Trao đổi thư tín với thính giả (ngày 28-9-2006)


2006.09.28

Thy Nga, phóng viên đài RFA

Tuần qua, đài RFA làm lễ kỷ niệm 10 năm phát sóng. Khởi đầu là ban tiếng Quan Thoại lên sóng vào tháng 9 năm 1996, kế đến là ban Tây Tạng, Miến Điện, rồi đến Việt ngữ phát buổi đầu tiên vào tháng 2 năm 97 nhằm Giao Thừa Tết năm ấy.

ListenerPhone200.jpg
RFA PHOTO

Tiếp nối, là các ban tiếng Đại Hàn, Lào, Khmer, Quảng Đông, và Tân Cương; bên nhau chúng tôi đưa tin đến với đồng bào nước mình, những thông tin mà họ không có, hoặc có mà không đầy đủ và trung thực.

Từng đó năm trời, không một ngày nào, một buổi nào, làn sóng của chúng tôi không đến với thính giả khắp nơi. Nói gì đến mưa bão mà những lúc tuyết ngập đầu gối, chúng tôi vẫn lặn lội tới đài sao cho thông tin đến được với quý vị như thường lệ.

Bù lại, với thời gian, ban Việt ngữ RFA đã chiếm được cảm tình ưu ái của rất nhiều thính giả. Và những lá thư của quý vị là nguồn khích lệ lớn lao cho anh em chúng tôi những lúc gặp trở ngại trong công việc.

Kỷ niệm 10 năm đài RFA phát sóng

Trong phát biểu tại buổi lễ đánh dấu 10 năm phát sóng, ông Dan Southerland, Phó Tổng Giám đốc RFA đặc trách về Chương trình, cũng nhắc lại những khó khăn mà Đài gặp phải trong hoạt động, chẳng hạn như chương trình phát thanh của nhiều ban bị giới chức cầm quyền các xứ đó cản trở, trang Web cũng vậy; các phóng viên RFA thì bị Công an tại một số nơi đe dọa, … tuy nhiên RFA vẫn tiến hành sứ mạng.

Nếu không nghe được RFA, dù chỉ một ngày thôi, tôi sẽ cảm thấy mất phương hướng. Không có thức ăn thức uống, tôi sẽ liệu cách xoay sở chứ không có RFA thì tôi chết mất. Đài cho tôi nghị lực thật đấy!

Về thành quả thì ông Southerland ghi nhận là biên tập viên, phát thanh viên của Đài ngày càng chuyên nghiệp, và đã nhiều lần đưa tin trước các cơ sở truyền thông khác. Nay thì tất cả các hãng thông tấn lớn, và nhiều cơ sở thông tin quốc tế trích dẫn tin của RFA như là nguồn tin cho mọi lãnh vực. Riêng với ban Việt ngữ thì đã nhiều lần, thông tin được giới truyền thông quốc tế, và báo chí trong nước trích dẫn.

Ông Southerland cho hay là có một thính giả ở Thượng Hải vừa điện thoại đến RFA, yêu cầu đọc các lời sau đây của ông ta lên để chúc mừng đài nhân dịp này (dịch thuật như sau)

“RFA cho chúng tôi thấy và nghe. Nhờ RFA, chúng tôi nói lên được tiếng nói của mình. Đài như tấm gương nhiệm màu phản ảnh những điều sai trái trong guồng máy cai trị tại Trung Quốc.

RFA phục vụ dân chúng đã 10 năm nay và trở nên ngọn đuốc soi đường cho chúng tôi tiến đến Dân chủ. Chúng tôi kêu gọi nhà cầm quyền Trung Quốc ngừng ngay biện pháp phá sóng đài RFA.”

Nhân dịp vui, ông Southerland cũng nói là trong số thư từ nhận được, có lá email mà ông rất thích, do một người lao động công nhật ở Bắc Kinh, viết là

“Nếu không nghe được RFA, dù chỉ một ngày thôi, tôi sẽ cảm thấy mất phương hướng. Không có thức ăn thức uống, tôi sẽ liệu cách xoay sở chứ không có RFA thì tôi chết mất. Đài cho tôi nghị lực thật đấy!”

Ban tiếng Quan Thoại cho hay như vậy, ban Việt ngữ chúng tôi cũng từng có thư tương tự thế. Mới nhất là vào hôm thứ Hai vừa rồi, khi hệ thống computer của Đài bị “down”. Không mở được trang Web, một số quý vị thính giả đã gọi vào Đài, cũng như email đến để hỏi lý do.

Có ông gọi từ Canada than là (chúng tôi không kịp thâu thanh) từ sáng tới giờ, ông vô Web hoài không được. Và nói tiếp là ông nghe Đài Á Châu Tự Do như là ăn cơm vậy đó, ngày nào không nghe là không chịu được.

Tình hình tại Việt Nam

Tin nổi bật trong tuần qua, là về cuộc đảo chánh tại Thái Lan. Nhận định về sự kiện này, thính giả Hoàng Minh cho rằng

Tình trạng lạm quyền, lộng quyền của các cán bộ, công an, viên chức hành chính, … ngày càng trầm trọng. Họ xâm phạm tài sản và tính mạng của công dân một cách ngang nhiên mà không ai xét xử. Họ vi phạm chính Hiến pháp và luật pháp mà họ đã đề ra.

