Thy Nga, phóng viên đài RFA
Thính giả và bạn đọc RFA theo sát thời sự quá, bằng chứng là chồng thư mà ban Việt ngữ chúng tôi nhận được trong tuần. Sau khi nghe tin Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ra quyết định dân-sự-hóa Nghĩa trang Quân đội Việt Nam Cộng Hòa tại Biên Hòa, thính giả Vĩnh Thịnh nhắc nhở.

“Đừng quên rằng cách nay mấy chục năm, nhà cầm quyền Việt Nam đã “dân sự hóa” Nghĩa trang Quân đội Việt Nam Cộng Hòa tại Gò Vấp. Sau đó, họ đã san bằng và đem khu đất đó bán cho hai công ty Nhật, là Toyota và Honda …
Nghĩa trang Mạc đĩnh Chi cũng bị san bằng để làm công viên mà giờ đây, theo báo chí trong nước, trở thành hang ổ của bọn buôn bán ma túy và gái mãi dâm …”
Từ Pháp, thính giả Lệ Tuyền cho rằng: "Ý đồ của Nhà nước Việt Nam có vẻ là muốn xóa sạch dấu vết của Quân đội và nói chung, là những gì thuộc về Việt Nam Cộng Hòa.
Họ dựa theo ý kiến của ông Nguyễn Cao Kỳ đề nghị “trùng tu” Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa, để làm những điều mà chính ông Kỳ cũng không luờng trước đuợc, bởi khi đề nghị với nhà cầm quyền, ông Kỳ đã không nói là trùng tu như thế nào …
Theo tôi nghĩ, Nhà nước Việt Nam sẽ đưa một đội ngũ chuyên môn vào Nghĩa trang Quân Đội Biên Hòa để đập, phá, bỏ tất cả những bia mộ chiến sĩ.
Sau đó, họ sẽ dựng lên những bia mộ mới. Ví dụ như trên những tấm bia mộ cũ hiện nay tại nghĩa trang đã khắc:
Đừng quên rằng cách nay mấy chục năm, nhà cầm quyền Việt Nam đã “dân sự hóa” Nghĩa trang Quân đội Việt Nam Cộng Hòa tại Gò Vấp. Sau đó, họ đã san bằng và đem khu đất đó bán cho hai công ty Nhật, là Toyota và Honda …
Thiếu tá, hay Đại úy, hoặc Binh sĩ Nguyễn Văn A sinh ngày 1 tháng 1 năm 1941, Thủy Quân Lục Chiến, tử trận ngày 1 tháng 1 năm 1971 thì trên tấm bia mới, sẽ chỉ ghi là Nguyễn Văn A sinh ngày 1 tháng 1 năm 1941, chết ngày 1 tháng 1 năm 1971. Còn hàng chữ “Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa” thì sẽ bị xóa và thay vào là “Nghĩa trang Biên Hòa” …
Nếu điều đó xảy ra thì lời kêu gọi “hòa hợp hòa giải” của ông Võ Văn Kiệt, của nhà cầm quyền có phải là lừa dối hay không?
Tuy nhiên, tôi vẫn ước mong rằng điều tôi dự đoán sẽ không thành sự thật, để tất cả những kẻ sống cũng như những nguời đã nằm xuống khỏi phải oán than, để bốn chữ “hòa hợp hòa giải” đuợc phần nào có ý nghĩa.”
Một số thính giả như ông Nguyễn Anh Tâm cũng lo ngại như vậy, ông đề nghị với các gia đình có thân nhân chôn cất tại Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa, là hãy lập ra một ban quản trị để theo dõi vấn đề đó.
Thính giả Vũ đức Khánh định cư ở Canada thì lại tỏ ra lạc quan trong thư viết rằng
“Đây là một quyết định đúng đắn của chính phủ Việt Nam, tuy trễ nhưng còn hơn không! … Tôi cũng hy vọng chính phủ trong bước kế tiếp, sẽ cho phép dựng một tượng đài tưởng niệm nạn nhân chiến tranh Việt Nam (bất kể ở phía chiến tuyến nào, và gồm cả nạn nhân vượt biên vượt biển sau 1975).
Nếu làm được việc này, tôi tin rằng dân tộc Việt cuối cùng sẽ có cơ hội hòa hợp, hòa giải thật sự để kiến tạo lại quê hương. Lúc đó, người sống và người đã chết đều toại nguyện. Xin các vị lãnh đạo Việt Nam đừng để mất cơ hội này nữa.”
