đều là doanh nghiệp Nhà nước, thế mới là chết!”
Về tạp chí “Văn học Nghệ thuật” bài Minh Thùy vừa phỏng vấn nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên, thính giả Lang Bian nhắn với Minh Thùy là hãy đăng tải trên Web của RFA Việt ngữ bài “Văn học sạch” của ông vì bài này đã bị kéo xuống sau khi đăng trên trang Web “Văn nghệ sông Cửu Long”. Xin thưa là bạn có thể đọc nguyên văn bài ấy trong phần tư liệu của Website ban Vịêt ngữ RFA.
Xin được thông báo, là chương trình của ban Việt ngữ RFA hiện có thể nghe được theo ba cách. Thứ nhất là qua các làn sóng ngắn mà chúng tôi đã thông báo trong mỗi buổi phát thanh, thứ hai là qua Internet và thứ ba là qua radio hay TV bắt sóng từ vệ tinh ASIASAT 2.
Tuần qua, ban Việt ngữ RFA nhận được - 4 bài viết của tác giả ký tên là “Thấu tâm can” - giấy tờ khiếu kiện về đất bị thu hồi do bà Thạch thị Liên ở Bình Dương gửi
Ba cách theo dõi chương trình Ban Việt Ngữ
Xin cám ơn quý vị. Thư đã dài, toàn ban cùng Thy Nga chào tạm biệt, mong nhận được nhiều thư và lời nhắn hơn nữa của quý vị và các bạn.
Xin được thông báo, là chương trình của ban Việt ngữ RFA hiện có thể nghe được theo ba cách. Thứ nhất là qua các làn sóng ngắn mà chúng tôi đã thông báo trong mỗi buổi phát thanh, thứ hai là qua Internet và thứ ba là qua radio hay TV bắt sóng từ vệ tinh ASIASAT 2. Nếu sử dụng đĩa thu sóng vệ tinh này, thì quý vị có thể nghe bằng radio hay qua TV ở kênh 412, chỉ số PID là 7622 vào các giờ sau đây:
*Chương trình buổi sáng phát từ từ 6:30 đến 7:30, sau đó được lập lại vào lúc 8:30, 11 giờ và 12 giờ trưa, rồi 5 giờ và 6 giờ chiều.
*Chương trình buổi tối phát từ 9 giờ đến 10 giờ và được lập lại hai lần, 1 giờ và 2 giờ khuya.
Nhắc lại: kênh 412, PID 7622. Mong quý vị đón nghe và mong nhận được ý kiến phản hồi từ quý vị. Xin cảm ơn.