Trao đổi thư tín với thính giả (ngày 9-11-2006)
2006.11.09
Thy Nga, phóng viên đài RFA
Như thế là Việt Nam đã được thâu nhận vào Tổ chức Thương Mại Thế giới WTO, một mốc quan trọng trên bước đường hội nhập. Bên cạnh sự hân hoan của các quan chức, là nỗi lo ngại của giới kinh doanh, không hiểu mình có theo kịp với tình hình mới không; nhất là thành phần nông dân, không rõ mình có được hưởng gì trong chiếc bánh ấy không, hay là chỉ gánh lấy thiệt thòi?
Từ trong nước, thính giả Q.V. nói lên cảm nghĩ:
“Là nước xuất khẩu gạo nhưng đời sống nông dân tới nay vẫn cứ nghèo khổ. Công nhân thì bán rẻ sức lao động trong nhà máy cho đủ loại chủ nhân, đến cuối đời vẫn trắng tay. Chỉ những ai có chức quyền mới mừng vui ra mặt.
Khai thác cơ may khi vào WTO, đem lại được thịnh vượng cho quốc gia, có công ăn việc làm cho dân, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho dân, mới là chuyện cần bàn. Mong Việt Nam phát triển và hội nhập cả về dân chủ và công bằng, cơ hội phải cho mọi người dân.”
Những chuyến biến tại Việt Nam
Theo dõi tình hình Việt Nam, chúng ta có thể nói là hồi gần đây, đã và đang có một số chuyển biến dân-chủ-hóa diễn ra trong nước. Về lãnh vực lao động thì tiếp sau sự ra đời của Nghiệp đoàn độc lập Việt Nam, là việc thành lập Hiệp hội Đoàn kết Công-Nông Việt Nam.
Từ việc chặn luật sư Nguyễn Văn Đài và luật sư Lê thị Công Nhân xuất cảnh, đến việc tổ chức hành hung nhà văn Trần Khải Thanh Thủy cho thấy là nhà cầm quyền ngăn chặn những tiếng nói dân chủ.
Tuần qua, thính giả mà chúng tôi xin gọi tắt là H.H. email liên tiếp đến RFA Việt ngữ để thuật lại các trường hợp mà ông chứng kiến, cũng như về trường hợp của ông bị nghỉ ngang vì tranh đấu bảo vệ cho quyền lợi công nhân.
Giới lao động hầu hết là nghèo, học vấn kém thành ra sợ đủ thứ, nhất là về luật pháp. Rất nhiều người từ ngoài Bắc, ngoài Trung phiêu bạt vào Nam để tìm việc làm, vì miền Nam vốn trù phú từ trước tới giờ.
“…Tại Bình Dương, nơi công ty Perstima về hóa chất, công nhân làm việc trong môi trường độc hại mà không được trang bị dụng cụ bảo hộ cho đầy đủ. Cũng không hề có chuyện đền bù cho công nhân về sức khỏe và bệnh tật sau này.
Phái đoàn thanh tra Nhà nước đến cho có lệ mà thôi, vì những thùng hóa chất để đầy ngoài sân mà thanh tra làm ngơ, không lên tiếng gì cả…”
Thính giả H.H. cũng kể lại một số tai nạn do công ty không tuân thủ an toàn lao động, mà gánh chịu mọi thiệt thòi, là người công nhân. Công đoàn, theo lẽ thì phải tranh đấu cho quyền lợi của công nhân, nhưng công đoàn tại Việt Nam lại ra sức bênh vực cho giới chủ! Chủ nhân thì đối xử với công nhân như nô lệ, và thường xuyên có những vi phạm luật Lao động.
Ngăn cấm thành phần dân chủ xuất ngoại
Liên quan đến vấn đề công nhân, là tin “Hội nghị quốc tế yểm trợ Nghiệp đoàn độc lập Việt Nam” họp tại Vác-sa-va, Ba Lan. Luật sư Nguyễn Văn Đài, và luật sư Lê thị Công Nhân sang tham gia nhưng bị chặn khi lên máy bay.
