Trao đổi thư tín với thính giả (Ngày 3-8-2006)
2006.08.03
Thy Nga, phóng viên đài RFA
Số liệu về kỳ thi tuyển sinh Đại học trong nước vừa qua, cho thấy là điểm về môn Lịch sử rất kém. Tình trạng này gây quan ngại từ lâu rồi, nhưng nay thì đã tới mức báo động. Do đâu mà học sinh Việt Nam không chú tâm học Lịch sử? Thính giả Huy Khiêm góp ý:
Ngành giáo dục Việt Nam
“Theo tôi, lý do chính là Nhà nước đã bóp méo lịch sử theo định hướng Xã hội chủ nghĩa. Môn Lịch sử được giảng dạy theo chỉ thị của Đảng và Nhà nước chứ không theo sự thật.
Trong trường, học sinh lúc nào cũng được nhồi nhét rằng Bác và Đảng là ưu việt, nhưng ra ngoài thì thấy đầy rẫy tiêu cực, nghe toàn những chuyện bất công đối với dân. Đảng dạy là Mỹ xấu xa nhưng nay lại nài nỉ Mỹ đủ thứ, thì làm sao học sinh có thể tin được lịch sử?”
Từ lòng thủ đô Hà Nội, thính giả T.D. đưa ra nhận định về những vấn đề trong ngành Giáo dục: “Tôi cho là do một số nguyên nhân như sau:
Trước đây, Việt Nam giáo dục và đào tạo theo kiểu các nước Cộng sản hay Xã hội chủ nghĩa. Về Chính trị thì toàn là tuyên truyền, về Kinh tế thì quản lý tập trung theo cơ chế xin cho, không quan tâm phát triển khoa học công nghệ của Tư bản chủ nghĩa.
Trước đây, Việt Nam giáo dục và đào tạo theo kiểu các nước Cộng sản hay Xã hội chủ nghĩa. Về Chính trị thì toàn là tuyên truyền, về Kinh tế thì quản lý tập trung theo cơ chế xin cho, không quan tâm phát triển khoa học công nghệ của Tư bản chủ nghĩa.
Học sinh không tiếp thu được gì nhiều, thành ra cần khoác lên cái áo “thành tích”: chính là lối giáo dục này đã dẫn đến bệnh “thành tích” từ đó, sinh ra nạn đút lót để có điểm cao. Nay, giới lãnh đạo Việt Nam muốn phát triển theo cơ chế thị trường cạnh tranh, nhưng lại thiếu cơ bản mô hình khoa học và quản lý thị trường của Tư bản chủ nghĩa.
Việt Nam lại chuẩn bị thành lập trường Đại học “Đẳng cấp quốc tế” thì lấy đâu ra thày và trò có đủ phẩm chất và kiến thức để theo được cái gọi là “Đẳng cấp quốc tế”? Mời giáo sư nước ngoài? mời người Việt hải ngoại về giúp? Còn các trường đại học đang tồn tại ở Việt Nam thì sao? bằng cấp của các giáo sư như thế nào?”
Nói về chuyện kêu gọi người Việt hải ngoại về nước giúp đỡ thì có email sau đây của thính giả Lê Trọng:
“Nghe tin là Nhà nước Việt Nam sẽ tăng rất nhiều ngân sách để chiêu dụ giới trí thức ở hải ngoại về. Theo tôi nghĩ thì chỉ cần xóa bỏ điều 4 trong Hiến pháp, hay thay đổi thể chế chính trị, là tự khắc người Việt hải ngoại sẽ về hợp tác mà không cần phải tuyên truyền gì cả. Người Việt từ các nước ngoài sẽ bỏ công, bỏ của ra canh tân nước nhà mà không cần đến đồng tiền của Cộng sản.”
Thái độ của giới chức Việt Nam
Môn “Giáo dục công dân” (mà thời trước gọi là “Công dân giáo dục”) tại Việt Nam có lẽ là môn học ít được thể hiện ngoài đời nhất. Ra đường là thấy ngay cách cư xử của người dân, cách tuân hành luật lệ, rõ nhất là về giao thông. Tuy nhiên, thính giả Lê Trọng lại đưa ra lý luận về sự việc đó, ông viết tiếp:
“Tại sao dân chúng Việt Nam không tuân hành luật lệ giao thông như ở những nước khác trên thế giới? vấn đề này, theo tôi thấy thì có ai ở Việt Nam tuân theo luật lệ đâu! Ngay cả các quan to chức lớn có tuân thủ những gì đưa ra đâu, những gì ký kết đâu!
