Trao đổi thư tín với thính giả (Ngày 10-8-2006)

Thy Nga, phóng viên đài RFA

Cả tuần nay, các bài ghi âm cuộc tra vấn doanh gia Phạm Bá Hải tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh thuộc bộ Công an thành phố Hồ-chí-Minh, được rất nhiều thính giả theo dõi. Nhiều người đã nêu thắc mắc không rõ làm cách nào mà chúng tôi lại có thể thâu âm được tài tình như thế?

PhamBaHaiPhamNgocDuong200.jpg
Anh Phạm Bá Hải và Ks Bạch Ngọc Dương. Hình của nhóm 8406.

Xin thưa, những băng đó là do các bạn trẻ hoạt động cho dân chủ cung cấp, ban kỹ thuật RFA Việt ngữ đã cố gắng ghi âm lại, và chúng tôi tiếp tục làm công việc đưa tin đến quý vị thính giả.

Nếu như quý vị hỏi tiếp rằng các bạn đó là ai thì chúng tôi xin phép không trả lời vì lý do nghề nghiệp gọi là “để bảo vệ nguồn tin”.

Có điều chúng ta ghi nhận, là các bài đó sở dĩ có được, là do tính thẳng thắn của tuổi trẻ. Dạo sau này, như quý vị theo dõi thời sự đã biết, một số bạn trẻ trong nước đã can đảm nói lên ý kiến đối với những vấn đề nước nhà.

Chính là do bầu nhiệt huyết, sự trực tính của tuổi trẻ mà ban Việt ngữ RFA chúng tôi mới có được các bài quý báu đó để chuyển đến quý vị thính giả trong và ngoài nước được biết, xin cám ơn các bạn.

Đòn phép áp đảo tinh thần là một kỹ thuật mà Công an Việt Nam thường sử dụng, ép buộc ký những biên bản không hợp lý là thủ đoạn mà Công an hay áp dụng. Theo luật của các nước văn minh thì người bị tra hỏi không phải trả lời tất cả các câu hỏi của nhân viên thẩm vấn.

Từ Đức, thính giả Bình Tâm viết: "Sau khi nghe toàn bộ cuộc thẩm vấn của Công an với ông Phạm Bá Hải, tôi quá bất bình. Cung cách đó không phải là của những người đại diện cho pháp luật. Họ quen lệ bắt nạt bắt nộ dân. Họ muốn ép cung ông Phạm Bá Hải …"

Từ Houston, Hoa Kỳ, thính giả Kỳ Nguyễn "cảm thấy đồng bào trong nước không còn quyền công dân gì hết. Công an muốn bắt ai cũng được, muốn chụp mũ ai cũng được!"

Sau khi nghe các bài ghi âm đó, thính giả Đức Trương nhận định: "Cuộc thẩm vấn ấy vô giá trị vì không có giấy tờ hay văn thư mời chính thức. Đó là một hành động "ném đá dấu tay" không dám gởi thơ mời. Dựa vào một đơn tố cáo của một người nào đó (nặc danh) để kết tội nạn nhân là "lật đổ chế độ", chỉ là thái độ "cả vú lấp miệng em".

Đòn phép áp đảo tinh thần là một kỹ thuật mà Công an Việt Nam thường sử dụng, ép buộc ký những biên bản không hợp lý là thủ đoạn mà Công an hay áp dụng. Theo luật của các nước văn minh thì người bị tra hỏi không phải trả lời tất cả các câu hỏi của nhân viên thẩm vấn.

Anh Phạm Bá Hải hãy giữ vững lập trường. Ủng hộ tuyên ngôn 8406 là một hành động của kẻ sĩ trong giai đoạn này." Bạn Khoa Nguyễn "rất đắc ý khi nghe được những đoạn băng Công an thẩm vấn, để mọi người biết cái nhân cách và trình độ của cơ quan công quyền của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam như thế nào. Xin cám ơn quý đài rất nhiều.

Tuy đã từng nghe nói nhưng hôm nay, tôi mới thật sự nghe thấy sự khủng khiếp của Công an. Chúc anh Phạm Bá Hải luôn luôn bền chí để vượt qua những điều bất công.”

Thư của thính giả Chung Vũ: "thật trân trọng những bài như thế này từ quý đài. Sự thật của guồng máy Công An trị hiện nay ở Việt Nam đã được phơi bày cho thế giới biết."