Phát biểu của cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt
Sang tuần này, thính giả và bạn đọc RFA Việt ngữ tiếp tục bày tỏ ý kiến về phát biểu mà cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt đưa ra trong cuộc phỏng vấn của tờ “Việt Weekly”.
Nếu bảo rằng dân làm chủ nước Việt Nam thì tại sao không có quyền bầu cử để lựa chọn một đảng cầm quyền hay một vị nguyên thủ quốc gia, mà tất cả đều do đảng Cộng sản Việt Nam tự chuyên áp đặt mà toàn dân buộc phải tuân hành?
Ông Lương Võ phân tích từng câu nói của ông Kiệt, và nhận định. Các thính giả Dương Huỳnh Ngọc, Linh Kiệt, Nguyễn Văn Đặng và Lê đình Thọ ở California, Hoa Kỳ, và bạn Hải Triều ở Canada, … với những ý kiến sâu sắc.
Từ Thụy Sĩ, thính giả Đình Nguyễn lên tiếng: "Tại sao ông Kiệt lại cho rằng người Việt ở nước ngoài chống đối là quá khích cực đoan, và chỉ là thiểu số mà thôi.
Xin thưa, khi có lý do chống đối chính đáng thì sao gọi là “quá khích”? và căn cứ vào đâu mà ông cho là thiểu số? Tuyên bố như vậy thì vô hình chung, chính ông mới là quá khích.” Từ trong nước thì có các thính giả Tiến Nguyễn, và Q.N. nêu thắc mắc:
“Tại sao để tới khi về hưu, hoặc là thất thế rồi mới nói là Đảng đã sai lầm thế này, cần sửa đổi thế kia? Đảng chủ trương sai đâu sửa đó. Đã hơn nửa thế kỷ rồi, mà sao vẫn sửa mà vẫn sai?”
Giới trẻ ở hải ngoại bày tỏ ý kiến, bạn Ken Nguyễn viết "Về lời kêu gọi hòa giải để xây dựng đất nước, nhưng đất nước ấy do ai làm chủ? người dân, hay là Đảng Cộng Sản?
Nếu bảo rằng dân làm chủ nước Việt Nam thì tại sao không có quyền bầu cử để lựa chọn một đảng cầm quyền hay một vị nguyên thủ quốc gia, mà tất cả đều do đảng Cộng sản Việt Nam tự chuyên áp đặt mà toàn dân buộc phải tuân hành?
Nếu đảng Cộng sản Việt Nam muốn thực sự hòa hợp hòa giải dân tộc thì trước hết, hãy tử tế với những người bất đồng chính kiến ở trong nước. Hãy chấm dứt thái độ thù địch đối với các nhà lãnh đạo tôn giáo và các nhà đấu tranh cho dân chủ.
Hãy chấm dứt những hành động vu cáo, bắt bớ tùy tiện Việt kiều khi họ về thăm thân nhân mà không được một cơ chế pháp lý nào bảo vệ, không được luật sư đại diện theo luật pháp quốc tế … Bao lâu những hành động đó còn tiếp diễn thì đảng Cộng sản Việt Nam không thể nào hòa hợp được với ai cả, nhất là thành phần trẻ chúng tôi tại hải ngoại." Và bạn Mai ở Canada: "Tôi được may mắn sinh ra và lớn lên sau cuộc chiến. Tôi đã thăm viếng Việt Nam nhiều lần để nhận thấy rằng trong nước, Cộng sản không còn hoàn toàn là Cộng sản, mà tư bản không ra tư bản, lệnh vua thì thua lệ làng.
Nói là “đổi mới” nhưng thật ra là sửa cái sai, và chỉ là “rượu cũ, bình mới”. Làm thế nào để thế hệ trẻ chúng tôi hòa hợp được với chính quyền hiện nay tại Việt Nam?”
Năm ngàn đô-la một tháng thì tám chục triệu người Việt sẽ bỏ nước, sang Mỹ làm công hết!
Trong chồng thư đó, lại có thư của thính giả Lâm Nguyễn mà chúng tôi xin trích như sau:
“Cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã có lời kêu gọi đến sự cộng tác của người Việt hải ngoại, theo tôi, đây là lòng chân thành của một vị lãnh đạo quốc gia, chúng ta nên trân trọng.
