Thy Nga, phóng viên đài RFA
Liên tiếp, sau những cuộc thẩm vấn các ông Phạm Bá Hải, Nguyễn Ngọc Quang, Vũ Hoàng Hải, Tân Vĩnh Phát, … đến loạt khủng bố các ông Bạch Ngọc Dương, Nguyễn Khắc Toàn, Hoàng Tiến, Nguyễn văn Đài, và bà Dương thị Xuân trong nhóm chuẩn bị phát hành tờ “Tự do Dân chủ” … tới cắt đường giây điện thoại của nhiều nhà dân chủ. Cùng với chúng tôi, thính giả RFA theo dõi sát diễn tiến thời sự đó.

Trong số các lời nhắn ban Việt ngữ RFA vào tuần qua, có lời nhắn: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)
Ban Việt ngữ vẫn tiếp tục nhận được email của rất nhiều thính giả bày tỏ cảm nghĩ sau khi nghe những băng ghi âm Công an tra vấn. Xin cám ơn quý vị.
Công an đã bắt anh Tuấn và anh Huy
Vào tối 18 vừa qua thì Công an đã theo bắt Trương Quốc Tuấn và Trương Quốc Huy, là hai anh em từng bị giam giữ trong gần 9 tháng vì trao đổi ý kiến trên diễn đàn Paltalk, và chỉ mới được thả ra hồi tháng trước. Thính giả Bình Minh và “Người đưa tin từ Saigòn” đã thông báo ngay cho RFA Việt ngữ tin đó, xin cám ơn các bạn.
Quốc Tuấn đã được thả về, còn Quốc Huy thì tới giờ là sáng sớm ngày 24, thân nhân vẫn không được biết tin tức là bị giữ tại đâu.
Hành động của các bạn thể hiện tinh thần yêu nước của thanh niên Việt Nam. Các bạn xứng đáng là những hạt giống tốt nhất, những tinh hoa kế thừa truyền thống của cha anh, vì tương lai một nước Việt Nam tự do dân chủ và giàu mạnh.
Từ Hà Nội, bạn Chính Tâm nhờ chúng tôi chuyển lá thư ủng hộ đến “Tập hợp Thanh niên Dân chủ” trong đó có các đoạn:
“Ở quê nhà, hàng ngày tôi và rất nhiều bạn trẻ vẫn thường xuyên lên mạng để theo dõi cuộc rước đuốc “Marathon - Nối vòng tay lớn” của các bạn. Chúc các bạn thành công.
Hành động của các bạn thể hiện tinh thần yêu nước của thanh niên Việt Nam. Các bạn xứng đáng là những hạt giống tốt nhất, những tinh hoa kế thừa truyền thống của cha anh, vì tương lai một nước Việt Nam tự do dân chủ và giàu mạnh.
Con đường các bạn đang đi tuy gặp nhiều khó khăn trở ngại nhưng tôi tin rằng bằng nhiệt tình của tuổi trẻ, bằng quyết tâm phấn đấu vì tự do dân chủ, và sự động viên khích lệ của các tầng lớp nhân dân, của các nhân sĩ Dân chủ yêu nước, nhất định Tập hợp Thanh Niên Dân chủ sẽ đạt thắng lợi, cuộc đấu tranh vì nền Dân chủ nhất định sẽ thành công.”
Không những các bạn trẻ trong nước mà giới trẻ ở hải ngoại cũng quan tâm về phong trào dân chủ đang dâng cao tại Việt Nam. Bạn Huy Trần ở Texas, Hoa Kỳ viết: "Ngày nào đi làm về, em cũng vào mạng RFA xem liền. Em quan tâm và mong quê hương Việt Nam được dân chủ, nhân quyền, và hạnh phúc thật sự đến với mọi người.
Không hiểu tại sao nhiều bạn em ở trong nước vào mạng RFA không được? Em nhờ quý đài chỉ dẫn các bạn em phá bức tường lửa.”
Ban Kỹ thuật RFA Việt ngữ đã trả lời cho Huy rồi đó. Website của chúng tôi thì vốn đã bị chính quyền trong nước ưu ái từ lâu rồi, nay lại có cả những băng ghi âm Công an tra vấn thì bị chú ý thêm, cũng là điều không ngạc nhiên gì.
Nhân đây, chúng tôi xin nhắc lại với những quý vị bị cản trở không mở được trang web RFA Việt ngữ, hãy email đến địa chỉ proxy@rfaweb.org để nhận các proxy mới nhất giúp vượt qua “tường lửa”.
Những tin tức về nhân quyền và dân chủ ở Việt Nam khiến thính giả ký tên là “Việt Freedom” bức xúc và viết bài thơ mang tựa đề “Cơn lốc xoáy” gửi đến ban Việt ngữ RFA.
Nhân đây, chúng tôi xin nhắc lại với những quý vị bị cản trở không mở được trang web RFA Việt ngữ, hãy email đến địa chỉ proxy@rfaweb.org để nhận các proxy mới nhất giúp vượt qua “tường lửa”.
