Trao đổi thư tín với thính giả (Ngày 18-5-2006)
2006.05.18
Thy Nga, phóng viên đài RFA
Tuần qua, cuộc đàm phán Việt-Mỹ vòng thứ 12 về việc Việt Nam xin vào Tổ chức Mậu dịch Thế giới WTO, là tin nổi nhất. Đôi bên đã đạt thỏa thuận về mặt kỹ thuật, như thế là còn phần thảo luận với Hoa Kỳ về thủ tục pháp lý; và Việt Nam cũng phải hoàn tất một phiên đàm phán đa phương tại Geneva, dự kiến diễn ra cuối tháng Sáu đến đầu tháng Bảy.
Thính giả Tuấn Lê có điều thắc mắc: “Ấn phẩm của 2 nước phải được trao đổi theo đường lối hai chiều tự do nhưng tôi e rằng Việt Nam Cộng sản đồng ý rồi lại không thi hành đúng như văn bản đã thỏa thuận thì sao đây? Hoa Kỳ hay WTO liệu có biện pháp gì để trừng phạt Việt Nam trong trường hợp đó? ... ”
Trên bước đường xin vào WTO, để có thể tham gia sân chơi của thế giới, Việt Nam buộc phải cởi mở. Về quyền thành lập hội, chúng tôi đã phỏng vấn luật sư Đặng Dũng, văn phòng tại thành phố Hồ-chí-Minh. Sau khi nghe bài này, thính giả Lương Võ nhận định:
“Cộng sản Việt Nam chỉ cho thành lập hội đoàn tư nhân khi nào họ có thể kiểm soát được mọi hoạt động của các hội đoàn, như họ đã kiểm soát báo chí và các tôn giáo.
Nếu Đảng Cộng sản Việt Nam lúc nào cũng muốn kiểm soát mọi sinh hoạt của người dân thì những lợi ích về tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, và tự do lập hội đều chỉ là “ảo” ghi trên giấy tờ chứ không có trên thực tế ở Việt Nam vì vậy, nếu những vị còn thực tâm muốn đồng bào trong nước được hưởng các quyền tự do đó, cần phải kiên trì đòi hỏi Nhà nước thay đổi cơ chế chính trị, tôn trọng cơ chế đa nguyên đa đảng để cân bằng lực lượng chính trị …”
Trong khi ấy, tin làm cho nhiều người thích thú, là tin một người không phải là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, tự tiến cử vào chức bộ trưởng. Đó là trường hợp ông Cù Huy Hà Vũ, con của cố thi sĩ Cù Huy Cận, “ứng cử” chức Bộ trưởng Văn hóa Thông tin.
Tuy biết rằng ông Huy Cận từng là Thứ trưởng bộ Văn Hóa rồi hàm bộ trưởng đặc trách các công tác văn hóa thông tin, nghĩa là ông Hà Vũ chỉ theo chân cha, nhưng nghe tin ấy, người ta cũng cảm thấy đôi chút khích lệ, như thính giả L.C.N. viết:
Ấn phẩm của 2 nước phải được trao đổi theo đường lối hai chiều tự do nhưng tôi e rằng Việt Nam Cộng sản đồng ý rồi lại không thi hành đúng như văn bản đã thỏa thuận thì sao đây? Hoa Kỳ hay WTO liệu có biện pháp gì để trừng phạt Việt Nam trong trường hợp đó? ..
“Người dân Việt Nam đã bắt đầu ý thức được quyền công dân và các quyền tự do của mình. Nếu tất cả mọi người đều ý thức như vậy thì Cộng sản Việt Nam sẽ phải thay đổi chính sách …”
Một số thính giả như ông Huy Khiêm thì cho rằng các câu trả lời phỏng vấn của luật sư Đặng Dũng chỉ tuyên truyền cho chế độ hiện hành, và chuyện ông Cù Huy Hà Vũ “ứng cử” vào chức bộ trưởng, ông này chỉ là “một trong những con bài của Hà Nội” mà thôi.
Vấn đề tự do tôn giáo
Thính giả Lương Võ cũng góp ý về vấn đề tự do tôn giáo tại Việt Nam, sau khi nghe bài phỏng vấn ông Đỗ Quang Hưng. Ông Lương Võ không đồng ý về nhiều điểm mà ông Hưng phát biểu, và nói rằng:
“Chính quyền Việt Nam chỉ thay đổi cách thức thống trị các tôn giáo trong nước, chứ không như lời ông Đỗ Quang Hưng là đã cởi mở rất nhiều về tự do tôn giáo … Chính quyền đã củng cố quyền hành bằng cách dùng tôn giáo như một bộ máy tuyên truyền cho Đảng Cộng sản, không như ông Hưng tuyên bố rằng chính quyền cố gắng tách rời tôn giáo khỏi chính trị.”
