Trao đổi thư tín với thính giả (Ngày 6-10-2005) (I & II)

Thy Nga, phóng viên đài RFA

Phần I

ChurchPraying150.jpg
Tự do tín ngưỡng được ghi trong Hiến Pháp là quyền căn bản của mỗi người, thế nhưng thực tế này ra sao tại Việt Nam. AFP PHOTO

Mấy ngày nay, như rất nhiều người chờ nghe kết quả về việc bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ duyệt xét là có duy trì Việt Nam trong danh sách “Các quốc gia cần quan tâm đặc biệt” về quyền tự do tôn giáo hay không, thính giả Trí Tín kể lại câu chuyện sau đây.

"Tôi là một người Việt sống lâu năm tại Cộng hòa Liên bang Đức. Vừa qua, tôi đã xin chữ ký của người Việt ở Bonn, và của người dân bản xứ Đức để gởi đến Bộ trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ về việc có hay không duy trì Việt Nam trong danh sách "Các nước cần quan tâm đặc biệt (CPC)".

Trong lúc đi xin chữ ký, tôi gặp một người Phần Lan sang Đức chơi. Khi cho chữ ký, ông đã thốt lời cám ơn. Không hiểu ông cám ơn tôi vì lý do gì nên tôi hỏi. Ông ấy cho biết tên là Ähback và trả lời: "Tôi rất cám ơn bạn, vì bạn đang làm một công việc để đem thế giới đến sự Công bằng và Tự do, Dân chủ".

Khi nghe như thế, tôi rất là cảm động. Điều này cũng là lời động viên tôi rất nhiều vì khi đi xin chữ ký, không ít thì nhiều, cũng vẫn có những phê bình.

Tôi tiếp tục ủng hộ các công cuộc đấu tranh để đòi Tự Do và Dân Chủ cho Việt Nam, nghĩ rằng đó là một bổn phận của người Việt. Ngày nào quê hương tôi chưa có Tự Do và Dân Chủ thật sự, thì ngày đó, tôi vẫn tiếp tục đấu tranh."

Cảm tưởng của thính giả về tình hình tự do tôn giáo trong nước

Đối với những phát biểu của chính quyền Việt Nam là trong nước có tự do tôn giáo, thính giả ký tên là “Your listener” viết đến đài chúng tôi như sau:

Trong thời đại mà nhân quyền và tự do tôn giáo được đề cao thì tại Việt Nam lại có nhiều người trở thành nạn nhân của sự bức hại tôn giáo, như vừa nói. Theo ý tôi thì có lẽ, bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ chẳng những không nên đưa Việt Nam ra khỏi danh sách “Các nước cần đặc biệt quan tâm” mà còn phải quan tâm hơn nữa về tình hình tôn giáo tại đó.

“Có tự do tôn giáo thật sự thì tại sao lại có những tín đồ Phật giáo Hòa Hảo phải tự thiêu vì “sống không nói được, nên chết để nói”?

Có tự do tôn giáo thì tại sao có những thượng tọa bị bắt giam chỉ vì nói lên lập trường về tôn giáo? Có tự do tôn giáo thì tại sao chính quyền lại xét hằng năm để cho số người nào đó vào các chủng viện, và ai muốn được phong Linh Mục thì phải xin xỏ quan chức Nhà Nước?

Trong thời đại mà nhân quyền và tự do tôn giáo được đề cao thì tại Việt Nam lại có nhiều người trở thành nạn nhân của sự bức hại tôn giáo, như vừa nói. Theo ý tôi thì có lẽ, bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ chẳng những không nên đưa Việt Nam ra khỏi danh sách “Các nước cần đặc biệt quan tâm” mà còn phải quan tâm hơn nữa về tình hình tôn giáo tại đó.”

Đề cập tới tình trạng Phật giáo Hòa Hảo bị đàn áp, và ông Lê Quang Liêm đòi kiện Nhà Nước Việt Nam ra trước Tòa Án Quốc Tế, thính giả Nguyễn Ngọc Đạt viết

“Đó là việc làm đáng hoan nghinh, vì ông Lê Quang Liêm là người đầu tiên ở trong quốc nội, đánh tiếng chuông vang dội cho khắp thế giới cùng nghe về chế độ độc tài đảng trị tại Việt Nam. Tôi nghĩ là tất cả người Việt trong và ngoài nước sẽ hết lòng ủng hộ ông vì đây không phải là vận mạng riêng của môt giáo hội nào mà là vận mệnh chung của đất nước.”