Tôi nghĩ là giới chức cầm quyền nên làm gương cho dân, ở đây nghĩa là tuân thủ nghiêm chỉnh luật lệ thì mới mong dân chấp hành theo. Như trong một gia đình, người cha không làm gương mà đòi hỏi con cái làm tốt hay sao?” Ui da, vấn đề này mà đem ra bàn thì còn nhiều ý kiến lắm. Quý vị thính giả góp ý với nhé.
Vừa rồi, RFA Việt ngữ có nhận được email của thính giả Kevin Phan thuật lại chuyện ông gặp phải những điều khó chịu như thế nào khi có việc liên lạc với Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại San Francisco. Ông than quá xá về dịch vụ tại đó.
Điều này thì chúng tôi cũng đã từng nghe nhiều người nói, họ không hiểu tại sao nhân viên tại một cơ sở ngoại giao đại diện cho Việt Nam tại nước ngoài mà “mặt lạnh như tiền” nói năng cộc lốc với người đến xin giấy tờ?
Tại sao dân chúng Việt Nam không tuân hành luật lệ giao thông như ở những nước khác trên thế giới? vấn đề này, theo tôi thấy thì có ai ở Việt Nam tuân theo luật lệ đâu! Ngay cả các quan to chức lớn có tuân thủ những gì đưa ra đâu, những gì ký kết đâu!
Thế nhưng nói đi nói lại thì thế này, ông Kevin Phan: Với khách ngoại quốc thì nhân viên sứ quán (hay là nhân viên tại các phi cảng trong nước) đều niềm nở, có khi lại tử tế quá mức nữa! trong khi ngay tại quày tiếp khách đó, người Việt Nam đến thì họ đổi bộ mặt liền.
Cũng dễ hiểu thôi, ông à. Các nhân viên ấy cũng theo cấp trên đó thôi. Với khách ngoại quốc thì cần kiếm điểm, còn người Việt với nhau thì coi thường, trừ phi là có đút lót thì lại niềm nở ngay ấy mà! Chỉ dân đen là khổ, bị hoạch họe đủ điều khi phải đến các cửa quyền đó.
Mục “Diễn đàn bạn trẻ” và “Cổ Nhạc”
Tuần qua, “Diễn đàn bạn trẻ” có cuộc trao đổi ý kiến với anh Lương Duy Phương, tác giả bài viết mới đây về việc chi tiêu ngân sách quốc gia cho những hoạt động của Đảng, mà theo anh suy luận thì đó là việc không chính đáng. Ngay sau khi nghe bài này, bạn Ben Võ email đến RFA Việt ngữ như sau:
“Tôi hoàn toàn đồng ý về sự lên tiếng của anh Lương duy Phương, và rất mừng là các bạn trẻ trong nước đã dám thẳng thắn nói lên những nhận xét trung thực của mình.”
Về mục Cổ nhạc thì bài mới nhất nhận được thư sau đây của thính giả Huỳnh Phương Linh: “Vô cùng cám ơn soạn giả Nguyễn Phương đã cho bài viết về Tài Linh. Điều khiến tôi lập tức viết mail này đến ông, là Má của chúng tôi rất thích Tài Lương, Chí Linh, Vân Hà, Tài Linh.
Nay nhờ ông, chúng tôi được biết 4 người này có liên hệ gia đình với nhau, thật là thú vị. Giờ này, Má tôi đã ngủ, nếu không thì tôi đã phone cho Bà biết liền. Còn một điều thích thú khác, là Má của chúng tôi là dân Bến Tre (Huyện Châu Thành, Xã An Phước). Rồi đây, bà sẽ còn “cưng” đám Tài Lương, Tài Linh, Chí Linh, Vân Hà thêm nữa, vì ngoài lòng ngưỡng mộ tài năng, còn tình đồng hương.
Xin thành thật cám ơn ông, cám ơn cả đài phát thanh chương trình này. Thật là niềm vui quý báu cho người lớn tuổi ở hải ngoại.”
