Nguyễn An, phóng viên đài RFA
Trong tuần qua, có ba mục của ban Việt ngữ đựơc nhiều thính giả gửi thư hay gọi điện vào góp ý kiến.

Trước hết là loạt bài trao đổi với luật sư Trần Thanh Hiệp về vấn đề hiến pháp Việt Nam có cần thay đổi không, và giá trị của bản hiến pháp 1946 ra sao. Xin thưa với các bạn Mai Tiến Tiệm, Nguyễn Công Bằng, Nguyễn T. Đức và Võ Lương là thư của quý bạn đã được chuyển đến luật sư Hiệp. Xin cảm ơn sự góp ý của quý bạn.
Thứ hai là thư của các bạn ký tên Hoài Nam, Tinhcamden và Nguyễn Đ. Nam về một bản tin của ban Việt ngữ đưa ngày 19 vừa qua, theo đó một tổ chức mang tên Cách Mạng Việt Nam tự do bị nêu tên trong số những tổ chức khủng bố ẩn náu tại Philippin. Riêng bạn Hoài Nam thì viết thư đến hai lần.
Xin được nói là bản tin của chúng tôi dựa trên tin của hãng thông tấn quốc tế Tân Hoa Xã, và có phối kiểm với một số nguồn khác. Thứ nhất là tin của hãng thông tấn AP đánh đi từ Manila, đăng trên báo Asian Week, tuần lễ từ 7 đến 13 tháng chín. Thứ hai là tin của AFP đánh đi từ Manila ngày 3 tháng chín trích dẫn lời viên chức cảnh sát Philippin. Thứ ba là trang Web của MIPT tức là Viện quốc gia kỷ niệm, phòng chống khủng bố.
Cũng xin thưa là cho đến nay, một định nghĩa được toàn thể thế giới công nhận về khủng bố vẫn chưa có, mặc dù đó là một trong những đề mục mà đại hội đồng Liên hiệp quốc vừa qua muốn đưa ra.
Vấn đề tham nhũng
Một mục khác cũng được thính giả quan tâm là diễn đàn bạn trẻ do Trà Mi thực hiện, tuần qua bàn về vấn đề tham nhũng.
Tôi nghĩ rằng tham nhũng đã trở thành tập quán, một nếp văn hóa của người Việt rồi, bởi lẽ nó hiện diện khắp nơi; trong cơ quan nhà nước, trong trường học, trong bịnh viện, thành thị hay thôn quê.
Bạn Quan Huynh o Vancouver viết: "Các bạn nêu ý kiến là phải có tự do báo chí, tự do dân chủ thì còn lâu lắm. Tôi có ý kiến là nên mở một đường điện thoại nóng. Dấu tên, hoặc một hộp thư đặc biệt để cho ai muốn tố cáo ai tham nhũng thì tố. Tố kiểu này thì là tố khơi khơi, nhưng cũng hơn là không làm gì hết. Sau nhiều lần tố cáo thì cấp trên mới nghe thấy được và có thể họ cho người điều tra."
Bạn Lê Quang Nhật thì nói như thế này: "Tham nhũng ở Việt Nam đã là nền tảng của chế độ ở Việt Nam rồi. ngay cả giáo viên cũng tham nhũng. Đời sống người Việt cứ nghèo mãi là như thế đó."
Bạn ký tên là Vĩnh Sanh viết: "Tôi nghĩ rằng tham nhũng đã trở thành tập quán, một nếp văn hóa của người Việt rồi, bởi lẽ nó hiện diện khắp nơi; trong cơ quan nhà nước, trong trường học, trong bịnh viện, thành thị hay thôn quê.
Người ta xem hành vi tham nhũng như là một việc làm thông thường. Những thủ tục bất thành văn mà mọi người cần phải biết. Bậc phụ huynh có con em đi học ở lớp mẫu giáo khi có ngày lễ phải có quà biếu cho thầy, cô giáo.
Những cấp lớn hơn như trung học, dại học thì chính học sinh phải biết điều gì nó phải làm để được lòng thầy, cô giáo. Khi người bệnh phải đi vào bệnh viện thì thân nhân của họ phải biết cách bỏ tiền vào phong bì đưa cho bác sĩ, không nững thế còn phải biết điều ngay cả với những người y ta hay những người làm việc ở đó.
Và dĩ nhiên khi có việc đến cơ quan nhà nước lại càng nhiêu khê hơn...và điều nữa, một người, khi họ không có quyền lực, ho bị ức hiếp, bị tống tiền thì họ than van, phàn nàn kêu la về sự bất công, đến khi họ có một khả năng quyền lực thì ngay lúc đó họ bắt đầu tìm cách dùng quyền lực của mình để tham nhũng.
Các bạn nói để ngăn chận sự tham nhũng này thì điều kiện ắt có phải là có dân chủ và thư do, thế nhưng dưới chế độ độc tài dảng trị thì bạn không thể đòi hỏi tự do dân chủ. Nếu bạn cương quyết đòi hỏi thì đảng sẳn sàng bắt bỏ tù bạn, và ngay cả bắn bỏ."
Trong phần sau của thư, bạn Sanh viết: "Khi tôi về thăm lại Việt Nam, đi chơi trên đường phố, có những con đường một chiều, tôi thấy có rất nhiều người cố tình chạy ngược chiều, đến khi bị công an chận lại thì họ bắt đầu năn nỉ và đút lót tiền để được thả đi...
Sống trong một xã hội, một đất nước, dù gì đi chăng nữa bạn phải chấp hành những luật lệ căn bản để bảo đảm trật tự, an toàn. Khi bạn cố tình vi phạm thì chính bạn đã tạo cơ hội, nuôi dưỡng mầm mống tham nhũng rồi đó."