Phản ứng của thính giả Minh Thu khi nghe tin tức đó: “Từ việc chặn luật sư Nguyễn Văn Đài và luật sư Lê thị Công Nhân xuất cảnh, đến việc tổ chức hành hung nhà văn Trần Khải Thanh Thủy cho thấy là nhà cầm quyền ngăn chặn những tiếng nói dân chủ.”
Sau khi nghe vụ anh Nguyễn Ngọc Trọng, công nhân lao động tại Đài Bắc, tử nạn do không muốn bị trả về Việt Nam, thì thính giả Lisa Nguyễn cho rằng:
Các bác tài xế cho biết là hệ thống Taxi tại thành phố Hồ-chí-Minh, những hãng xưởng và khách sạn lớn,… đều do các cán bộ cấp cao làm chủ. Chỉ người dân là tiếp tục khổ. Nhưng lại không được kêu khổ vì kêu “Khổ” là phản động!
“Trong việc xuất khẩu lao động, Nhà nước Việt Nam không có chính sách rõ rệt, không có tinh thần trách nhiệm với công dân mình. Nhiều công nhân khi bị vấn đề gì, liên hệ với Sứ quán Việt Nam để nhờ can thiệp thì Sứ quán lơ đi, và còn ngăn các tổ chức từ thiện giúp đỡ những công nhân đó nữa.”
Chuyện trong nước dưới mắt người hải ngoại
Thính giả Lisa Nguyễn định cư ở Đức cũng bàn luận về hiện tượng phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan, Đại Hàn,… Chị cho biết là đã về thăm quê hương 4 lần và tìm hiểu vấn đề đó.
Theo chị Lisa Nguyễn nhận định thì nguyên do chính là hoàn cảnh nghèo túng khiến những phụ nữ ấy nhắm mắt đưa chân lấy ngoại nhân không quen biết. Họ cho rằng cứ ra nước ngoài là cuộc sống tốt đẹp hơn cho bản thân và cho gia đình ở quê nhà. Nếu như đời sống người dân trong nước khá hơn, thì đâu có dẫn đến hiện tượng đó.
Dù rằng có nghe về những trường hợp bị ngược đãi, thậm chí bị lừa gạt bởi các đường giây buôn bán người vào ổ mãi dâm, nhưng họ vẫn đâm đầu xin đi.
Chị Lisa Nguyễn chỉ còn biết gửi lời nhắn các chị em bên nhà là hãy suy xét kỹ càng cho quyết định quan trọng đó của đời mình.
Thính giả Hương cũng cảm nghĩ tương tự. Chị định cư ở Na Uy và cho biết là trong chuyến về thăm quê hương, chị hỏi chuyện những người dân lao động để tìm hiểu về đời sống của họ.
“Các bác tài xế cho biết là hệ thống Taxi tại thành phố Hồ-chí-Minh, những hãng xưởng và khách sạn lớn,… đều do các cán bộ cấp cao làm chủ. Chỉ người dân là tiếp tục khổ. Nhưng lại không được kêu khổ vì kêu “Khổ” là phản động!”
Thính giả với Ban Việt Ngữ RFA
Cảm ơn quý Đài đã cung cấp cho chúng tôi những thông tin phản ánh sự thật hàng ngày tại Việt Nam. Có nhiều tin mà báo đài ở đây không đăng tải, bị cấm hoặc bị kiểm duyệt. Quý đài đã bổ sung cho những thiếu hụt đó, mong quý đài tiếp tục…
Từ trong nước thì thính giả P.M. viết:
“Cảm ơn quý Đài đã cung cấp cho chúng tôi những thông tin phản ánh sự thật hàng ngày tại Việt Nam. Có nhiều tin mà báo đài ở đây không đăng tải, bị cấm hoặc bị kiểm duyệt. Quý đài đã bổ sung cho những thiếu hụt đó, mong quý đài tiếp tục…”
Vâng, bổ sung những thiếu hụt về thông tin cho người dân trong nước, chính là chủ trương của đài RFA. Tình trạng dân chúng một số nước ở châu Á không được thông tin, hoặc được thông tin nhưng không đầy đủ, đã đưa đến việc thành lập đài RFA Á Châu Tự Do, ông P.M. à.
