Trao đổi thư tín với thính giả (Ngày 28-12-2006)


2006.12.28

Thy Nga, phóng viên đài RFA

Quý vị và các bạn mừng lễ Giáng Sinh vui chứ.

ListenerForum200.jpg
RFA PHOTO

Tuần qua, những lá email với lời chúc Giáng Sinh và Năm Mới tiếp tục bay đến đài. Nào là email của các bạn Nguyễn Hoàng và Bảo Ngọc ở trong nước, Vũ Trần ở Phần Lan, Lê Văn Phú ở Úc, Tuấn ở Texas, Thiện Ngôn cũng ở Hoa Kỳ, Trần Lâm, Mai Nguyễn, Ngọc Nam, Nguyễn Hoàng Minh, Nguyễn Phú Thứ, Phong Nguyễn, Quốc Nguyễn, thính giả ký tên là “Ý kiến”, … và nhiều bạn nữa.

Ban Việt ngữ chúng tôi cũng xin chúc quý vị và các bạn mọi điều như ý nguyện trong Năm Mới 2007.

Theo dõi thời sự, từ Pháp, bạn Alberto Bobby có ý kiến về các sự việc vừa diễn ra: “Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, ông Michael Marine, đã gọi các nhà dân chủ là những người yêu nước thật sự, và khuyên người Cộng sản hãy làm việc với họ thay vì đưa Công an đến đàn áp, bắt bớ họ.

Tôi nghĩ là ông Marine nói đúng. Nếu là vàng thiệt thì sợ gì lửa! Bây giờ, người dân Việt Nam cũng không còn sợ sệt như lúc xưa nữa. Hãy nhìn tình hình chính trị ở nước đàn anh, ở Nga chẳng hạn, dân chúng đã đoàn kết, biểu tình để nói lên tiếng nói trung thực của người dân.

Các bài học của Ba Lan, Rumani, … Cùng là Cộng sản, chắc người Cộng sản Việt Nam phải biết hơn ai hết.

Tôi đồng ý với quan điểm và cách giải thích của RFA. Là một công dân bình thường sống trong nuớc, tôi thấy thất vọng khi nghe lý lẽ của ông Lê Hoàng Quân, và buồn cho tương lai đất nuớc nếu trí¬ thức Việt Nam chỉ có vậ¬y.

Tôi cũng nghĩ là Luật sư Trần Thanh Hiệp nói đúng, đã đến lúc không nên đàn áp nữa mà hãy ngồi lại làm việc, đặt vấn đề với nhau. Sự sáng suốt cân nhắc vấn đề phải được mổ xẻ để chọn lựa: một đảng, hay là toàn dân? …”

Ý kiến của thính giả về thư của ông Lê Hoàng Quân

Nói về những người tranh đấu cho dân chủ ở Việt Nam thì tuần trước, chúng tôi có hỏi ý kiến của thính giả về thư của ông Lê Hoàng Quân. Trong số các thư phản hồi, có thư của thính giả mà chúng tôi xin gọi tắt là Q.V.:

“Tôi đồng ý với quan điểm và cách giải thích của RFA. Là một công dân bình thường sống trong nuớc, tôi thấy thất vọng khi nghe lý lẽ của ông Lê Hoàng Quân, và buồn cho tương lai đất nuớc nếu trí¬ thức Việt Nam chỉ có vậ¬y.

Đã thừa nhậ¬n rằng nạn tham nhũng ở Việt Nam là nguyên nhân gia tăng khoảng cách giàu nghèo, dẫn đến bất công, và khiến đất nuớc trì trệ; điều quan trọng hơn là cơ quan chống tham nhũng được Đảng Cộng sản lãnh đạo, đã phải bó tay tuy nhiên, ông vẫn không tìm hiểu nguyên nhân vì sao.

Ông hãy xem lại khi hình thành Đảng Cộng sản Việt Nam, số nguời là bao nhiêu để so sánh với số nguời tranh đấu cho Dân chủ hiện nay. Nếu ông muốn phản biện lại quan điểm của Đảng Cộng sản hay làm công tác dân vậ¬n thì nơi này e không thí¬ch hợp. Còn bàn luậ¬n để tìm hiểu sự thật thì cơ hội có rất nhiều cho ông trong thời đại thông tin này.”

Và thư của bạn Tuấn ở Texas: “Khi ông Lê Hoàng Quân gởi lên Đài các ý kiến như vậy, không biết ông có thấy tất cả những vấn đề của Việt Nam hiện nay không? Các nhà tranh đấu cho Dân chủ ở Việt Nam hầu hết đều có gia đình và công việc làm chứ đâu phải là ở không để làm những chuyện khiến bị bắt bớ?

