Trao đổi thư tín với thính giả (Ngày 19-10-2006)


2006.10.19

Thy Nga, phóng viên đài RFA

Tin nhà cầm quyền truy tố các thành viên Khối Dân chủ 8406 khiến nhiều người bàng hoàng dù biết rằng điều này khó tránh khỏi. Trong hoàn cảnh hiện nay ở trong nước mà đòi hỏi tranh đấu là việc vô cùng gian nan. Các thành viên Khối 8406 hiểu điều đó nhưng họ chấp nhận, chấp nhận những nguy cơ chụp xuống mình và gia đình mình, và xác nhận tiếp tục con đường đã chọn.

emailListener200.jpg
Email của thính giả gửi đến Ban Việt Ngữ RFA.

Thính giả RFA nhiều người viết đến Đài để bày tỏ cảm nghĩ về tin đó. Do thời lượng dành cho mục này có hạn, chúng tôi chỉ có thể tóm lược một số thư, như thư của ông Hoạt Nguyễn:

“Tôi rất bất bình về cách hành xử của nhà cầm quyền Việt Nam. Báo chí của họ luôn nói “công bằng, dân chủ và văn minh” thế nhưng biện pháp đàn áp các thành viên Nhóm 8406 đã đi ngược lại những từ ngữ hoa mỹ ấy.

Theo tôi, các tội danh “Tuyền truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”, và “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” chỉ có trong các nước độc tài, vì đã gọi là “chính quyền nhân dân” thì người dân như Trương Quốc Huy có quyền công dân để phát biểu chính kiến của mình bằng phương cách bất bạo động.

Đã nói là “công bằng, dân chủ” thì việc các anh Vũ Hoàng Hải, Phạm Bá Hải hay Nguyễn Ngọc Quang làm, chỉ là thực thi cái quyền tự do ngôn luận của mình mà thôi. Yêu hay không yêu Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là chính kiến của mỗi cá nhân, không thể kết tội những người có chính kiến khác với giới cầm quyền...”

Thư thính giả ký tên là “Người Việt chân chính”: “Tôi phản đối việc Nhà nước Việt Nam truy tố, bởi vì:

Theo tôi, các tội danh “Tuyền truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”, và “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” chỉ có trong các nước độc tài, vì đã gọi là “chính quyền nhân dân” thì người dân như Trương Quốc Huy có quyền công dân để phát biểu chính kiến của mình bằng phương cách bất bạo động.

1/ Các anh Trương Quốc Huy, Nguyễn Ngọc Quang, Vũ Hoàng Hải, Phạm Bá Hải chỉ thực thi các quyền cơ bản của con người đã được quốc tế xác định, và Việt Nam cũng đã ký kết tuân thủ.

2/ Họ sử dụng các quyền đó một cách bất bạo động.

3/ Họ nói lên nguyện vọng của bản thân và của những người chung quanh. Nhà cầm quyền Việt Nam sẽ không bao giờ bắt hết được, bởi vì họ chính là những người dân như tôi …”

Từ Canada, thính giả Nguyên Minh cho rằng: “Nhà cầm quyền Việt Nam đã cố tình đưa Khối 8406 từ vị trí đấu tranh xây dựng Việt Nam thành một xã hội dân chủ, tự do, nhân quyền và đa đảng; thành một nhóm “phản động” cần dẹp bỏ …”

Thính giả “Đi tìm chân trời” “xin hỏi Thế nào là “phản động” và thế nào là “vì dân” ? Theo tôi nghĩ, làm theo nguyện vọng, làm cho quyền lợi của nhân dân thì không thể gọi là “phản động” được.

Không thể gọi nhóm 8406 là phản động mà phải nói đó là những người dám đứng lên đòi lại quyền lợi cho người dân …”

Thính giả Cao Nguyên suy xét: “Khi người dân đã nổi lên chống đối giới cầm quyền, thì đó là một chính quyền áp bức nhân dân rồi. Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam phải biết điều đó hơn ai hết, vì họ là những người đã vì “độc lập, tự do” mà chống Thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Hồi đó, họ không sợ tù đày, chết chóc thì ngày nay, phong trào Dân chủ cũng vậy.”