Thính giả Hoàng Thiện Ý hiện lánh nạn trên xứ Chùa Tháp (mà đã nói rằng Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc đối xử bất công với người Việt tỵ nạn, trong một cuộc phỏng vấn mới đây của chúng tôi) cũng có nhận định về vấn đề tôn giáo trong nước:
“Theo tôi thì có 5 thành phần như sau: - Cán bộ Nhà nước đưa vào giả tu để lãnh đạo; - Người trước kia tu hành nhưng thích bám vào địa vị, quyền lợi thành ra lệ thuộc nhà cầm quyền hiện hành; - Một số tu sĩ cầu an, đành chịu kiếp sống nô lệ; - Thành phần tích cực chống đối nhà cầm quyền nhưng lại không có hậu thuẫn. Bị tù đày do đó, đấu tranh không hiệu quả; - Thành phần không chịu khuất phục, đang ngấm ngầm tìm cách hưởng ứng các phong trào đấu tranh cho tự do tín ngưỡng và nhân quyền.”
Loạt bài về cuộc “Cải cách ruộng đất”
Loạt bài về cuộc “Cải cách ruộng đất” chúng tôi vừa phát bài đầu, đã nhận được phản hồi của thính giả ngay. Từ Saigon, thính giả trẻ mà chúng tôi xin gọi tắt là P.T. nói lên cảm nghĩ:
Chính quyền Việt Nam chỉ thay đổi cách thức thống trị các tôn giáo trong nước, chứ không như lời ông Đỗ Quang Hưng là đã cởi mở rất nhiều về tự do tôn giáo … Chính quyền đã củng cố quyền hành bằng cách dùng tôn giáo như một bộ máy tuyên truyền cho Đảng Cộng sản, không như ông Hưng tuyên bố rằng chính quyền cố gắng tách rời tôn giáo khỏi chính trị.
“Em chân thành cám ơn Đài RFA đã tạo điều kiện cho giới trẻ Việt Nam ngày nay có cơ hội hiểu thêm về lịch sử của chính đất nước mình, để biết thế nào gọi là “Cải cách ruộng đất”. Kính mong các anh chị đài RFA phát càng nhiều càng tốt về chủ đề này để chúng em được hiểu biết thêm về Cộng sản.”
Và thư của thính giả Tri Ân: “Xin quý đài lưu giữ loạt bài về “Cải cách ruộng đất” lâu hơn thường lệ trên mạng. Và nếu có thể thì cho bản dịch sang tiếng Anh và tiếng Pháp kèm theo để giúp giới trẻ ở hải ngoại hiểu biết thêm về chủ nghĩa Cộng sản và Cộng sản Việt Nam. Qua bài đầu, chúng tôi đã thấy đó là những tài liệu đáng quý.”
“Diễn đàn bạn trẻ”
Nói đến giới trẻ thì “Diễn đàn bạn trẻ” là mục mà chúng tôi nhận được rất nhiều tán thưởng. Thính giả Quang Nguyễn viết sau khi nghe chương trình phát thanh hôm mùng 10 vừa qua: “Một buổi hội luận có tác động tích cực, hơn sức mạnh của cả sư đoàn, cả quân đoàn! Thật đáng khen.”
Phản ứng của thính giả Cao Nguyên: “Đây là một cuộc trắc nghiệm cho thấy sự bất mãn của người dân đối với Đảng Cộng sản Việt Nam.”
Bạn Minh Trung cho biết là phải đi làm sớm nên thường nghe RFA vào 5 giờ sáng mỗi ngày, em nói là thích theo dõi tình hình chính trị và tin tức Việt Nam, lại rất có cảm tình với chị Trà Mi.
Bạn Luân (hay Luận) thì khẳng định, qua một email ngắn gọn: “Chúng tôi, những thanh niên Việt tại quốc nội cũng như hải ngoại vẫn luôn theo dõi tin tức về Việt Nam.”
Đời sống người dân
Và để trả lời thính giả Havilas Trần (mà chúng tôi trích đọc quan điểm trong mục này kỳ trước), một số thính giả đã phản ứng, trong số đó, thính giả Nguyễn Kim Luyện (hay Luyến) viết:
Em chân thành cám ơn Đài RFA đã tạo điều kiện cho giới trẻ Việt Nam ngày nay có cơ hội hiểu thêm về lịch sử của chính đất nước mình, để biết thế nào gọi là “Cải cách ruộng đất”. Kính mong các anh chị đài RFA phát càng nhiều càng tốt về chủ đề này để chúng em được hiểu biết thêm về Cộng sản.