Theo em, họ là những người dám lên tiếng đòi các quyền căn bản cho đồng bào chung quanh, sao ông Lê lại gọi họ là kiêu căng, bất mãn? tại sao ông Lê lại vu khống họ như vậy?

Xin gởi đến ông câu châm ngôn của Cộng sản “Ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh” không biết ông Lê còn nhớ không?”

Từ khi có dịp ra ngoài học tập, mình nhận thức rằng không thể gọi là cuộc bầu cử khi chỉ có 1 ứng cử viên cho mỗi chức danh. Tôi thấy sự kiện bầu cử vừa qua chỉ là hình thức, được sắp xếp ngay từ đầu đến cuối.

Vừa rồi là ý kiến của một bạn trẻ định cư ở Hoa Kỳ về vấn đề tranh đấu cho dân chủ ở trong nước.

Nhân quyền tại Việt Nam

Cách nay mấy tháng thì một sinh viên Việt Nam du học ở Pháp là bạn Nguyễn Quang có viết một bức thư gửi đến các đại biểu quốc hội Việt Nam về vấn đề bầu cử, mà theo anh trả lời phỏng vấn của đài chúng tôi thì:

“Từ khi có dịp ra ngoài học tập, mình nhận thức rằng không thể gọi là cuộc bầu cử khi chỉ có 1 ứng cử viên cho mỗi chức danh. Tôi thấy sự kiện bầu cử vừa qua chỉ là hình thức, được sắp xếp ngay từ đầu đến cuối.

Các bạn thử nghĩ xem một quốc gia mà Quốc hội chưa bầu cử, người ta đã biết trước kết quả thì việc bầu cử đó có thực chất hay không? Quốc hội có quyền lực thực sự hay không?”

Một số thính giả, như ông Ngọc Thịnh cho rằng nhận định của anh Quang là chính xác, và nêu đề nghị với RFA Việt ngữ

“Làm sao để thư của anh Nguyễn Quang (và những bài có tính cách xây dựng Tự do, Dân chủ và Nhân quyền) được phổ biến rộng rãi trong xã hội Việt Nam cho nhiều người được biết đến, cho mọi tầng lớp dân chúng trong nước hiểu rõ. Điều này có thể tạo thành một làn sóng dư luận, từng bước đem lại cho người dân Việt Nam Tự do, Dân chủ và Nhân quyền thực sự.

Tôi rất khâm phục sự dũng cảm của anh Nguyễn Quang đã nói lên điều đó, lại còn cho biết sẽ trở về Việt Nam làm việc sau này nữa! Chúc Anh gặp mọi điều may mắn.”

Các thính giả Thiên và Hương thì sau khi nghe tin thành lập Ủy ban Nhân quyền Việt Nam, nói là

Vô cùng xúc động … Chúng tôi là lớp người sinh sau năm 1960 thành ra không biết gì, giống như những con người mụ mẫm. Cám ơn đài RFA đã cung cấp cho chúng tôi những tư liệu sống và quý giá về một giai đoạn lịch sử. Tôi không ngờ rằng có những nhà thơ như Tố Hữu, Xuân Diệu mà tôi một thời yêu thích, lại tệ hại đến như vậy.

“Tất hoan nghênh và ủng hộ. Chúng tôi thấy đó là một sáng kiến mà nếu hoạt động tốt thì có thể đóng góp rất nhiều cho Nhân quyền, Dân chủ mà vẫn chấp hành Hiến pháp Việt Nam, không ai bắt bẻ được. Đề cương hoạt động của Ủy ban cũng đúng đắn.”

Những thư từ ủng hộ khác

Về bài vở thì sau khi nghe chương trình “Âm nhạc cuối tuần” về nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông, thính giả Trần Lâm cảm nghĩ

“Lòng nhạt nhòa bao nỗi nhớ niềm thương cho một cái gì đã mất trong cõi đời người …”

Và thính giả Mai Nguyễn : “Thương mến lắm người nhạc sĩ của miền Nam Việt Nam nhân bản, sống giữa cuộc chiến khốc liệt mà vẫn không mất tình người.

Cám ơn Thy Nga đã thực hiện bài viết. Thy Nga hãy tiếp tục nghiên cứu về những nhạc sĩ trong Nam để thế hệ lớn lên sau 1975 cảm nhận được về văn hóa miền Nam Việt Nam trước biến cố tháng Tư 1975: một nền văn hóa đầy nhân bản.”