“đảo chánh mà không đổ một giọt máu, là tướng tài! Biết rằng người dân cần tới họ nên họ đảo chánh ông Thủ tướng liên hệ đến tham nhũng, để có một chính quyền tốt hơn.”

Và nhìn xứ Thái lân cận, ông không khỏi liên tưởng đến tình hình Việt Nam.

* Sau nhiều tuần nghe chúng tôi tường trình về những vụ bắt bớ, tra vấn, nhục mạ, đánh đập những người ủng hộ phong trào đòi hỏi Dân chủ ở Việt Nam, mà mới đây là vụ bắt thanh niên Phạm Hùng Vỹ, thính giả Ken Nguyễn viết:

“Tình trạng lạm quyền, lộng quyền của các cán bộ, công an, viên chức hành chính, … ngày càng trầm trọng. Họ xâm phạm tài sản và tính mạng của công dân một cách ngang nhiên mà không ai xét xử. Họ vi phạm chính Hiến pháp và luật pháp mà họ đã đề ra.

Tôi vô cùng bức xúc khi nghe các viên công an kiêu ngạo chà đạp luật pháp một cách tự do thoải mái. Họ bắt bớ, giam cầm công dân một cách tùy tiện. Khi hỏi lý do thì được trả lời rằng “Thích thì bắt”. Còn hỏi luật nào cấm công dân quyền tự do đi lại, thì họ trả lời rằng “Miệng tao là pháp luật” ...

Ðể góp phần vào việc giảm bớt tình trạng đàn áp nhân dân một cách dã man và tùy tiện, Mạng Ðối Thoại có đề nghị lập hồ sơ hình sự của các viên chức đó và lần lượt công bố trên mạng Internet.

Tôi xin góp ý là lập một tòa án lâm thời trên Internet. Ðề nghị nầy bắt nguồn từ sự kiện là dân oan không biết tìm đâu ra Công lý …”

Trong khi đó, thính giả Văn Lang nêu thắc mắc về vụ ông Đỗ Công Thành, công dân Mỹ bị bắt giam khi về quê thăm gia đình.

“Vu cho người ta là âm mưu này nọ, rồi không có bằng chứng, phải thả ra. Muốn bắt thì bắt, muốn thả thì thả. Việt Nam thì chắc chắn là không có luật bồi thường thiệt hại gì cho người ta đâu, điều đó ai cũng biết rồi.”

Mái trường Xã hội chủ nghĩa dạy rằng Chế độ Xã hội chủ nghĩa là công bằng, văn minh, dân giàu nước mạnh, … còn chế độ tư bản thì người bóc lột người, … chúng tôi đã được nhồi sọ một cách kĩ lưỡng như thế nhưng rồi, nhìn ra những nước lân bang, Nam Hàn, Nhật Bản kia chẳng hạn, họ đâu có cần chủ nghĩa và học thuyết của Mác mà sao đất nước họ đi lên và giàu có nhanh như vậy dù rằng cũng từng trải qua chiến tranh.

Khát vọng tự do dân chủ

Khát vọng dân chủ tự do, là tựa đề email của một nông dân vùng Hải Phòng. Ông cho biết là sinh ra trong một gia đình mà cha là lão thành Cách mạng, tôn thờ chủ nghĩa Mác tới khi khuất núi; và viết:

“Thưa với các anh chị rằng chúng tôi là nông dân Việt Nam chân lấm tay bùn, cuộc sống cơ cực đã mấy chục năm nay, cái đói rách như thấu tận tâm can. Đảng soi đường chỉ lối dẫn dắt nhân dân ta đi từ vũng bùn này sang vũng bùn khác.

Mái trường Xã hội chủ nghĩa dạy rằng Chế độ Xã hội chủ nghĩa là công bằng, văn minh, dân giàu nước mạnh, … còn chế độ tư bản thì người bóc lột người, … chúng tôi đã được nhồi sọ một cách kĩ lưỡng như thế nhưng rồi, nhìn ra những nước lân bang, Nam Hàn, Nhật Bản kia chẳng hạn, họ đâu có cần chủ nghĩa và học thuyết của Mác mà sao đất nước họ đi lên và giàu có nhanh như vậy dù rằng cũng từng trải qua chiến tranh.

Đảng vẫn thường biện minh rằng nghèo đói là bởi chiến tranh, nhưng chiến tranh đã hết từ hơn ba mươi năm nay rồi. Có lẽ, cái biện chứng và tư duy học thuyết chủ nghĩa Mác còn, thì dân tôi còn nghèo …”

Có lẽ, vì còn cái chủ nghĩa đó mà phong trào Dân chủ ra đời và ngày càng dâng cao bất chấp những hiểm nguy. Một đảng mới được lập ra, tên là “Thăng tiến” có người phát ngôn là nữ luật sư Lê thị Công Nhân. Nghe tin, ban Việt ngữ RFA đã phỏng vấn chị, và bài này được nhiều thính giả chú ý.

