Trao đổi thư tín với thính giả (Ngày 16-2-2006)


2006.02.16

Thy Nga, phóng viên đài RFA

Xin thông báo là địa chỉ email của đài RFA đã thay đổi vì vậy, có thể là nhiều email gửi đến RFA Việt ngữ trong nửa tháng nay, chúng tôi không nhận được, xin cáo lỗi cùng quý vị. Từ nay, email cho chúng tôi, xin quý vị gửi đến địa chỉ Vietweb@rfa.org

PhanTheHai150.jpg
Nhà báo Phan Thế Hải.

Lá email mới nhất mà chúng tôi nhận được, là từ thính giả Phong Thu. Xin trích đoạn: “Tôi thật thú vị khi Việt Hùng đã tìm cách liên lạc với ông Trần Mạnh Hảo. Đối với tôi, ông là một nhà thơ hơn là một nhà văn.

Thơ ông mang nội dung trăn trở về cuộc nội chiến và thân phận con người. Trần Mạnh Hảo khao khát bầu trời rộng lớn, những bữa cơm no đủ, và đi tìm tình yêu của con người trong cuộc sống hỗn tạp mà nhà thơ đã nhìn thấy. Lịch sử đã điểm và đã đến lúc ông lên tiếng.

Thơ Trần Mạnh Hảo đã đi vào lòng tôi khi tôi còn là sinh viên Tôi còn nhớ nhiều bài thơ của ông, và mong rằng ông sẽ cùng với Phương Nam, Dương Thu Hương và những nhà tranh đấu khác mạnh dạn nói lên tiếng nói trung thực để cứu đất nước ra khỏi vực thẳm.”

Bài chúng tôi ghi lời ông Trần Mạnh Hảo lên tiếng, là bài đang gây nhiều chú ý. Mới tuần trước thì là bài góp ý của nhà báo Phan Thế Hải với bản dự thảo Báo Cáo Chính trị cho Đại hội lần thứ 10 của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Phản ứng của thính giả như sau - ông Hoàng Giao cảm nghĩ: “Bài viết rất tâm huyết, mang nặng tâm tình của một sĩ phu ưu tư trăn trở trước thực trạng của đất nước, tủi hổ với sự chậm tiến của quốc gia dân tộc, đau lòng về sự xuống cấp trong các lĩnh vực, đặc biệt về văn hóa, xã hội, ... hiện nay tại Việt Nam.

Tuy nhiên tôi có suy nghĩ, tất cả tâm huyết này của nhà báo Phan Thế Hải sẽ là ...công cốc bởi vì lý do rất đơn giản: Đảng có thực sự muốn nghe, muốn thay đổi đâu?”

Thơ ông mang nội dung trăn trở về cuộc nội chiến và thân phận con người. Trần Mạnh Hảo khao khát bầu trời rộng lớn, những bữa cơm no đủ, và đi tìm tình yêu của con người trong cuộc sống hỗn tạp mà nhà thơ đã nhìn thấy. Lịch sử đã điểm và đã đến lúc ông lên tiếng.

Thính giả trong nước, mà chúng tôi xin gọi tắt là M.C. chia sẻ với ban Việt ngữ những cảm nghĩ lâu nay của ông:

“Năm nay, tôi gần 70 tuổi. Gần trọn đời người, tôi sống trong chế độ do Đảng Cộng sản lãnh đạo, tôi nhận thấy:

1/ Ngần ấy năm, tôi chưa bao giờ dám nói và nghĩ khác với sự răn dạy của các lãnh đạo (lớn nhỏ tại nơi làm lụng của mình), của các nghị quyết có đánh số lẫn lộn hết khoá này, khoá khác của những Đại hội, của cả người trong nhà với nhau (ví dụ: lỡ miệng nói một câu lệch lập trường đường lối thì dứt khoát vợ con hay cha mẹ lườm nguýt, chắt chắt lưỡi hoặc nhìn trước ngó sau như sợ bị công an còng tay đến nơi). Phương pháp êm dịu nhất là câm họng. Lâu dần, đầu óc cũng nút các ngả hết!

2/ Tôi không biết Đảng là gì? có lúc, tôi tưởng là tiền bạc và những vật chất cứu đói nhỡn tiền. Còn nói chung, tôi thấy Đảng trừu tượng, đáng sợ và rất nguy hiểm nếu vo ve gần nó.

3/ Từ ngày, cái gọi là "đổi mới" được xưng tụng, nói chung thì miếng cơm manh áo trong nhà chúng tôi có cựa quậy đôi chút, khớ lên nhưng không phải là giàu có như vô số kẻ có chức có quyền núp dưới danh nghĩa “đảng” thường lòe. Bây giờ, tôi thấy sợ Đảng thêm ở ý nghĩa mới này: là sợ kẻ giàu có! Giời ạ, cả vật chất lẫn tinh thần, Đảng đều làm cho tôi sợ hãi cả.