Tôi nhớ có đọc thấy câu thơ “…Người ta lớn bởi vì mình quỳ xuống …” đúng thế, nếu mọi người trong nước đều can đảm như Phạm Bá Hải thì làm sao Công an có thể tiếp tục đe dọa, đàn áp? Mấy chục năm nay, phải thẳng thắn nhìn nhận rằng dân chúng trong nước quá sợ hãi thành ra cúi đầu cam phận. Hoan hô tinh thần Phạm Bá Hải!

Cảm nghĩ của bạn Quốc Anh: "Suốt hai ngày được gọi là "làm việc" quanh những chuyện vớ vẩn để buộc anh Hải nói ra về Khối Dân chủ! Tôi cảm thấy buồn cho anh Hải và cho bản thân tôi ở trong một xã hội mà những người có quyền hành trong tay, miệng nói là "vì dân, lo cho dân" mà lại chà đạp tư tưởng của người dân."

Thính giả ký tên là "Người dân Việt Nam" "đề nghị chúng ta mỗi người nên nghe kỹ để tìm hiểu những cách thức của Công An nhằm đối phó khi cần. Hết sức hoan nghênh anh Phạm Bá Hải đã không hề sợ sệt họ."

Thính giả Đỗ Văn Phúc "Tôi nhớ có đọc thấy câu thơ "… Người ta lớn bởi vì mình quỳ xuống …" đúng thế, nếu mọi người trong nước đều can đảm như Phạm Bá Hải thì làm sao Công an có thể tiếp tục đe dọa, đàn áp? Mấy chục năm nay, phải thẳng thắn nhìn nhận rằng dân chúng trong nước quá sợ hãi thành ra cúi đầu cam phận. Hoan hô tinh thần Phạm Bá Hải!"

Bạn Minh Đạt "phẫn nộ về cách thức áp đặt, buộc tội một cách vô lý của Công An Việt Nam. Xin mọi thanh niên dân chủ hãy bảo vệ cho anh Phạm Bá Hải chứ để mấy công an đó tra vấn riết, chắc là anh Hải sẽ bị bệnh tâm thần mất!"

Cám ơn Minh Đạt về thiện ý của bạn, và xin cám ơn các thính giả vừa kể về những cảm nghĩ và ý kiến bày tỏ sau khi nghe các bài ghi âm cuộc tra vấn của Công An Việt Nam.

NguyenNgocQuangTranManhHao2.jpg
Anh Nguyễn Ngọc Quang (phải) và anh Trần Mạnh Hảo. RFA PHOTO

Anh Phạm Bá Hải thì sau khi nghe chúng tôi cho hay về những lá email đầy thiện cảm của thính giả RFA dành cho anh, Phạm Bá Hải có lời ngỏ cùng quý vị như sau: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)

Những thư từ khác

Tuần qua, bà K.T. chuyển đến ban Việt ngữ RFA ba lá đơn của người dân thành phố Hồ-chí-Minh tố cáo những hành vi bức hiếp của Công An. Và trong chồng thư mà chúng tôi nhận được, có thư của ông Nguyễn Phùng Phong, cựu tù chính trị, cùng với 11 người nữa đang tỵ nạn tại Campuchia như ông, ký tên ủng hộ Phong trào đòi dân chủ cho Việt Nam, và nhờ RFA Việt ngữ chuyển thư đến các bạn trong chương trình “Marathon Nối vòng tay lớn”.

Ông Lương Võ thì tiếp tục gửi đến cho anh em chúng tôi những nhận định sâu sắc về tình hình Việt Nam. Ông cho là cần thiết phải đổi mới chính trị tại Việt Nam, và viết tiếp:

“Sau hai mươi năm đổi mới, đa số dân chúng đã mất dần sự tin tưởng vào khả năng lãnh đạo của một đảng duy nhất tại Việt Nam.

Tuy nhiên, các cấp lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam vì quyền lợi cá nhân và quyền lợi đảng phái vẫn cố làm ngơ trước những dấu hiệu đòi hỏi đổi mới về chính trị, lấy cớ rằng “thay đổi thể chế chính trị là bất ổn” để họ tiếp tục giữ lấy quyền hành.”

Trong mục này kỳ trước, chúng tôi có đề cập đến những lời than của một số người khi có việc phải đến xin giấy tờ tại các sứ quán Việt Nam. Sau khi nghe, thính giả C.Đ. đóng góp câu chuyện, thuật lại về trường hợp của ông:

“Tôi xin trình bày về thái độ của vài nhân viên Việt Nam tại Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ ở thành phố Hồ-chí-Minh. Tôi rất bất bình về những lời nói cộc cằn và bất lịch sự của họ.