Sau khi nghe loạt bài hội luận về phim ảnh Việt Nam, thính giả Tân Quốc góp ý:
“Tình trạng điện ảnh Việt Nam cũng chẳng khác gì tình trạng báo chí Việt Nam: đó là không có tự do. Phim nào cũng bị kiểm duyệt bởi Bộ Văn hóa Thông tin. Theo tôi nhận định thì chỉ khi nào nền điện ảnh được tự do thì phim của mình làm, mới hay được.”
Về tình trạng Văn học thì thính giả họ Phạm định cư ở Canada nói lên cảm nghĩ sau khi nghe bài phỏng vấn nhà văn Tam Nguyên: “vừa tức mình vừa buồn cười cho nền Văn học Xã hội chủ nghĩa, khi mà giá trị số 1 lại là các tác phẩm nào bị cấm xuất bản!”
Oái oăm thật, quý vị nhỉ. Thảo nào mà mình cứ than là tại sao Văn học Việt Nam không có tuyệt tác như các nước người ta? Té ra là do tình trạng như vậy, chứ không phải là Việt Nam không có ngòi bút hay.
Thy Nga thì buồn cười nhất khi thấy bạn ký tên là “Khúc ruột chiên dòn” Ngộ lắm đấy!
Giải Nhân quyền cho Thầy Quảng Độ
Phật tử trong và ngoài nước rất tự hào khi thấy đạo Phật của mình có một bậc lãnh đạo bất khuất và thương dân như thế. Người tranh đấu chỉ có sức mạnh thuyết phục khi đứng trên quê hương giữa muôn vàn cản trở.
Hôm thứ Bảy vừa rồi, tại Na Uy đã diễn ra lễ trao giải Nhân quyền quốc tế RAFTO 2006 cho Hòa Thượng Thích Quảng Độ. Tiếc rằng Ngài không hiện diện để nhận giải mà ủy nhiệm cho ông Võ Văn Ái, Chủ tịch Ủy ban Quyền làm người Việt Nam, lãnh giải hộ.
Lý do: Hòa Thượng Quảng Độ không muốn rời Việt Nam, e rằng sẽ bị ngăn cản khi trở về nước. Cảm nghĩ của thính giả Lang Bian về sự kiện này:
“Phật tử trong và ngoài nước rất tự hào khi thấy đạo Phật của mình có một bậc lãnh đạo bất khuất và thương dân như thế. Người tranh đấu chỉ có sức mạnh thuyết phục khi đứng trên quê hương giữa muôn vàn cản trở.
Trước đây, Bác sĩ Nguyễn Đan Quế từ khước rời Việt Nam ra nước ngoài, cũng vì lý do đó. Thày Quảng Độ và Bác sĩ Quế xứng đáng được gọi là những kẻ sĩ bất khuất của thời đại.
Họ hành động chẳng khác gì nhân vật đối lập của Miến Điện là bà Aung San Suu Kyi, là dứt khoát bám trụ trên quê hương để tranh đấu chứ không chịu ra đi. Thật đáng khâm phục!”
Trường hợp Luật sư Bùi Kim Thành
Vừa rồi, bạn Ca Dao báo tin cho chúng tôi biết là:
“ Nữ Luật sư Bùi Kim Thành, luật sư của Đảng Dân Chủ 21, đã bị chích thuốc làm cho tinh thần suy sụp. Chồng bà Thành là đảng viên Cộng sản đã cấu kết với Công an cho bà bị bệnh tâm thần để đem bà vào Bệnh viện Tâm thần ở Biên Hòa, cách ly bà với mọi quan hệ bên ngoài. Luật sư Bùi Kim Thành đã từng giúp đỡ rất nhiều cho dân oan bị mất đất, mất nhà, đi khiếu kiện.”