Trong khi đó, nghe loạt bài về "dự luật trưng cầu ý dân" thính giả Đ.N. cho rằng: "đây là một việc hết sức thiết thực, một cố gắng lớn trong tiến trình thực hiện dân chủ cách ôn hòa, trí thức và xây dựng. Cầu mong dự luật này được thực hiện, và thực hiện được."
Dự luật Việt kiều có thể lấy lại nhà
Tuần qua, có một tin mà nhiều người Việt ở hải ngoại viết đến RFA Việt ngữ để hỏi thêm chi tiết, là tin có thể được đền bù hay đòi lại nhà của họ trước kia tại Việt Nam. Xin trả lời chung là:
“Dù có bộ luật dân sự và pháp lệnh nhà ở nhưng tới nay, chính phủ Việt Nam chỉ giải quyết các giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 1/7/1991 giữa những công dân VN ở trong nước.
Với Nghị quyết 1037 của Ủy ban thường vụ Quốc hội hiệu lực từ 1/9/2006 thì mới đặt ra cơ sở giải quyết cho những trường hợp có sự tham gia của Việt kiều. Theo chỗ chúng tôi tham khảo từ các luật sư trong nước, tất cả nhà ở thuộc diện cải tạo nhà đất Xã hội Chủ nghĩa trong những năm 1977, 1978 hoặc về sau thì không thể đòi lại trừ khi bị cải tạo sai đối tượng, tức là bị đánh lầm.
Diện cải tạo nhà đất Xã hội Chủ nghĩa liên quan tới rất nhiều thành phần ở miền nam Việt Nam trong đó có người đi di tản năm 1975, nhà cửa bị chính quyền tịch thu và sau này trở thành của Nhà nước, gọi là “sở hữu toàn dân”, phần lớn nhà thuộc diện này đã lần lượt được cấp cho cán bộ Đảng và Nhà nước, rồi sau đó được hoá giá.
Ngoài ra, còn các đợt cải tạo tư sản mại bản, cải tạo công thương nghiệp tư sản tư doanh, nhà ở của những người thuộc diện này cũng bị tịch thu. Chưa kể rất nhiều trường hợp người dân thành phố không có việc làm sau năm 1975, bị buộc đi kinh tế mới và mất nhà, nhiều sĩ quan công chức đi cải tạo về thì mất nhà (diện 2/4) chỉ được cấp một phòng trong căn nhà của mình v..v...
Ngoài các thành phần vừa nói, còn hàng ngàn trường hợp giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 1/7/1991 có yếu tố nước ngoài (Việt kiều) thì bị ách tắc không giải quyết từ sau 1/7/1991 tới nay.
Nghị quyết 1037 được áp dụng để giải quyết các giao dịch dân sự về nhà ở thuộc sở hữu tư nhân được xác lập trước 1/7/1991 có người Việt định cư ở nước ngoài tham gia bao gồm:
Với Nghị quyết 1037 của Ủy ban thường vụ Quốc hội hiệu lực từ 1/9/2006 thì mới đặt ra cơ sở giải quyết cho những trường hợp có sự tham gia của Việt kiều. Theo chỗ chúng tôi tham khảo từ các luật sư trong nước, tất cả nhà ở thuộc diện cải tạo nhà đất Xã hội Chủ nghĩa trong những năm 1977, 1978 hoặc về sau thì không thể đòi lại trừ khi bị cải tạo sai đối tượng, tức là bị đánh lầm.
1/ Thuê nhà ở. 2/ Mượn nhà ở, ở nhờ nhà ở. 3/ Mua bán nhà ở. 4/ Đổi nhà ở. 5/ Tặng cho nhà ở. 6/ Thừa kế nhà ở. 7/ Uỷ quyền quản lý nhà ở giữa cá nhân với cá nhân.
Nghị quyết 1037 có hẳn Chương IX qui định giao dịch dân sự về nhà ở giữa cá nhân là người Việt định cư ở nước ngoài với cơ quan, tổ chức trong nước. Đặc biệt, còn có các chương điều qui định trường hợp hai Việt Kiều ở nước ngoài có giao dịch nhà đất với nhau trên căn nhà hiện do một đệ tam nhân sử dụng hoặc quản lý.
Nói chung, những trường hợp về nhà ở rất khác biệt nhau vì thế, quí vị cần tham khảo trực tiếp các luật sư chuyên về nhà đất ở trong nước.
Vấn đề Hộ khẩu
Cũng liên quan đến nơi ở, là vấn đề Hộ khẩu. Từ trong nước, thính giả V.P. nói lên ý kiến:
“Hộ khẩu gây trở ngại và hạn chế quyền sống, học tập cũng như làm việc của hầu hết người dân lao động. Mỗi khi có việc gì liên quan đến hộ khẩu là cơ hội cho các quan chức và đặc biệt là công an gây phiền hà, xách nhiễu.