Sau khi nghe phỏng vấn và xem thấy hình luật sư Lê thị Công Nhân, thính giả Phùng Mai bày tỏ cảm nghĩ: “nghe tiếng nói của Chị, tôi thấy toát lên chất giọng của một con người đầy nghị lực. Nội dung trong buổi phỏng vấn, chị chứng tỏ là rất thông minh. Trong lòng tôi tràn lên một niềm vui và hy vọng. Tôi liên tưởng ngay đến một Aung San Suu Kyi của người Việt Nam.”

Và thính giả Cao Nguyên: “Chúng tôi rất thán phục tinh thần của Chị Lê thị Công Nhân, đúng là tinh thần Bà Trưng Bà Triệu! Xin gởi lời thăm hỏi đến Chị và các anh chị em trong Đảng Thăng Tiến. Chúng tôi nghĩ rằng đã tới lúc, người dân trong nước cất lên tiếng nói trung thực của mình …”

Trong những lời nhắn ban Việt ngữ Á Châu Tự Do vào tuần này, có lời nhắn (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)

Tới nay, qua RFA, tôi mới được biết đến Nhân văn giai phẩm, vụ án văn chương lị ch sử đã để lại những dư âm râm rỉ trong nhân gian đến giờ …Nghe người ta bàn luận về “Nhân văn giai phẩm” với giọng nói thì thào và con mắt lấm lét, cảnh giác với cả người nghe, càng làm cho sự kiện thêm huyền bí, gợi lên trí tò mò.

Những thư từ ủng hộ khác

Về bài vở, tường trình của Thanh Trúc về nạn mãi dâm trẻ vị thành niên khiến nhiều thính giả xúc động, chảy nước mắt xót thương cho dân mình sao lâm vào cảnh khổ tới vậy.

* Loạt bài về vụ án “Nhân văn Giai phẩm” nhận được một số thư đóng góp của quý vị thính giả. Từ Hà Nội, thính giả Chính Tâm gửi đến ban Việt ngữ RFA một thư dài mà chúng tôi xin trích đoạn như sau:

“Tới nay, qua RFA, tôi mới được biết đến Nhân văn giai phẩm, vụ án văn chương lị ch sử đã để lại những dư âm râm rỉ trong nhân gian đến giờ …Nghe người ta bàn luận về “Nhân văn giai phẩm” với giọng nói thì thào và con mắt lấm lét, cảnh giác với cả người nghe, càng làm cho sự kiện thêm huyền bí, gợi lên trí tò mò.

Hôm nay, nghe về vụ “Nhân văn giai phẩm” tôi không khỏi chạnh lòng xót xa cho một thời kì đen tối. Nhân văn giai phẩm số 5 như bản giao hưởng mà tiền nhân viết dở dang. Liệu các văn nhân nước Việt, ai là người có đủ khí chất của kẻ sĩ để nhận lãnh sứ mệnh lịch sử viết tiếp bản giao hưởng đó? Khuông nhạc trên trang giấy vẫn bỏ ngỏ, chờ thi nhân để giao phó, làm cho “Nhân văn giai phẩm” hồi sinh và nở hoa, vang lên âm hưởng tự do, trường tồn cùng sông núi.”

Và thư của thính giả Q.V., giáo viên ở miền Nam:

“Đây là lời tâm sự, sẻ chia của người Việt đang sống trong nước. Với tôi, đài RFA quá quen thuộc. Cùng với xu thế mới, đất nước và con người Việt Nam không thể đứng ngoài cuộc, trong thời đại công nghệ thông tin toàn cầu.

Qua theo dõi RFA trên mạng lâu nay, tôi rất khâm phục về cách thức hoạt động và nội dung thiết thực của Đài đối với người dân Việt. Mục phỏng vấn người dân oan, đưa người nghe đến cảm xúc dâng trào!

Tôi cũng như nhiều người dân, hiểu rõ sự cần thiết của RFA, trân trọng tấm lòng và công sức của toàn ban Việt ngữ về một xã hội Việt Nam công bằng, dân chủ, văn minh, thịnh vượng - điều mà dân Việt hằng mong chờ. Mong RFA hoạt động ngày một tốt hơn, chúc các anh chị trong ban Việt Ngữ khỏe mạnh, hạnh phúc.”

Mời quý vị tham gia mục Trao đổi thư tín với thính giả. Mọi email xin gửi về Vietweb@rfa.org

Thư của ông thật là nguồn khích lệ cho anh em chúng tôi trong công việc tại Đài. Riêng Thy Nga thì cám ơn ông đã quá khen tặng, thế này thì Thy Nga bể mũi mất, làm sao đọc bài được đây? Xin cám ơn ông Q.V. rất nhiều.

Trong Hộp thư thoại RFA Việt ngữ tuần này, có lời nhắn (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)

Đến đây, thư đã dài, toàn ban cùng Thy Nga chào tạm biệt, mong nhận được nhiều lời nhắn và thư hơn nữa của quý vị.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.