Nhóm phóng viên tường trình từ Huế chuyển đến RFA Việt ngữ bản tin về vụ trường giáo lý Mai Khôi của Giáo xứ Phường Tây bị chính quyền triệt hạ vào ngày 20 tháng 10 vừa qua, sau khi không chịu trả lại cho giáo xứ. Kèm theo là ảnh chụp quang cảnh hoang tàn hiện nay. Tuy nhiên, giáo dân nơi đây quyết đấu tranh đòi Công lý.
Xin cám ơn các bạn đã thông tin.
Và bạn Phạm Hùng Vỹ đại diện “Tập hợp Tương lai Việt” chuyển đến RFA bài quan điểm của tập hợp này về tin chính phủ Việt Nam loan báo sẽ đối thoại trực tuyến với dân. Bài này đã được gửi tới Chủ tịch nước, là ông Nguyễn Minh Triết.
Các bạn tuy trẻ tuổi nhưng nhận định sâu sắc, chúng tôi xin ghi nhận và cám ơn “Tập hợp Tương lai Việt”.
Trong khi ấy, những bài tường trình của RFA Việt ngữ về các nhóm hoạt động xã hội trong nước, tiếp tục nhận được sự quan tâm của quý vị, như thính giả Huỳnh Phương ngỏ ý muốn giúp đỡ “Trung tâm Phục hồi chức năng cho người khiếm thị” tại Lâm Đồng; các thính giả Phương Linh, Cao Nguyên, Anh Ngọc, Phước Phan, và Mỹ Nguyễn thì muốn giúp nhóm H.A.T., đặc biệt là thính giả Jean Souppaya ở Pháp muốn chuyển một số thuốc do các vị hảo tâm Pháp-Việt gửi cứu trợ nạn nhân bão lụt miền Trung.
Mời quý vị tham gia mục Trao đổi thư tín với thính giả. Mọi email xin gửi về Vietweb@rfa.org
Những lá email chan chứa tình thương, lần nữa cho thấy tấm lòng của người Việt hải ngoại luôn mong muốn giúp đỡ cho đồng bào trong nước, nhất là những người kém may mắn. Xin cám ơn quý vị.
Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do vừa nhận được 9 bài thơ của nhà thơ Hoàng Phùng Miên ở California, và hai cuốn sách tựa đề “Tình người bên kia chiến tuyến” và “Nửa đường gẫy cánh” của Đỗ quốc Anh Thư ở San Jose, California do Nguyễn Dũng xuất bản và Lam Sơn phát hành. Xin cám ơn hai tác giả.
Ngoài ra, chúng tôi còn nhận được thư than phiền của chị Minh Tâm hiện định cư ở Seattle, Hoa Kỳ về một bài phỏng vấn phát vào ngày 24 tháng 10 liên quan đến cuộc sống của người Việt tại Nga.
Sau khi kiểm lại bài phỏng vấn đó thì chúng tôi thấy có sự đọc nhầm tên của người được phỏng vấn thành Thùy Tâm, thay vì lẽ ra là Minh Tâm. Chúng tôi xin đính chính, và cáo lỗi với chị Minh Tâm.
Thư đã dài, Thy Nga xin dừng nơi đây và cùng toàn ban chào tạm biệt quý thính giả.
Các tin, bài liên quan
- Trao đổi thư tín với thính giả (Ngày 2-11-2006)
- Phỏng vấn Mục sư Nguyễn Hồng Quang về việc rút tên ra khỏi khối dân chủ 8406
- Trao đổi thư tín với thính giả ngày 26-10-2006 (phần 2)
- Lý do khiến Luật sư Nguyễn Văn Đài bị cấm xuất cảnh?
- Trao đổi thư tín với thính giả ngày 26-10-2006 (phần 1)
- Ân xá Quốc tế tố cáo Việt Nam tạo không khí sợ hãi cho người dùng Internet
- Vợ anh Nguyễn Ngọc Quang: sự hy sinh của gia đình tôi là cần thiết
- Trao đổi thư tín với thính giả (Ngày 19-10-2006)
- Thân phụ anh Phạm Bá Hải được phép đi thăm con