Thy Nga, phóng viên đài RFA
Quý vị vào xem trang Web RFA chắc cũng để ý thấy là đài chúng tôi vừa thay đổi “logo”. Biểu tượng mới là hình ảnh địa cầu với tia sáng tượng trưng cho nguồn thông tin trung thực, rọi lên nền màu xanh lá cây, tượng trưng cho hòa bình và sự cởi mở. Bên trên, là dòng chữ RFA màu trắng đậm nét.

Tuần qua, diễn tiến thời sự được thính giả quan tâm là sự thành lập nghiệp đoàn độc lập ở Việt Nam, và hội nghị về quyền lao động của công nhân Việt Nam, nhóm họp tại Ba Lan.
Liên quan chặt chẽ đến các sự kiện này là chuyến đi bất thành của luật sư Lê Thị Công Nhân để tham dự hội nghị và trước đó là chuyến xuất ngoại bị cản trở của luật sư Nguyễn Văn Đài. Thính giả RFA Việt ngữ theo dõi rất sát, và email đến đài để bày tỏ cảm nghĩ cũng như góp ý …
Ủng hộ những người can đảm đứng lên đấu tranh
Về vụ luật sư Nguyễn Văn Đài và luật sư Lê thị Công Nhân bị chặn xuất cảnh, thính giả Paul Tạ nhận định: "Hai luật sư dĩ nhiên là am hiểu luật pháp của Việt Nam nhưng vẫn bị đối xử bất minh như vậy …"
và cho rằng: "… Những bức xúc hàng ngày trong xã hội Việt Nam sẽ dẫn đến cuộc cách mạng dân chủ đa nguyên, và thay đổi lớn trong tương lai."
Cảm nghĩ của thính giả mà chúng tôi xin gọi tắt là D.Đ. vì ở trong nước: "Chúng tôi, những người dân đen, xin chia sẻ nỗi bất công đó với Luật sư Lê thị Công Nhân."
Một luật sư đi nước ngoài dự hội nghị mà bị Công an ngăn chặn tại sân bay, sau đó thì bị thông báo mất việc. Thật là quá đáng! Nghe tin Luật sư Lê thị Công Nhân sẽ bị nghỉ việc tại công ty mà cô ấy đang làm, tôi cảm thấy xót xa cho cô, mà không biết làm sao để giúp được cô
Chị Mai Nguyễn định cư ở Hoa Kỳ, cũng mong muốn chia sẻ những khó khăn của cô Lê thị Công Nhân bên quê nhà:
“Một luật sư đi nước ngoài dự hội nghị mà bị Công an ngăn chặn tại sân bay, sau đó thì bị thông báo mất việc. Thật là quá đáng! Nghe tin Luật sư Lê thị Công Nhân sẽ bị nghỉ việc tại công ty mà cô ấy đang làm, tôi cảm thấy xót xa cho cô, mà không biết làm sao để giúp được cô …”
Một tin khác cũng được khá nhiều thính giả chia sẻ là vụ vợ chồng nhà văn Trần Khải Thanh Thủy bị hành hung tại nhà. Thính giả Q.V. nhận định:
“Rõ ràng, sự việc 200 người trong đó có Tổ trưởng dân phố và Bí thư chi bộ tràn vào trong ngõ, nhà, tấn công vợ chồng nhà văn Trần Khải Thanh Thủy là được đạo diễn … Những người yêu chuộng tự do cực lực lên án hành vi trái pháp luật của nhóm người trên đối với nhà văn. Người dân chúng tôi đang chờ chính quyền xử lý vụ này …”
Từ Úc, thính giả Thiếu Quân mong "Mọi nguời Việt hãy theo dõi sự an nguy của chị Thanh Thủy."
Nghe tin tức, nhiều thính giả đã bày tỏ nỗi lo âu cho những người can đảm đứng lên tranh đấu, cũng như cho gia đình họ. Một số vị đưa đề nghị giúp đỡ về vật chất, nhất là yểm trợ về tinh thần để những người đấu tranh và gia đình họ biết là họ không lẻ loi, mà có rất nhiều đồng bào trong ngoài nước theo dõi và ủng hộ.
Sau khi nghe bài phỏng vấn chị Trang, vợ anh Nguyễn Ngọc Quang, thành viên 8406 bị bắt giam, thính giả Bùi Thuận nhắn trong Hộp thư thoại RFA Việt ngữ: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)
Thính giả Đoàn Viết Trung định cư ở Úc đề nghị là: "Cần phải vận động chính giới Úc viết thư tới các viên chức Công an liên quan để họ rõ là thế giới bên ngoài biết hành vi của họ, hy vọng là họ sẽ chùn tay."
Đối thoại trực tuyến
Khi Việt Nam gia nhập WTO thì người dân chúng tôi sẽ bị mất đất đai cho nhiều dự án sẽ đầu tư vào Việt Nam. Chính quyền sẽ “quy hoạch” lấy đất của dân giao cho những người ngoại quốc mà giá đền bù thì rẻ mạt. Với số tiền ít ỏi như thế người dân chúng tôi sẽ tiếp tục khổ …
Nghe tin Đảng Cộng sản Việt Nam sắp mở đối thoại trực tuyến với người dân, thính giả Phùng Mai cảm nghĩ
“dư luận tỏ ra dè dặt là điều dễ hiểu. Ông Võ Văn Kiệt, ông Phan Văn Khải, Nông Đức Mạnh v.v… đều nói tương tự trong quá khứ, nào là lắng nghe người dân, sẵn sàng nghe những ý kiến trái ngược. Gần đây nhất là Đại hội Đảng 10, họ kêu gọi nhân dân đóng góp ý kiến, thế rồi những người đóng góp ý kiến thì hầu hết bị Công an theo dõi, cắt Internet và điện thoại.”