Tình hình bất động sản tại Việt Nam

Gần đây, RFA Việt ngữ có một số bài nói về tình hình bất động sản tại Việt Nam. Thính giả Quốc Hùng ( hay Quốc Hưng ) email đến góp ý, còn thính giả Lương Võ thì phân tách kỹ vấn đề

“Sự khủng hoảng về bất động sản tại Việt Nam không có gì lạ cả, vì đại đa số công trình kinh doanh nhà cửa đều nhắm vào thị trường rất nhỏ gồm người nước ngoài đến làm việc tại Việt Nam, hay Việt kiều, tức là chỉ lối chừng 1% của tổng số nhu cầu về nhà cửa trong toàn quốc …

Muốn giải quyết tình trạng khủng hoảng đó, giới kinh doanh phải bớt xây các khu nhà đồ sộ cho thiểu số vừa kể; để lưu tâm hơn cho người dân mà xây những căn nhà hợp với túi tiền của dân chúng.”

Nhưng làm như thế, thì “các ông lớn không được hưởng bao nhiêu!” ông Lương Võ cũng nói lên rằng:

“Nhà cầm quyền Việt Nam sẵn sàng tịch thu đất của dân chúng bằng những chương trình quy hoạch. Họ bồi thường cho dân rất rẻ hoặc không bồi thường …”

Vấn đề “Dân bị chiếm nhà và đất đai”

Vấn đề “Dân bị chiếm nhà và đất đai” diễn ra đã từ lâu tại Việt Nam nhưng thời gian sau này, nhiều người mới lên tiếng, một phần vì bị ức hiếp đã quá mức chịu đựng, phần nữa có lẽ là do họ đã mạnh dạn hơn trước.

Chúng tôi là công dân Việt Nam nên cần được đối xử đúng với quyền của công dân sống trong một đất nước tự do của chủ nghĩa Xã hội, dù ở chế độ nào cũng cần có đất vườn canh tác để sống.

Đài RFA chúng tôi từng nhận được những thư đơn kèm theo giấy tờ trình bày sự việc. Tuần này thì có đơn của Trần Quang Anh và Lê Thanh Hà gởi bộ Tài nguyên Môi trường và Thanh tra Chính phủ, tố cáo giới chức Ủy ban Nhân Dân tỉnh Vĩnh Long bao che cho cán bộ chiếm đất của họ, mà không giải quyết bồi thường dù rằng đại gia đình họ khiếu tố đã lâu.

Đoạn cuối lá đơn có câu: "Chúng tôi là công dân Việt Nam nên cần được đối xử đúng với quyền của công dân sống trong một đất nước tự do của chủ nghĩa Xã hội, dù ở chế độ nào cũng cần có đất vườn canh tác để sống." Ban Việt ngữ RFA, trong phạm vi nghề nghiệp của mình, xin nói lên vụ việc này dù chỉ là sơ lược, hầu giúp đỡ cho một trong những vụ mà người dân "thấp cổ bé miệng" không đạo đạt được tới chính quyền.

Chủ nghĩa Xã Hội

Nhân nói đến chủ nghĩa Xã Hội, có thư sau đây của thính giả Hoàng. Từ trong nước, trong e-mail đầu tiên viết tới chúng tôi, ông muốn tìm hiểu thêm là do đâu mà Trung Quốc lại vượt xa các nước anh em Xã hội chủ nghĩa?

“Tôi là một thính giả của đài ở Việt Nam. Tôi đã theo dõi hầu hết những bài bình luận của đài về tình hình chính trị và xã hội ở Việt Nam với sự tham gia của các nhà bất đồng chính kiến, và các nhà hoạt động dân chủ.

Qua đó, tôi đã hiểu rõ hơn về tình hình của Việt Nam cũng như của thế giới qua cái nhìn khách quan của những người tiến bộ. Tôi rất đồng tình về những phân tích của đài về tình trạng Việt Nam hiện nay, cũng như về tình hình thế giới có liên quan đến Việt Nam.

Tuy nhiên, hôm nay qua thư này, tôi muốn bày tỏ một vấn đề đang làm tôi băn khoăn và khiến tôi mâu thuẫn với những gì tôi hiểu.

Đó là về sự yếu kém của bộ máy lãnh đạo Việt Nam và hầu hết các nước Xã Hội Chủ Nghĩa mà bắt nguồn từ nhận thức sai lầm cũng như sự trì trệ, quan liêu, duy ý chí của những người Cộng sản.