“Có thật sự là sau 30/4/75, người dân được mang lại sự an bình không? hãy đọc loạt bài “Đêm trước đổi mới” do chính báo chí trong nước đăng tải, trong đó, mới chỉ một phần rất nhỏ của sự thật được kể lại mà đã khiến giới trẻ (sinh ra sau này) thốt lên rằng “không ngờ đất nước mình phải trải qua những thời kỳ kinh khủng như vậy!”
Từ năm 1986, chế độ chịu “đổi mới” thì đất nước bắt đầu ngóc đầu lên được đôi chút. Đổi mới là gì? thật ra là họ thực hiện một phần những giá trị mà quân dân miền Nam Tự Do đã đổ xương máu bảo vệ trong cuộc chiến. Nếu như mà họ thực hiện trọn vẹn những giá trị đó thì đất nước bây giờ còn khá hơn nữa!
Vậy tại sao phải “giải phóng” khi mà sau 11 năm chiến thắng, lại thực hiện những gì mà “kẻ thù” đã làm từ bao năm trước, những gì mà chính mình phát động chiến tranh để xóa bỏ?”
Thính giả Richard Trần ở San Jose thì để lời nhắn trong Hộp thư thoại, trả lời Havilas Trần. Lời nhắn rất hay nhưng âm thanh không rõ, vậy xin ông nhắn lại.
Trong Hộp thư thoại cũng có lời nhắn: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)
RFA Việt ngữ vào tuần qua nhận được thư của người đại diện những hộ dân trong Khu Công Nghiệp Tân Bình trên đường 19-5B Phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú, Thành phố Hồ-chí-Minh, trình bày trường hợp như sau:
“Hồi mà nơi đây là một làng nhỏ ở ngoại thành Sàigòn - Gia Định, chúng tôi sống rất thanh thản bình yên, không phải lo gì cả, ruộng vườn bát ngát, thu hoạch vụ mùa, có gia đình đủ sống, lại có gia đình dư ăn.
Nhưng dưới chế độ hiện hành, tại sao có đối xử phân biệt giữa dân và cán bộ? Nhà dân không phạm lộ giới cũng buộc phải giải tỏa để chỉnh trang đô thị. Nếu không chấp hành thì bị cưỡng chế. Còn nhà cán bộ vi phạm lộ giới rành rành thì vẫn bình chân năm này qua năm khác?”
Có thật sự là sau 30/4/75, người dân được mang lại sự an bình không? hãy đọc loạt bài “Đêm trước đổi mới” do chính báo chí trong nước đăng tải, trong đó, mới chỉ một phần rất nhỏ của sự thật được kể lại mà đã khiến giới trẻ (sinh ra sau này) thốt lên rằng “không ngờ đất nước mình phải trải qua những thời kỳ kinh khủng như vậy!
Đó chỉ là vài trường hợp trong muôn vàn vụ kêu than của dân chúng, vác đơn đi khiếu kiện từ cửa quyền này sang cửa quyền khác trong nhiều năm trời mà chẳng được ngó ngàng tới. Chúng tôi trình đọc với mong muốn là giới hữu trách xem xét cho những người dân ấy.
* Về bài “Tá điền và “địa chủ mới” thì thính giả Nguyễn Cảnh Thịnh cho rằng cần phải chặn đứng tình trạng đó, đừng để cho các “địa chủ mới” hút máu dân nghèo không có đất canh tác.
Những thư từ khác
Thính giả Q.Q. theo dõi kỹ những bài phát thanh của RFA Việt ngữ, đã nhờ chuyển đến các nhà văn Vũ Thư Hiên, Dương Thu Hương, nhà báo Bùi Tín, và sinh viên Nguyễn Tiến Trung, lời nhắn là “Những bài viết và tiểu thuyết của các vị được người trong nước đánh máy vi tính và photocopy để phát tán, chuyền cho nhiều người đọc đấy.”
Ngoài ra, chúng tôi còn nhận được lá email của một thính giả mới, là bạn Quốc Nguyễn kèm theo hình hộp quà, làm quà tinh thần để khen tặng chương trình.
(trả lời) Hoan nghênh bạn Quốc đến với RFA! Những lời thư của bạn khích lệ anh em chúng tôi rất nhiều trong công việc. Cám ơn bạn.