4/ Tôi thấy bảo góp ý, hiến kế nhân Đại hội của Đảng. Nhưng tôi sợ lắm. Vô khối những lời góp ý của các đảng viên lâu năm, những trí thức, ... đều dắt họ vào tù.

Tôi cho rằng nếu Đảng muốn giữ được vị trí như hồi tôi mới thơ dại thì Đảng phải từ bỏ quyền độc đoán, chuyên chế bằng nhà tù, và luật do mình tự chế ra như xưa rày. Cần trả lại những thứ quyền căn bản của con người như tuyên ngôn độc lập đầu tiên mà Đảng công bố. Và đừng làm cho người sống mà như câm như điếc, như tôi đây nữa!”

Bài góp ý của nhà báo Phan Thế Hải

Thính giả Trịnh Huân ( hay Huấn ): “Tôi rất hoan nghênh những kiến nghị của nhà báo Phan Thế Hải, và hy vọng Việt Nam sớm dứt bỏ được chủ nghĩa Xã Hội không tưởng này.”

Kiến nghị của ông Hải góp ý đến Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam rất thực tiễn và hợp lý trong hoàn cảnh hiện nay, tôi nghĩ rằng những người trí thức khác trong đảng phải lắng nghe và suy nghĩ đến quyền lợi của dân tộc.

Từ Bỉ, thính giả Nguyễn Quí viết: “Kiến nghị của ông Hải góp ý đến Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam rất thực tiễn và hợp lý trong hoàn cảnh hiện nay, tôi nghĩ rằng những người trí thức khác trong đảng phải lắng nghe và suy nghĩ đến quyền lợi của dân tộc.”

Nhân đọc bài góp ý của nhà báo Phan Thế Hải, thính giả ký tên là “Một nhân sĩ Bắc Hà” lên tiếng: “Trong bài viết “Thời cơ vàng” của Nguyễn Trung, có câu hỏi “Nhân sĩ Bắc Hà đâu cả?” tôi nghĩ: Nhà báo Phan Thế Hải là một trong các “nhân sĩ Bắc Hà” đầu tiên, góp ý với dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội lần thứ 10 của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trong kiến nghị, nhà báo Phan Thế Hải can đảm đề nghị bỏ điều 4 của Hiến pháp Việt Nam đồng thời vạch ra những sai lầm trong chủ nghĩa Cộng sản. Tôi hy vọng từ nay sẽ có nhiều “nhân sĩ Bắc Hà” lên tiếng để ông Nguyễn Trung khỏi phải xấu hổ. Mong lắm thay!”

Cảm nghĩ của nhà văn Tưởng Năng Tiến: “Sự mẫn tuệ và lòng dũng cảm của nhà báo Phan Thế Hải làm cho tôi cảm thấy an tâm hơn khi nghĩ đến tương lai của Việt Nam.”

Bản dự thảo Báo cáo chính trị của Đại hội 10

Nói đến bản dự thảo Báo cáo chính trị của Đại hội 10, thính giả Nhân Hòa khẳng định: “Như trong mọi chế độ độc tài, nhóm lãnh đạo không bao giờ muốn nhân dân tiến bộ để cho chúng dễ bề cai trị. Căn bản là như thế, không cần phải lý luận dài dòng.”

Trong khi ấy từ Saigon, thính giả mà chúng tôi xin gọi tắt là B.P. cho biết một số tin về sự thay đổi nhân sự trước thềm Đại hội Đảng lần thứ 10.

(trả lời) Cám ơn bạn, RFA Việt ngữ rất mong tin từ trong nước, bạn tiếp tục thông tin cho chúng tôi nhé.

Giới thẩm quyền địa phương sao làm ngơ trước những lời tố giác trước khi sự việc xảy ra? Hung thủ bị kết án 20 năm tù, sao lại vẫn tự do ngoài xã hội để tiếp tục gây án? Đúng ra, phải trừng trị thỏa đáng, như vợ của hung thủ mà cũng là nạn nhân đã nói. Xã hội gì đây? luật pháp ở đâu? công lý chỗ nào? sự mất mát và thiệt hại đó, ai chịu trách nhiệm? người dân chỉ biết kêu trời! Nỗi bức xúc của người dân ngày càng nhiều thì Nhà nước khó mà tồn tại.

Nạn tham nhũng

* Theo dõi tin tức trong nước, thính giả họ Tạ nói về nạn tham nhũng: “Tôi nghĩ rằng chỉ khi nào Việt Nam thật sự có tự do dân chủ, người dân được nói lên tiếng nói của mình, và không còn độc đảng độc quyền thống trị đất nước thì may ra, mới giảm bớt được tình trạng tham nhũng trầm trọng như hiện nay. Từ ông cán bộ cao cấp lãnh đạo Nhà nước đến anh lính gác cổng cũng đòi thủ tục “đầu tiên” thì thử hỏi Nhà nước hô hào chống tham nhũng thế nào đây?”