Cũng có những bạn gọi vào và để lại lời nhắn như sau:(Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)
Tôi mường tượng trong đầu, nếu VN được như lời cuả ông Đặng Hùng Võ nói thì lý tưởng biết là bao. Chúng tôi mong và hy vọng được như vậy và mong lời nói cuả ông thứ trưởng nói là sự thật để xoa dịu được phần nào nỗi khổ đau cuả các nông dân, tại các vùng quê VN.
Cho nên, có thể nói rằng chống tham nhũng ở trong nước đã thực sự trở thành một mối bận tâm lớn cho tất cả người Việt Nam dù sống ở bất cứ đâu.
Chuyện đất đai
Một vấn đề khác cũng khiến thính giả quan tâm là chuyện đất đai. Có những bạn gửi thư chia xẻ với dòng Thánh Giu-Se ở Nha Trang về chuyện cho mượn đất rồi không được trả lại, hay với các gia đình đồng bào thiểu số H’re theo Dạo Tin Lành ở tỉnh Quảng ngãi bị đốt nhà, và cũng có những bạn nêu lên những trường hợp khác.
Các bạn Nguyễn Hồng Phước, Lê Công Tác, Nguyễn Văn Hiệp và Bùi Anh Dũng ở Đức quốc viết: "Chúng tôi ở Âu châu nghe quý đài phỏng vấn ông Đặng Hùng Võ là thứ trưởng bộ tài nguyên môi trường VN.
Tôi mường tượng trong đầu, nếu VN được như lời cuả ông Đặng Hùng Võ nói thì lý tưởng biết là bao. Chúng tôi mong và hy vọng được như vậy và mong lời nói cuả ông thứ trưởng nói là sự thật để xoa dịu được phần nào nỗi khổ đau cuả các nông dân, tại các vùng quê VN.
Chúng tôi xin tha thiết yêu cầu đài RFA vui lòng làm sao nhắn giúp dùm cho chung tôi lời kêu than cuả một số nông dân tại Ấp Tây Bình xã Vĩnh Trạch, Huyện Thoại Sơn, tỉnh An giang. Họ bị chính quyền tịch thu đất ruộng cuả họ một cách ngang nhiên, và trong số này có 6 người đã bị Công an huyện Thoại sơn bắt nhốt 10 ngày chi vi họ bảo vệ nguồn lợi duy nhất nuôi sống gia đình họ."
Giáo dục giới tính và đạo đức trong trường học
Liên quan đến chuyện giáo dục giới tính và đạo đức trong trường học, thính giả Trần Trung viết: "Việc giáo dục giới tính nơi học đường ngày nay không còn phải là chuyện của câu hỏi nên hay không nên. Vì giáo dục và giáo dục có phương pháp là một điều đáng ra chúng ta đã cần phải làm từ nhiều thập niên rồi.
Ngày nay, việc hiểu biết hơn về các khía cạnh tâm sinh lý của con người, đặt biệt trong những nghiên cứu khoa học, đã giúp cho con người có cái nhìn rất thực tế về những điều đó. Thiết nghĩ trong tình hình đất nước ta hiện nay, việc cần phải làm là nhanh chóng đưa môn giáo dục sinh lý vào chương trình học như là môn một học bắt buộc. Bên cạnh việc giáo dục sinh lý cho các học sinh, chúng ta cũng cần thiết phải xem lại việc giáo dục đạo đức và trách nhiệm nơi học đường. Vì tình trạng phá thai không chỉ bộc lộ sự thiếu hụt về kiến thức sinh lý nơi các bạn trẻ, nhưng nó còn bộc lộ cả một lối sống và lốn suy nghĩ phóng túng, thực dụng một cách mù quáng, và hưởng thụ bất chấp những giá trị luân lý đạo đức. Vì thế, ngành giáo dục nhất thiết phải xem xét và đánh giá lại việc giáo dục "trí dục và đức dục" của nước nhà.
Mời quý vị tham gia mục Trao đổi thư tín với thính giả. Xin email về Vietnamese@www.rfa.org
Mong rằng những góp ý của chúng tôi cũng sẽ góp phần giúp các vị hữu trách trong ngành giáo dục thấy đâu là những băn khoăn lo lắng của người dân."
Thư tâm tình của thính giả
Sau hết, một số thính giả viết thư tâm tình với anh chị em trong ban Việt ngữ. Thính giả Lê Đức Huy Việt nói là đại diện cho một nhóm cư dân hàng xóm ở quận Cam, California đã gửi đến một bức thư dài hai trang giấy trình bày những nhận định về từng chương trình của đài, cả về hình thức lẫn nội dung, cũng như về từng anh chị em phát thanh viên.
Những nhận xét ấy cho thấy bạn Lê Đức Huy Việt đã theo dõi đài rất kỹ. Đó là điều thứ nhất khiến anh chị em trong ban cảm kích. Điều thứ hai là bạn đã khen ngợi, khuyến khích cũng như đưa ra một số đề nghị rất xây dựng. Chúng tôi chân thành cảm ơn bạn và hứa sẽ tiếp tục cố gắng hơn nữa trong công việc của mình, ít ra cũng để khỏi phụ lòng những thính giả trung thành như bạn.
Một số vị thính giả khác để lại lời nhắn: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên) Đến đây thì đã hết giờ dành cho mục trao đổi thư tín kỳ này. Xin ngừng ở đây, và hẹn tái ngộ cùng quý thính giả vào giờ này tùân sau, với giọng đọc của Thy Nga.