Trên phương diện quản lý thực tế thì Nhà nước cũng chẳng quản được phần lớn người dân khi họ thay đổi nơi cư trú. Theo tôi nghĩ thì nên bỏ quản lý người dân bằng hộ khẩu, càng sớm càng tốt.”
và ý kiến của thính giả D.L. cũng ở trong nước: "Xóa bỏ hộ khẩu đồng nghĩa với giải tán Bộ Công an và Bộ Quốc phòng vì không có sổ hộ khẩu thì ngành Công an coi như buông lỏng quản lý, còn Bộ Quốc phòng thì chẳng bắt được ai phải thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Thiếu 2 bộ đó cũng coi như Nhà nước này không có chính quyền, và quay lại thời kỳ trước Cách mạng tháng 8 năm 1945. Thời ấy, chẳng cần gì hộ khẩu, con người ta muốn làm gì thì làm, ở đâu thì ở mà không ai bị bắt bớ.”
Mời các bạn tham gia mục Trao đổi thư tín với thính giả. Mọi email xin gửi về Vietweb@rfa.org
Vấn nạn tham nhũng
Từ trong nước, thính giả T.V. phân tích về nạn tham nhũng trong một lá thư dài, sau khi nghe bài phỏng vấn Giáo sư Hoàng Tụy:
“Tôi đồng ý với Giáo sư Hoàng Tụy là chống tham nhũng, phải cải cách tiền lương nhưng theo tôi, không phải lương cơ bản. Muốn chống tham nhũng, phải giải quyết mối quan hệ giữa đóng góp và phân phối, mà sự phân phối hợp lý nhất phải để cho tự do điều tiết …
Theo tôi, Nhà nước ta quá “tham việc” để “tham nhũng”. Muốn giảm biên chế, Nhà nước phải giảm bớt “công việc” của mình, nhất là trong hoạt động đầu tư và doanh nghiệp. Hãy để cho tư nhân làm việc này và nộp thuế.
Việc quản lý phải nâng cao quyền tự chủ và vai trò của địa phương. Trung ương chỉ tập trung vào hoạch định chính sách, giám sát thi hành, và đảm bảo công bằng an ninh xã hội, như vậy biên chế có thể giảm được.
Bên cạnh đó, là chính sách đãi ngộ. Mức đãi ngộ nên xuất phát từ mức trung bình đảm bảo cuộc sống (ví dụ: lương khoảng 3 triệu đồng một tháng hiện nay cho viên chức cấp thấp) kèm theo chính sách đãi ngộ về nhà ở, phương tiện đi lại và làm việc, về thưởng phạt …
Được như vậy thì lòng người mới ổn định, mới cố gắng đóng góp và hạn chế lòng tham bừa bãi; bộ máy chính quyền mới gọn nhẹ và lành mạnh được.” Vẫn nói về Tham nhũng, bài phỏng vấn ông Lê Kiến Thành, con của cố Tổng Bí Thư Lê Duẩn, nhận được nhiều thư phản hồi. Thính giả Paul Tạ viết:
“Ông Lê Kiến Thành nói rằng mấu chốt của nạn tham nhũng là do lương bổng quá thấp, dẫn đến sự kiện nhiều công chức Nhà nước phải tham nhũng để mà sống. Theo tôi nghĩ thì muốn dẹp Tham nhũng, toàn dân phải có ý thức, luật pháp phải nghiêm minh với hình phạt thật nặng...”
Thính giả họ Nguyễn thì cảm nghĩ như sau: "Ông "Lê Duẩn con" nói vòng vo mà không dám nói thẳng ra là cái cơ chế cần được "giải phóng" là cái hệ thống chính trị, cái chế độ mà ông bố Lê Duẩn đã hò hét dựng lên.
Trong ý nghĩa đó, nhóm 8406 thật đáng khâm phục vì họ dám nói lên sự thực trong một chế độ độc tài, đàn áp và khủng bố. Có người đang bị tra vấn, đánh đập khi ông “Lê Duẩn con” tìm cách bệnh vực cho cơ chế Chủ tịch và Tổng Bí thư …”
Trong khi thính giả Việt Ái chuyển đến chúng tôi một tài liệu gồm tên của trên 300 quan chức cán bộ tại Việt Nam với ước tính về tài sản của cải mà họ thâu gom được, thì thính giả Cao Nguyên nhắc lại câu “Bắt hết tham nhũng thì lấy ai làm việc?” để nói về những vụ tham nhũng mới đây “như vụ PMU 18 có dính líu đến Tổng Bí Thư Đảng Nông đức Mạnh và gia đình, liệu tân Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dám động tới không? hay là chỉ bắt cá nhỏ chứ đụng gì đến cá mập?”
Thư đã dài, Thy Nga cùng toàn ban chào tạm biệt quý thính giả và các bạn.