Ý kiến của thính giả ký tên là "Người dân trong nước": "Người dân bị ép buộc phải chấp nhận "ý đảng" là "lòng dân" Đã hơn nửa thế kỷ nhưng không tài nào dân ta tiêu hóa được khái niệm "Yêu nước là yêu Đảng Cộng sản, yêu Chủ nghĩa Xã hội."
Nghe cuộc phỏng vấn dân chúng Phú Yên về vụ một thanh niên chết một cách đáng ngờ trong đồn Công an, bạn Teresa nhận xét:
“Phía chính quyền cứ lo tránh né. Phóng viên hỏi về sự việc xảy ra tại địa phương mình mà cơ quan nào cũng trả lời rằng “Yêu cầu hỏi lãnh đạo, mà lãnh đạo thì bận họp, không trả lời được ...”
Bạn “Người Tân Định” cũng có nhận xét tương tự là nhà chức trách Phú Yên trả lời ngập ngừng, cái gì cũng phải đợi lãnh đạo cho biết.
Hộp thư thoại RFA Việt ngữ
Tin dồn dập cho hay Việt Nam đã tiến sát đến cửa Tổ chức Thương mại Thế giới WTO. Bên cạnh sự hân hoan của quan chức lãnh đạo, là nỗi lo của nông dân và doanh giới trong nước không hiểu mình có theo kịp bước tiến đó hay không, và nhất là cuộc sống của mình sẽ bị ảnh hưởng ra sao? Các thính giả Hải và Giao nói lên mối lo nữa như sau:
“Khi Việt Nam gia nhập WTO thì người dân chúng tôi sẽ bị mất đất đai cho nhiều dự án sẽ đầu tư vào Việt Nam. Chính quyền sẽ “quy hoạch” lấy đất của dân giao cho những người ngoại quốc mà giá đền bù thì rẻ mạt. Với số tiền ít ỏi như thế người dân chúng tôi sẽ tiếp tục khổ …”
Ước mong bạn Ngọc Kiên và trí thức trẻ trong nước biết nhận thức rõ ràng, đừng tiếp tục nghe theo khẩu hiệu “Yêu nước là yêu Xã hội chủ nghĩa” để hoạt động của mình không trái ngược với ý nguyện và quyền lợi của Dân tộc.
Nói về vấn đề dân chúng bị chiếm đoạt nhà đất thì RFA Việt ngữ thường xuyên nhận được thư khiếu nại của dân oan. Mươi ngày nay, thính giả H.H. gửi liên tiếp nhiều email kèm theo đơn từ để trình bày trường hợp nhà đất của ông Đoàn Đức Chuân tại số 34 phố Yên Ninh, Hà Nội bị chính quyền quản lý. Ông Chuân khiếu kiện đã lâu nhưng tới giờ, vẫn chưa được trả lời và giải quyết thỏa đáng.
Trong Hộp thư thoại RFA Việt ngữ tuần qua, có các lời nhắn (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)
Những thư từ khác
Kỳ trước, trong phần trả lời thư thính giả Ngọc Kiên, ban Việt ngữ RFA đã vạch rõ và nhấn mạnh về sự khác biệt giữa đất nước và dân tộc với chế độ đương quyền. Một đằng thì trường cửu còn một đằng chỉ là nhất thời.
Sau khi nghe, nhiều thính giả đã bày tỏ sự đồng tình, nhất là thính giả Patrick Võ hoan nghênh nồng nhiệt trong khi thính giả Vũ đình Bổn gửi lời nhắn
“Ước mong bạn Ngọc Kiên và trí thức trẻ trong nước biết nhận thức rõ ràng, đừng tiếp tục nghe theo khẩu hiệu “Yêu nước là yêu Xã hội chủ nghĩa” để hoạt động của mình không trái ngược với ý nguyện và quyền lợi của Dân tộc.”
Trong khi ấy, chúng tôi cũng nhận được email của nhiều bạn trẻ như Tuấn: "mỗi buổi sáng, em đều nghe đài RFA, được biết nhiều thông tin, nhất là những tin liên quan đến Việt Nam, đặc biệt là về cuộc Cải cách ruộng đất.
Hồi còn ngồi ghế nhà trường, em chỉ được học về chiến công của những anh hùng liệt sĩ Cộng sản mà không hề biết tới những oan uổng của người dân mà tới giờ vẫn còn bị nhà cầm quyền áp bức …”
Mời các bạn tham gia mục Trao đổi thư tín với thính giả. Mọi email xin gửi về Vietweb@rfa.org
và Hồng tâm sự là nghe RFA, em hiểu được thêm nhiều về tình hình chung quanh. Ngoài ra, chương trình phát thanh của chúng tôi còn giúp em về cách phát biểu nữa.
Mấy hôm nay, một số thính giả đã hỏi thăm chúng tôi về địa chỉ trang web của Amnesty International (Hội Ân xá quốc tế) nên chúng tôi tạo đường link dưới đây, quý vị ghi lại nhé.
Ban Việt ngữ RFA xin cám ơn tất cả quý vị và các bạn nghe đài, đã theo dõi và góp ý cho chương trình. Thư đã dài, toàn ban cùng Thy Nga xin chào tạm biệt quý thính giả và các bạn.