Và email của Hùng, một thính giả trẻ ở Hoa Kỳ nhưng rất quan tâm về tình hình trong nước, nhất là về tình trạng của các thành viên Khối 8406:

“Em rất cảm phục bởi vì họ đã can đảm đứng lên tranh đấu, còn em chưa làm được như vậy tuy rất yêu đất nước chúng ta và muốn tham gia lắm …”

Là người Việt Nam, tôi rất mong được sống trong một xã hội thực sự tự do, dân chủ. Ước mong sao dân tộc này sớm đạt được những khát khao rất bình thường ấy trong cuộc sống hàng ngày như các dân tộc khác trên thế giới.”

Thư của Hùng còn dài, chúng tôi sẽ trả lời thư riêng để nói về đề nghị của bạn. Những lời chân thành trong thư cho thấy là Hùng luôn hướng về quê hương, luôn quan tâm cho đồng bào bên nhà, thật đáng quý!

Thư ủng hộ của các thính giả

Tuần qua, RFA Việt ngữ có bài phỏng vấn Dân biểu Hoa Kỳ, Frank Wolf, về vấn đề Nên giữ hay bỏ tên Việt Nam khỏi danh sách “Các nước cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo”.

Theo Dân biểu Wolf thì phải tiếp tục giữ Việt Nam trong danh sách đó vì nhiều tôn giáo vẫn bị khó khăn trong sinh hoạt đạo. Và ông nói rằng điều nữa cần phải chú ý là không biết Việt Nam sẽ đối xử với các tôn giáo ra sao, sau khi hội nghị Thượng đỉnh APEC kết thúc?

Từ trong nước, thính giả mà chúng tôi xin gọi tắt là T.N. đồng ý với Dân biểu Wolf:

“Là người Việt Nam, tôi rất mong được sống trong một xã hội thực sự tự do, dân chủ. Ước mong sao dân tộc này sớm đạt được những khát khao rất bình thường ấy trong cuộc sống hàng ngày như các dân tộc khác trên thế giới.” Trong mục này kỳ trước thì chúng tôi có phần trả lời thư của ông Lê Việt và ông Lê Hoàng Quân. Sau khi nghe, nhiều thính giả trong và ngoài nước đã cho biết ý kiến, điển hình như thính giả Q.V. ở trong nước:

“Tôi hoàn toàn đồng ý với RFA về tinh thần tôn trọng sự khác biệt quan điểm.

Xin thưa về tình hình trong nước là những người đã và đang nắm quyền lực, đa số chỉ muốn “Đoàn kết trong tham nhũng” vì vậy, ai nói động đến “sự đoàn kết” này đều là không xây dựng quê hương, thậm chí là thù địch.

Điều tôi vui mừng về ban Việt Ngữ RFA là những người đó cũng phải nghe quý Đài. Qua đây, cho tôi gởi lời chia sẻ, thông cảm về những khó khăn của các anh chị, những người đấu tranh cho công bằng, cho lẽ phải.”

Chúng tôi là người yêu dân tộc Việt Nam. Sống trong nước, chúng tôi chỉ được thông tin một chiều. Những ý kiến đối lập hầu như bị cấm tiệt vì vậy, thông tin của quý cơ quan truyền thông là đáng quý và rất đáng được theo dõi. Xin cám ơn Đài và mạng truyền thông RFA!

Thính giả Khoái Huỳnh định cư ở Đức viết: “Tôi và thân nhân tôi có ý kiến ngược lại với ông Lê Hoàng Quân, chúng tôi thích nghe tiếng nói trực tiếp từ miệng những dân oan ở trong nước mà Đài thường xuyên phỏng vấn, dù rằng càng nghe thì càng cảm thấy đau buồn cho dân tộc Việt Nam.

Nếu không có quý Đài đưa tiếng nói của họ lên sóng thì họ không biết phải kêu lên bằng cách nào cho nhiều người biết đến, trong đó có tôi và thân nhân tôi cũng muốn biết …”

Và lá email dễ thương của bạn Quốc Nguyễn: “Nếu chương trình Việt ngữ RFA mà phát được dài hơn thì tui nghĩ người dân Việt Nam trong và ngoài nước mừng lắm, vì những nỗi oan khiên, bất bình đã cao như núi.