Về điểm này, tôi rất đồng tình với phân tích của đài: Mấu chốt của vấn đề là: những nước theo chủ nghĩa Xã hội đều lấy Đảng Cộng sản là đảng duy nhất tham gia chính trị trong nước mà không có một hay nhiều đảng chính trị khác làm đối trọng.

Mấu chốt của vấn đề là: những nước theo chủ nghĩa Xã hội đều lấy Đảng Cộng sản là đảng duy nhất tham gia chính trị trong nước mà không có một hay nhiều đảng chính trị khác làm đối trọng.

Điều này đã dẫn đến tình trạng duy ý chí trong giới lãnh đạo Cộng sản. Thế nhưng, có một điều tôi thắc mắc là Trung Quốc với tất cả những đặc điểm vừa nêu của một nước Xã Hội Chủ Nghĩa, đã vượt qua những hạn chế mà Liên Xô, Đông Âu, Việt Nam, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, hay Cuba gặp phải để trở thành một cường quốc về nhiều mặt từ chính trị, kinh tế, quân sự cũng như khoa học kỹ thuật.

Có thể là họ chưa thực sự là một cường quốc theo đúng nghĩa của nó, nhưng chúng ta phải thừa nhận một Trung Quốc đang không ngừng lớn mạnh về nhiều mặt khiến ngay Mỹ và Châu Âu cũng phải e dè. Vậy thì, do đâu mà Trung Quốc có thể làm được điều đó? Họ đã qua mặt những người “anh em” Xã Hội Chủ Nghĩa khác ở những “khúc cửa” nào mà có thể lao nhanh về phía trước và bắt kịp với đoàn tàu của thế giới về nhiều mặt như vậy?…”

Thư còn dài nữa nhưng vì thời giờ dành cho mục này có hạn, thành ra chúng tôi phải trích đoạn. Cám ơn ông Hoàng đã chia xẻ những băn khoăn suy nghĩ với anh em chúng tôi.

Về đà phát triển của Trung Quốc, xin ông xem lại những bài của chúng tôi liên quan tới vấn đề đó, nhất là trong mục “Diễn đàn Kinh tế” tuy nhiên lúc đưa ra câu hỏi, dường như là ông đã tìm ra câu trả lời, khi đặt vấn đề về sự yếu kém của bộ máy lãnh đạo Việt Nam, và sự th iếu quyết tâm đẩy mạnh đổi mới như Trung Quốc thời Đặng Tiểu Bình.

Phát biểu của cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt

Về nghỉ hưu nhưng dạo gần đây, cựu thủ tướng Võ Văn Kiệt lại có phần phát biểu nhiều, từ chống tham nhũng, tới góp ý cho Đại hội Đảng kỳ 10. Thính giả Anh Thư ở Saigon, thính giả Thanh Quách ở San Francisco; và thính giả Michael Nguyễn từ Nga có ý kiến mà chúng tôi xin trích đoạn như sau:

“Nếu đảng Cộng sản Việt Nam còn giữ tư tưởng Mác-Lênin làm nền tảng thì không thể tránh khỏi tả khuynh. Song nhân đây, tôi liên tưởng đến các phong trào đấu tranh của người Việt hải ngoại và trong nước, liệu mọi người có quá hữu khuynh không? …

Lý Tống đã đi xa hơn một bước, nhưng đó chỉ là hành động đơn điệu của một người … Mặt khác, như mọi người đã biết, thực trạng hiện nay trong giới lãnh đạo cao cấp Cộng sản Việt Nam đã có nhiều người thức tỉnh, muốn thay đổi cơ chế lãnh đạo chính trị, đa số là lớp trẻ và có kiến thức; nhưng bên cạnh họ, còn có lớp già tả khuynh đang giữ các trọng trách lớn hơn trong bộ máy Đảng và Nhà Nước.”

Nói đến Lý Tống thì có thư sau đây mà RFA Việt ngữ thấy là mang quan điểm khác lạ, không như những thư mà chúng tôi thường nhận được về vấn đề này. Thính giả Danh Nguyễn cho rằng:

“đưa Lý Tống về Việt Nam xét xử, là một cơ hội tốt cho “tinh thần đấu tranh của Lý Tống” thêm nữa vì như vậy, là Cộng sản tự hâm nóng lên cơn sốt chánh trị ở ngay trong nước.”