Và sau khi nghe bài phỏng vấn các nhân chứng và nạn nhân trong vụ nổ bom tại huyện Đức Trọng, Lâm Đồng vào đêm Giao Thừa vừa rồi, thính giả này viết tiếp:

“Giới thẩm quyền địa phương sao làm ngơ trước những lời tố giác trước khi sự việc xảy ra? Hung thủ bị kết án 20 năm tù, sao lại vẫn tự do ngoài xã hội để tiếp tục gây án? Đúng ra, phải trừng trị thỏa đáng, như vợ của hung thủ mà cũng là nạn nhân đã nói. Xã hội gì đây? luật pháp ở đâu? công lý chỗ nào? sự mất mát và thiệt hại đó, ai chịu trách nhiệm? người dân chỉ biết kêu trời! Nỗi bức xúc của người dân ngày càng nhiều thì Nhà nước khó mà tồn tại.”

Sinh viên du học

Tuần rồi, RFA Việt ngữ cũng nhận được email của một sinh viên du học, mà chúng tôi xin gọi tắt là N.A. góp ý cho cuộc hội luận trên “Diễn đàn bạn trẻ” về vấn đề trở về nước phục vụ sau khi thành tài. Bạn viết:

“Tôi đã theo dõi cuộc hội luận, thấy rằng các bạn trẻ này đều có lòng muốn trở về Việt Nam làm việc vì đa số vẫn còn tin tưởng vào tương lai mà chính phủ hứa hẹn, cũng như vào thông tin trên các báo đài trong nước.

Tôi cảm nhận là các bạn đó chưa hề đi làm việc tại Việt Nam thành ra chưa “nếm mùi cay đắng” như tôi đã từng trải qua. Các bạn ấy còn quá ngây thơ, chẳng khác gì tôi lúc mới tốt nghiệp đại học tại Việt Nam. Tôi du học và đã chọn con đường ở lại nước ngoài.”

Bạn N.A., bạn viết đến chúng tôi khi mà cuộc hội luận về đề tài này vừa khép lại. Tiếc quá tuy nhiên người điều hợp mục đó, là Trà Mi, sẽ liên lạc để ghi nhận ý kiến của bạn.

Những thư từ khác

Từ tiểu bang South Carolina, Hoa Kỳ, thính giả Nguyễn Văn Lực gửi đến RFA Việt ngữ lá email dài tuy nhiên vì thời giờ giới hạn, chúng tôi chỉ có thể trích đoạn như sau:

Đặc biệt là những bài phỏng vấn và phóng sự của quý đài thật xuất sắc. Các bài phỏng vấn truyền thanh là những mẩu chuyện sống động của những người trong cuộc, không có gì thay thế được khi chúng ta muốn tiếp cận vấn đề. Hơn nữa, lời của chính người trong cuộc là tài liệu quý báu dù người đối thoại thuộc về thành phần hay địa vị xã hội nào.

“Tôi là một thính giả trung thành với đài từ bấy lâu nay. Tin tức của Đài là những kiến thức về Việt Nam hiện tại, gần như duy nhất của tôi. Quý đài đã giúp tôi gần gũi với Việt Nam và châu Á. Tôi nhận thấy trong thời gian gần đây, Đài RFA đã cải tiến rất nhiều, và mối quan tâm của Đài đến số phận quê hương yêu dấu của chúng ta ngày càng sâu sắc.

Đặc biệt là những bài phỏng vấn và phóng sự của quý đài thật xuất sắc. Các bài phỏng vấn truyền thanh là những mẩu chuyện sống động của những người trong cuộc, không có gì thay thế được khi chúng ta muốn tiếp cận vấn đề. Hơn nữa, lời của chính người trong cuộc là tài liệu quý báu dù người đối thoại thuộc về thành phần hay địa vị xã hội nào.

Nghe những người trong cuộc nói chuyện mà chúng ta có thể khóc, có thể cười với họ và như thế, dẫu ở trong hoàn cảnh đặc biệt nào, khi họ phát biểu lên, họ cũng vơi nhẹ được vì đã giải tỏa tâm tư mình, và dĩ nhiên là tiếng kêu của họ còn rất được nhiều người lưu ý tới.”

Kế đến, ông góp ý về một số từ ngữ, chúng tôi xin ghi nhận và cám ơn sự đóng góp quý báu của ông.

Về bài vở trong chương trình, thính giả Trần Hoàng Duy cho biết là thích nhất mục Thư Tín, rồi đến mục “Người Việt khắp nơi”, “Diễn đàn bạn trẻ”, và những cuộc phỏng vấn người dân bị cướp nhà hoặc bị đàn áp tôn giáo.

Xin cám ơn quý vị đã quan tâm cho chương trình và thư đến ban Việt ngữ. Do địa chỉ email của đài thay đổi, nhiều email có lẽ đã lạc mất trên xa lộ điện toán. Lần nữa, chúng tôi xin cáo lỗi, và nhắc lại là địa chỉ email của RFA Việt ngữ đã đổi thành Vietweb@rfa.org

Quý vị và các bạn email đến chúng tôi, theo địa chỉ đó nhé. Thy Nga chào tạm biệt và hẹn tái ngộ cùng quý thính giả trong mục này kỳ tới.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.