Thư của bà Linh chân thành quá và cho thấy rõ tình thương yêu Mẹ. Mong là những bài sắp tới do soạn giả Nguyễn Phương cống hiến trong mục Cổ Nhạc sẽ đem đến cho Cụ cũng như bà Linh những phút thoải mái thích thú hơn nữa.
Hoàn cảnh những cô gái Việt
Mời các bạn tham gia mục Trao đổi thư tín với thính giả. Xin email về Vietweb@rfa.org
Nghe tường trình của Thanh Trúc về hoàn cảnh những cô gái Việt làm trong các quán massage bên xứ Chùa Tháp thì thính giả Paul Tạ viết đến đài như sau:
“Sau khi nghe cuộc phỏng vấn những cô hành nghề mãi dâm tại Cambodia, đặc biệt là cô Nguyễn thị Hằng bán thân tại xứ người để nuôi gia đình ở quê nhà, tôi không sao cầm lòng nổi.
Tôi không biết nếu như một cán bộ lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam sau khi nghe cuộc phỏng vấn đó thì họ nghĩ sao? họ có đau lòng như tôi không, hay là thản nhiên không chút xúc động nào?
Một xã hội băng hoại đến tội, các quan chức chỉ biết chèn áp chiếm đoạt của dân, chẳng vị nào có lòng vì dân, lo cho dân. Liệu có giải pháp gì cho tình trạng xã hội, nạn buôn người xảy ra hàng ngày tại nước mình mà Đảng và Nhà nước Cộng sản thường rao là “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc” không?”
Vừa qua, RFA Việt ngữ có nhận được bản “Tìm em, ghé chợ Mã Lai” của nhạc sĩ Trần Chí Phúc viết về hoàn cảnh gái Việt “nhắm mắt đưa chân” lấy ngoại nhân không quen biết, hoặc bị đem bán ra các nước ngoài.
Xin cám ơn nhạc sĩ Trần Chí Phúc và mời quý vị cùng nghe bài ấy, do chính anh đàn và hát.
“Tìm em, ghé chợ Mã Lai” … (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên) Thy Nga cùng toàn ban chào tạm biệt, mong nhận được nhiều thư hơn nữa của quý thính giả và các bạn.
Những bài liên quan
- Tân bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân đề ra mục tiêu cho năm học mới 2006-2007
- Ý kiến của phụ huynh trong vấn đề giáo dục hiện nay
- Gian lận thi cử đã trở thành một vấn nạn của nền giáo dục Việt Nam
- Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân với mục tiêu lập lại kỹ cuơng trong ngành giáo dục
- Thi tuyển đại học tại VN: 95% thí sinh có điểm dưới trung bình
- Kiến thức về lịch sử của học sinh đang ở mức báo động
- Trao đổi thư tín với thính giả ngày (27-6-2006)
- Trao đổi thư tín với thính giả (ngày 20-7-2006)
- Khoảng 1,000 học sinh huyện Ðức Trọng có thể không có không có lớp học
- Thầy Đỗ Việt Khoa: Hơi thất vọng về cách xử lý của tân Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân
- Trao đổi thư tín với thính giả (Ngày 13-7-2006)
- Đợt 1 tuyển sinh đại học 2006: gian lận thời @
- Ngành giáo dục Việt Nam sẽ thật sự đổi mới sau 10 năm tới
- Gian lận thi cử tại Việt Nam, căn bệnh trầm kha (phần 2)
- Làm gì để giải quyết tận gốc những tiêu cực học đường?
- Trao đổi thư tín với thính giả (Ngày 6-7-2006)
- Gian lận thi cử tại Việt Nam, căn bệnh trầm kha (phần 1)
- Giới trẻ Việt Nam ngày nay thiếu hiểu biết về giới tính và an toàn tình dục
- Trao đổi thư tín với thính giả (Ngày 29-6-2006)
- Việc dạy và học tiếng Anh tại Việt Nam chưa đạt hiệu quả
- Nạn gian lận thi cử ngày càng phổ biến ở Việt Nam
- Trao đổi thư tín với thính giả (Ngày 22-6-2006)
- Thí sinh không nhận được giấy báo hay lỡ bị mất vẫn sẽ được dự thi đại học
- Trao đổi thư tín với thính giả (ngày 15-6-2006)
- Trao đổi thư tín với thính giả (Ngày 8-6-2006)