Mời bạn tham gia mục Trao đổi thư tín với thính giả do Thy Nga phụ trách. Mọi email đóng góp xin gởi về Vietnamese@www.rfa.org

Tình trạng tham nhũng

Về tệ trạng tham nhũng, RFA Việt ngữ vừa kết thúc loạt hội luận giữa các bạn trẻ trong nước. Chương trình này được nhiều quý vị viết đến khen ngợi. E-mail từ North Bay của thính giả Quang

“Cám ơn Trà Mi đã tổ chức cuộc phỏng vấn công phu này. Các bạn trẻ trong nước đã chứng tỏ được bản lĩnh nhận xét, phân tích, rồi rút ra kết luận một cách rất khoa học và sâu sắc, thật đáng phục.

Khâm phục hơn nữa là lòng quả cảm của các bạn trẻ. Có lẽ, lòng yêu nước đã giúp các bạn vượt thắng những đe dọa vốn có dưới chế độ độc tài. Mong rằng những thanh niên khác ở trong nước, nhận thức được như vậy.”

Và từ Úc, bạn Phùng Mai viết: "Chương trình giới trẻ nghĩ gì về tình trạng tham nhũng ở Việt Nam do chị Trà Mi điều hợp, thật là hấp dẫn. Cảm ơn RFA, cảm ơn chị Trà Mi, cảm ơn các bạn Hằng, Duy và Thanh đã nói lên ước vọng và suy nghĩ của tôi."

Kế đến, Phùng Mai nhờ chuyển bài “Cộng hưởng là gì” do bạn viết về nạn Tham nhũng tại Việt Nam để “chia xẻ sự dí dỏm của bạn Thanh, sự nghiêm túc của bạn Hằng và Duy.” Trà Mi rất cám ơn các bạn đã theo dõi những cuộc hội luận của “Diễn đàn bạn trẻ”. Phải nói là các bạn theo dõi quá kỹ ấy chứ! tuy không trực tiếp thảo luận mà chẳng khác gì tham gia đấy.

Về câu của bạn Trí Đặng “chúc Trà Mi trẻ mãi không già” thì Trà Mi xin nhận cả hai tay. Chương trình RFA Việt ngữ cũng nhận được nhiều thư khen các bài phỏng vấn của Đằng Phong, và mục Cổ Nhạc do Thanh Quang phụ trách.

Nhiều vị, như thính giả Quang Nguyễn vào tuần rồi, thì nêu thắc mắc, là làm cách nào mà chúng tôi phỏng vấn được các quan chức và các nhân vật chính trị trong nuớc.

Về lời góp ý của thính giả Nguyễn Văn Tuấn cho việc phỏng vấn, chúng tôi xin ghi nhận và cám ơn ông đã theo dõi chương trình.

Tuần qua, RFA Việt ngữ cũng nhận được tài liệu về bão và động đất, do ông Nguyễn Tân ( e-mail không dấu, thành ra Thy Nga không rõ là Tấn hay Tần nữa ) xin cám ơn ông rất nhiều.

Phần II

Tuần qua, RFA Việt ngữ còn nhận được bài của ông Nguyễn Quang Duy ở Úc, và bài của ông Nguyễn Việt Nghĩa ở Nga, đều viết về Hiến pháp Việt Nam. Trên làn sóng phát thanh thì vấn đề này khó thể trình bày mà phải trao đổi thêm, vậy xin ông Duy và ông Nghĩa cho biết số điện thoại để chúng tôi liên lạc nhé.

RFA Việt ngữ cũng nhận được lời góp ý của các thính giả Minh Ngô, Vũ Bão Tố và Real man, chúng tôi xin ghi nhận và cám ơn quý vị đã theo dõi chương trình.

Trong "Hộp thư thoại" thì tuần qua, từ trong nước, một phụ nữ để lại lời nhắn thống thiết về một trường hợp như sau: (xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)

Và lời nhắn sau đây: (xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)

Để đáp ứng yêu cầu này, chúng tôi đã liên lạc với ông Nam Lộc, Giám đốc về Di Trú và Tỵ Nạn thuộc cơ quan bác ái Công giáo USCC tại Los Angeles, Hoa Kỳ, và được ông cho biết: (xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)

Về Vần tiếng Việt, một thính giả đã so sánh phương pháp giáo dục trước và sau 30-tháng-Tư-1975 tại Việt Nam. (xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)

Xin cám ơn sự đóng góp của quý vị cho chương trình RFA Việt ngữ ngày càng phong phú. Thy Nga xin tạm biệt và hẹn tái ngộ quý thính giả trong mục Thư Tín tuần tới.