Quý thính giả muốn nhận bản tin hàng ngày của chúng tôi xin gửi Email về vietweb@rfa.org. Quý vị cũng có thể vào trang nhà của ban Việt ngữ ở địa chỉ www.rfa.org, bấm vào nút “Đăng ký bản tin Việt ngữ” ở ngay trang chính.
Quý thính giả muốn nhận bản tin hàng ngày của chúng tôi xin gửi Email về vietweb@rfa.org. Quý vị cũng có thể vào trang nhà của ban Việt ngữ ở địa chỉ www.rfa.org, bấm vào nút “Đăng ký bản tin Việt ngữ” ở ngay trang chính.
Trong bản tin hàng ngày này, quý vị sẽ có những đường dẫn giúp quý vị chỉ sau một cái nhấp chuột là có thể đọc và nghe những bài vở chính của chương trình. Phần âm thanh của những bài vở này ở dạng MP3, do đó quý vị có thể nghe liền, hay tải xuống, thu lại để nghe sau. Trong bản tin hàng ngày cũng có những PROXY mới, giúp bạn vượt tường lửa đến với chúng tôi.
Chúng tôi cũng mong quý vị tiếp tay phổ biến bản tin hàng ngày đến bạn hữu gần xa, và góp ý kiến xây dựng với chúng tôi về mọi mặt. Vui lòng cho chúng tôi biết những điểm nào quý vị hài lòng, và những điểm nào còn phải cải tiến. Nếu quý vị muốn nói trực tiếp thì vui lòng để lại lời nhắn vào hộp thư thoại 202 530 7775, chúng tôi sẽ liên lạc lại. Từ Việt Nam và nước ngoài gọi đến, thì nhớ bấm số 001 trước dẫy số vừa nói. Quý vị ở Việt Nam nên dùng thẻ điện thoại, vừa rẻ lại vừa thuận lợi về nhiều mặt.
Xin cảm ơn quý vị. Thy Nga cùng toàn ban Việt ngữ xin chào tạm biệt quý thính giả và các bạn.
Những bài liên quan
- Tổ chức minh bạch quốc tế nói về tình trạng tham nhũng tại Việt Nam
- Cuộc cải cách ruộng đất 50 năm trước đây tại miền Bắc VN (bài 4)
- Giai đoạn cuối của cuộc cải cách ruộng đất
- Các giai đoạn của cuộc cải cách ruộng đất
- Giới luật sư Việt Nam thay đổi để đáp ứng với thử thách mới
- Những thuận lợi và thiệt hại của ngành dệt may khi Việt Nam gia nhập WTO
- Phỏng vấn Tiến sĩ Lê Đăng Doanh về việc Việt Nam gia nhập WTO
- Phỏng vấn Đại sứ Karan Bhatia, về cuộc đàm phán Việt-Mỹ
- Tình trạng tham nhũng đáng quan ngại tại Việt Nam
- Cuộc cải cách ruộng đất 50 năm trước đây tại miền bắc
- Một số nội dung quan trọng trong kỳ họp thứ 9 Quốc hội VN khóa 11 sắp tới
- Nguyên nhân khiến cuộc đàm pháp WTO kéo dài thêm 1 ngày
- Việt Nam và Hoa Kỳ đạt thỏa thuận về WTO
- Việt Nam và Hoa Kỳ phải kéo dài vòng đàm phán cuối cùng về WTO
- Trao đổi thư tín với thính giả (ngày 11-5-2006)
- Hội thảo về quyền tự do ngôn luận trong các chế độ độc tài
- Giáo sư Scott Fritzen nhận định về tình trạng tham nhũng tại Việt Nam
- Ngân hàng Thế giới điều tra về tình trạng tham nhũng ở Việt Nam
- Tám lãnh đạo chóp bu của Tổng Công Ty Dầu Khí Việt Nam thoát xử lý hình sự
- Phỏng vấn ông Đỗ Quang Hưng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tôn giáo tại Hà Nội
- Trao đổi thư tín với thính giả (ngày 4-5-2006)
- Phỏng vấn Mục Sư Ngô Hoài Nỡ về tình hình sinh hoạt của hội thánh Tin Lành ở trong nước
- Phúc trình của Ủy hội tự do tôn giáo Hoa Kỳ về tình hình tại Việt Nam
- Chống tiêu cực kiểu VN: nhân viên các trạm thu phí giao thông phải khâu túi quần áo
- Tình hình sinh hoạt của các hội thánh Tin Lành ngày càng khó khăn hơn