Và sau khi nghe hết loạt bài về vụ án “Nhân văn Giai phẩm” thính giả M.A. viết đến đài như sau:

“Vô cùng xúc động … Chúng tôi là lớp người sinh sau năm 1960 thành ra không biết gì, giống như những con người mụ mẫm. Cám ơn đài RFA đã cung cấp cho chúng tôi những tư liệu sống và quý giá về một giai đoạn lịch sử. Tôi không ngờ rằng có những nhà thơ như Tố Hữu, Xuân Diệu mà tôi một thời yêu thích, lại tệ hại đến như vậy.

Chúng tôi cũng xin chia sẻ nỗi đau của những nhà thơ, nhà văn, nhà trí thức đã bị chế độ Cộng sản giam cầm bằng tù đày, hay cô lập đời sống bằng cách này cách khác, bằng vật chất hoặc tinh thần. Nỗi đau này không phải của riêng họ, mà là nỗi mất mát của nền văn học Việt Nam, của cả dân tộc Việt Nam.

Mời các bạn tham gia mục Trao đổi thư tín với thính giả. Xin email về Vietweb@rfa.org

Nhất định rồi đây, Lịch sử sẽ được viết lại một cách khách quan, công bằng, con cháu chúng ta lại sẽ được biết đến những tên tuổi như:

Hoàng Cầm, Văn Cao, Hữu Loan, Trần Dần, Lê Đạt, Thụy An, Nguyễn Hữu Đan, Trần Duy, Phùng Quán, Đặng Đình Hưng, Phan Khôi, Trương Tửu, Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường, Đào Duy Anh, … không chỉ là những nhà văn, nhà thơ đã cống hiến cho nền văn học nước nhà các tác phẩm vô giá mà còn là những nhà dân chủ có tư tưởng tiến bộ…”

Bài phỏng vấn Tiến sĩ Lê Văn Hảo về sự kiện xảy ra hồi Tết Mậu Thân 1968 nhận được phản hồi tương tự, thính giả Nam Nguyên viết:

“Niềm hy vọng của chúng tôi là Giáo sư Lê văn Hảo nói lên sự thật chứ không phải một phần của sự thật. Vì một phần của sự thật không là Sự Thật. Cám ơn đài RFA đã cống hiến một chương trình rất giá trị cho thế hệ lớn lên sau 1975. Chúc quý Đài luôn phát triển để phục vụ và hướng dẫn thính giả Việt Nam.”

Những đề nghị

Trong khi ấy, bạn Tâm ở trong nước đề nghị “Em có nghe đài RFA rất nhiều, em xin có một ý kiến là:

Về chủ nghĩa Mác - Lenin, người Việt ít ai hiểu rõ. Vậy, ban biên tập hãy phỏng vấn các nhà triết học chánh trị để cho người Việt hiểu rõ về chủ nghĩa ấy. Chúng ta không tuyên truyền như những người Cộng sản, nhưng chúng ta cần hiểu rõ mặt tốt và mặt tiêu cực của chủ nghĩa đó.”

Chúng tôi xin ghi nhận ý kiến của bạn Tâm. Tiếp theo đây, là thư của bạn V.T.

“Em là một thính giả của Đài ở Việt Nam. Cứ sáng sáng là em và mấy chị quây quần bên chiếc radio để nghe đài RFA nhưng bữa nghe được, bữa thì không. Thật là bực mình nhưng nhờ nghe đài mà em có thể hiểu nhiều hơn về chính quyền nước mình, vì em ở vùng sâu vùng xa nên phương tiện nghe tin cũng hạn chế.

Hơn nữa, các đài ở trong nước chỉ nói những cái tốt của chính quyền thôi, còn những cái xấu thì đâu có nói thành ra người dân đâu có hiểu hết được”

Niềm hy vọng của chúng tôi là Giáo sư Lê văn Hảo nói lên sự thật chứ không phải một phần của sự thật. Vì một phần của sự thật không là Sự Thật. Cám ơn đài RFA đã cống hiến một chương trình rất giá trị cho thế hệ lớn lên sau 1975. Chúc quý Đài luôn phát triển để phục vụ và hướng dẫn thính giả Việt Nam.

Điều mà bạn nói, chính là nguyên do khiến đài RFA được lập ra đó, V.T. à. Chúng tôi muốn cho đồng bào trong nước biết tin tức về cả mặt tốt lẫn mặt xấu, để rồi họ tự nhận định.