Vậy quý Đài có nghĩ đến phát sóng dài hơn không? dĩ nhiên về tài chánh thì tôi không góp được, nhưng về tinh thần thì lúc nào tui cũng cổ vũ. Mong cho các cô chú trong Đài sức khoẻ nhiều, thiệt nhiều ... và tiếng nói của Đài sẽ đem lại được cho người dân trong nước những quyền mà đáng lẽ họ phải được hưởng.”

Bạn Quốc dành cho ban Việt ngữ RFA nhiều cảm tình như thế, anh em chúng tôi xin cám ơn bạn. Sẽ có thư riêng đến bạn đấy.

Quyền tự do báo chí ở trong nước

Thư thính giả X.N.: “Chúng tôi là người yêu dân tộc Việt Nam. Sống trong nước, chúng tôi chỉ được thông tin một chiều. Những ý kiến đối lập hầu như bị cấm tiệt vì vậy, thông tin của quý cơ quan truyền thông là đáng quý và rất đáng được theo dõi. Xin cám ơn Đài và mạng truyền thông RFA!”

Thính giả này cũng cho biết là ông quan tâm về loạt bài của chúng tôi vừa phát, đề cập đến vụ “Nhân văn Giai phẩm”:

“Những người viết sách và báo lúc nào cũng muốn học tập lịch sử. Nếu dân tộc mình muốn cất cánh về ngôn luận thì cần nghiêm túc soi xét lại những bài học lịch sử một cách nghiêm túc nhất.

Mời các bạn tham gia mục Trao đổi thư tín với thính giả. Mọi email xin gửi về Vietweb@rfa.org

Phải khách quan, phải tôn trọng, không được bóp méo, xuyên tạc lịch sử để hòng ngụy biện cho ý đồ nô dịch tư tưởng. Nhìn nhận bài học lịch sử từ vụ “Nhân văn Giai phẩm” để ý thức và có cách đối xử với người cầm bút, với tự do ngôn luận, thực sự đúng đắn …”

Nhân nói đến tự do báo chí thì mới đây, có chuyện một bài báo của người Việt ở Ba Lan viết ủng hộ cho Hoa hậu Việt Nam sang tham dự cuộc thi Hoa hậu Thế giới. Một bài thiện chí viết hỗ trợ cho người Việt “đem chuông sang đánh xứ người” thế nhưng lại bị cấm đăng tại Việt Nam chỉ vì Nhà nước không ưa tác giả bài đó, là cô Tôn Vân Anh, do cô từng có ý tưởng khác với giới cầm quyền trong nước.

Chuyện này làm cho nhiều người buồn cười, tức là vừa buồn vừa cười về quyền tự do báo chí của người Việt Nam!

Về bài vở trong chương trình, thính giả họ Thạch nói rằng ông rất xúc cảm khi nghe tường trình về nạn buôn bán phụ nữ và trẻ em Việt Nam vào các ổ mãi dâm bên Campuchia

“Nghe mà đứt ruột, xót thương cho số phận của đồng bào mình, mà chẳng biết làm sao …”

Trong khi ấy, thính giả Hồng Lâm cho hay “thích nhất là “Diễn đàn bạn trẻ” do Trà Mi điều hợp, và mục đối thoại giữa Việt Long với Lê Phương. Cách trả lời của anh Lê Phương, nghe diễu diễu, tôi thấy vui ghê vậy đó …”

Ban Việt ngữ RFA xin cám ơn tất cả quý vị thính giả đã góp ý cho chương trình, nhất là các bạn Nguyễn Việt Nam và Danny Hoàng vừa rồi đã chuyển tin tức từ trong nước qua cho chúng tôi.

Thư đã dài, toàn ban cùng Thy Nga chào tạm biệt, mong nhận được nhiều thư và lời nhắn hơn nữa của quý vị và các bạn.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.