Tôi tới đó vì chuyện giấy tờ, qua vài lần tiếp xúc thì tôi chứng kiến được một số nhân viên Việt Nam làm việc tại đó không có một chút lễ phép gì khi tiếp người Việt Nam. Chẳng hạn như lần đến nộp giấy, tôi mang giấy tờ tới trước cửa sổ làm việc, mới đứng đó vài giây thì một cô trong cửa sổ hét lớn ra “để giấy tờ trong cửa sổ đó, đi ra ngoài kia ngồi đi!”.

Tôi tới đó vì chuyện giấy tờ, qua vài lần tiếp xúc thì tôi chứng kiến được một số nhân viên Việt Nam làm việc tại đó không có một chút lễ phép gì khi tiếp người Việt Nam. Chẳng hạn như lần đến nộp giấy, tôi mang giấy tờ tới trước cửa sổ làm việc, mới đứng đó vài giây thì một cô trong cửa sổ hét lớn ra “để giấy tờ trong cửa sổ đó, đi ra ngoài kia ngồi đi!”.

Họ không có chút lịch sự gì hết. Tôi thiết nghĩ làm việc tại sứ quán thì phải lịch sự, ít ra cũng tối thiểu chứ!

Rồi có lần gọi điện thoại đến Tòa Đại sứ Hoa Kỳ để hỏi về hồ sơ thì cũng gặp những nhân viên Việt Nam trả lời rất là “thiếu văn hóa”. Tôi đề nghị quý đài hãy điện thoại trực tiếp đến sứ quán Hoa Kỳ về vấn đề cung cách phục vụ của nhân viên Việt Nam.”

Thính giả Andy Phạm thì cho biết những chi tiết như sau: "Lãnh sự quán Việt Nam tại San Francisco không hề đăng bảng giá trên website do đó, gởi hồ sơ đến thì hay bị trả lại vì thiếu lệ phí.

Làm “Công hàm độc thân” thì giá biểu cho người Mỹ khác, giá đối với người Việt (dù rằng không mang quốc tịch Việt Nam) lại khác. Có lúc, Lãnh sự quán không thị thực giấy tờ mà còn giữ “money order” của khách. Xin hỏi, kiện họ ra tòa của Hoa Kỳ để đòi lại tiền, có được chăng?”

Xin cám ơn các thính giả C.Đ. và Andy Phạm đã chia xẻ những chi tiết vừa kể. Về câu hỏi của bạn Andy thì Thy Nga phải hỏi luật sư xem sao, nhưng chắc là bạn giận lắm mới phải nói thế đấy mà.

Mục Cổ nhạc

Các thính giả trung thành với mục Cổ nhạc trên làn sóng RFA Việt ngữ thì khá nhiều nhưng đặc biệt là gia đình bà Kim Hoa.

Con gái bà là Phương Linh hiện định cư ở Đan Mạch tiếp tục nhờ chúng tôi chuyển thư cám ơn đến soạn giả Nguyễn Phương, người phụ trách mục Cổ Nhạc. Tuần này, bà Linh viết:

“Ông có biết, mỗi khi nghe đoạn nhạc mở đầu chương trình là tôi đều muốn khóc vì nhớ ngày còn nhỏ sống trong gia đình, nhớ bà Nội tôi lắm.

Chiều Chúa Nhựt, má của tôi phone qua, hỏi “Ông Nguyễn Phương có viết gì nữa không con? hôm qua là thứ Bảy rồi. Rất cám ơn ông đã soạn rất công phu, đem niềm vui đến cho thính giả và riêng cho gia đình chúng tôi.”

Mời quý thính giả tham gia mục Trao đổi thư tín với thính giả. Mọi email xin gửi về Vietweb@rfa.org

RFA Việt ngữ cũng nhận được lá email từ Bỉ của bạn Dũng: "Tôi nghe chương trình mỗi ngày của quý đài đã hai năm rồi. Chúc tất cả các cộng sự viên của quý đài thật nhiều sức khỏe để phục vụ nền truyền thông, cho thính giả bốn phương được biết tin tức về quê hương Việt Nam."

Chúng tôi cũng vừa nhận được cuốn thơ đấu tranh “Tình người hỏa ngục” và cuốn trường thi “Phạm Lãi Tây Thi” của Dương Thanh Phong gửi tặng ban Việt ngữ RFA. Xin cám ơn ông Dương Thanh Phong.

Đến đây thư đã dài, Thy Nga cùng toàn ban chào tạm biệt quý thính giả và các bạn.