Về yêu cầu của bạn để có thể mở trang Web RFA Việt ngữ thì chúng tôi đã gửi “Bản tin hàng ngày” trong đó có đường dẫn đến các bài chính trong chương trình, và các proxy để vượt tường lửa. Mong bạn thành công để còn xem bài vở của chúng tôi nữa chứ.

Nhân đây, Thy Nga cũng xin nhắc lại là quý vị nào muốn nhận “Bản tin hàng ngày” để xem tin tức, cũng như là để từ đó, có thể vào xem và nghe những bài trong Web RFA Việt ngữ thì hãy email đến vietweb@rfa.org hay bấm vào ô “Đăng ký bản tin Việt ngữ” ở phía trái nơi cuối Trang chính.

Thưa quý thính giả, qua 4 lá thư vừa trích đọc (và những thư trước đây nữa) chúng tôi ghi nhận là lứa trẻ ở trong nước ngày nay đã mở rộng tri thức nên khát khao được biết những sự kiện lịch sử một cách xác thực. Thật là khích lệ! Các bạn trẻ tiếp tục góp ý cho chúng tôi biết nhé.

Diễn đàn Paltalk

Kỳ trước, để trả lời các bạn muốn tham gia diễn đàn Paltalk mà không rõ cách vào, Thy Nga đã nói lại về cách thức đó. Kế đến, Thy Nga nhận được email của bạn Vũ Quang Tùng đóng góp thêm cho việc này. Bạn viết:

“Gần đây, quý đài và một số thính giả có nhắc đến diễn đàn Paltalk nên tôi, một trong những thành viên của “Diễn đàn Thảo luận hiện tình đất nước Việt Nam về Tự do Dân chủ” xin có vài lời nhắn nhủ tới quý thính giả là

Quý vị có thể truy cập trang web hientinhdatnuoc.org , ở đó có hướng dẫn cách sử dụng Paltalk và những âm thanh đã được lưu trữ từ những cuộc hội luận trước rất có giá trị. Quý vị cũng có thể biết được thời gian khi diễn đàn có những diễn giả được mời, và chương trình trong tháng.

Xin chân thành cảm ơn và khâm phục về những công việc mà quý anh chị trong đài RFA đã và đang làm.

Tôi yêu thích hầu hết các tiết mục đặc biệt, và những bài liên quan đến vấn đề dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam. Tôi biết rằng các nhà đấu tranh dân chủ cũng như người dân trong và ngoài nước rất hoan nghênh thông tin trung thực của quý đài.

Vũ Quang Tùng Palktalk nickname: “con nước Việt”

RFA Việt ngữ cám ơn bạn đã tiếp tay trong việc quảng bá thông tin hữu ích. Tuần qua, chúng tôi cũng nhận được bản tin từ Pleiku của bạn “Phóng viên tự do” cho biết rằng Mục sư Nguyễn Công Chính lại bị Công an đánh đập. Xin cám ơn bạn.

Tổng kết cuối năm

Một năm nữa lại sắp trôi qua … như vào mỗi cuối năm, RFA Việt ngữ mong được biết ý kiến của thính giả và bạn đọc về chương trình của chúng tôi: các tiết mục nào quý vị cho là hay, và các tiết mục nào cần phải thay đổi hoặc cải tiến.

Anh chị em chúng tôi đã nhận được một số đáp ứng, như của thính giả Thiện Ngôn: “Tôi yêu thích hầu hết các tiết mục đặc biệt, và những bài liên quan đến vấn đề dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam. Tôi biết rằng các nhà đấu tranh dân chủ cũng như người dân trong và ngoài nước rất hoan nghênh thông tin trung thực của quý đài.

Ngoài ra, tôi rất thích các chương trình khác như mục “Thư Tín”, “Đời sống người Việt khắp nơi”, v.v... đặc biệt mục “Âm nhạc cuối tuần” rất hay, chứng tỏ là chị Thy Nga đã bỏ nhiều thời giờ, soạn bài công phu.

Tôi cũng rất nhớ mục “Văn Học Nghệ Thuật” do anh Phạm Điền phụ trách đặc sắc, như chương trình tưởng niệm nhà báo Giang Hữu Tuyên. Các chương trình được lưu giữ có thứ tự, rất tiện cho việc download xuống CD để nghe khi lái xe …”

Ban Việt ngữ xin cám ơn ông đã cho biết ý kiến. Chúng tôi cũng chúc ông cùng gia quyến an mạnh, hạnh phúc suốt năm mới. Và xin gửi đến toàn thể thính giả cùng bạn đọc những lời chúc tốt đẹp nhất cho Năm Mới 2007.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.