Không bàn vào thì xin chớ nên bàn ra … Nếu thực sự đó là tiếng nói tự đáy lòng của cựu thủ tướng Kiệt thì hãy cho người Việt hải ngoại một thông tư nào đặc biệt, giả dụ như vào nước mà không cần xin visa nhập cảnh”
Quý thính giả và bạn đọc nghĩ sao? tuy nhiên theo bạn Dan Nguyễn thì
“Chẳng qua, ông Kiệt chỉ là thực hiện kế hoạch tuyên vận của Đảng Cộng sản. Không có gì mới cả vì vậy, cũng chẳng đáng bàn luận.”
Tin về xuất khẩu lao động sang Mỹ
Điều khiến người Việt hải ngoại, nhất là những người định cư ở Mỹ ngạc nhiên, là về tin xuất khẩu lao động sang Mỹ cắt cỏ, hái cam với tiền lương 5000 đô / một tháng! Sống ở Mỹ từ mấy chục năm nay, họ lấy làm buồn cười. Vẫn nghe tin là Việt Nam phát triển vượt bực và mới đây,
Hà Nội được coi là thành phố thu hút du lịch, thính giả Edward Thạch không hiểu sao lại có tin tức như vậy, và e rằng: "Năm ngàn đô-la một tháng thì tám chục triệu người Việt sẽ bỏ nước, sang Mỹ làm công hết!"
Chuyện này có nguy cơ xảy ra vì ban Việt ngữ chúng tôi cũng đã nhận được email (như của một cán bộ xứ Quảng) hỏi han, nói rằng lương anh quá thấp, muốn sang Mỹ làm công vì lương cao hơn gấp bội.
Thưa Quý đài, tôi là một du học sinh nên tôi am hiểu những khó khăn mà người đi du học gặp phải. Qua loạt bài của quý đài, tôi thấy có một vấn đề cần phải nói rõ để các em muốn đi du học sớm hiểu. Cụ thể là du học sớm (trước đại học) giống như đi vào đường một chiều, muốn quay lại rất khó, phải đi hết đoạn đường đó mới quay lại được.
Các bạn John Nguyễn, Carter Nguyễn email ngay đến RFA Việt ngữ, than rằng phải chi biết bà cán bộ Thanh Nhàn có kế hoạch như vậy thì họ đã không theo học bao nhiêu năm trời tại đại học Mỹ vì lương còn ít hơn là làm cho bà Nhàn cả ngàn đô-la mỗi tháng!
Chuyên gia khoa học Patrick Võ thì nói là không dám cho những kỹ sư nhân viên trong cơ sở biết tin đó!
Các thính giả này đều mong là đồng bào trong nước hãy xem xét kỹ cái kế hoạch đó trước khi nộp 15 ngàn đô-la thế chân cho các doanh nghiệp xuất khẩu lao động.
* Thính giả Linh Trần ở Houston căn dặn: "Đồng bào nên tìm hiểu cặn kẽ vì có thể mắc lừa rồi tiền mất, gia đình tan nát. 15 ngàn đô-la là số tiền rất lớn đối với người dân lao động ở Việt Nam. Đã có rất nhiều trường hợp đặt cọc để được ra nước ngoài lao động nhưng bị lừa gạt."
Ngay đến thính giả trẻ tên là Anh Ngọc cũng e ngại: "Em sinh sống và làm việc trên đất Mỹ nên em nhận thấy đây là một kiểu lừa gạt dân mình."
Chương trình du học sớm
Về bài vở trong chương trình, thính giả mà chúng tôi xin gọi tắt là N.M. góp ý sau khi nghe bài xoay quanh vấn đề du học sớm:
“Thưa Quý đài, tôi là một du học sinh nên tôi am hiểu những khó khăn mà người đi du học gặp phải. Qua loạt bài của quý đài, tôi thấy có một vấn đề cần phải nói rõ để các em muốn đi du học sớm hiểu. Cụ thể là du học sớm (trước đại học) giống như đi vào đường một chiều, muốn quay lại rất khó, phải đi hết đoạn đường đó mới quay lại được.
Một học sinh cấp 3 chẳng hạn, nếu đi du học, tốt nghiệp Trung học ở nước ngoài thì sẽ không thể học Đại học ở Viêt Nam, do khác biệt quá lớn về văn hoá học đường, về môi trường học tập và cả cách học, môn học nữa.
Rất mừng vì có những bạn trẻ cất lên tiếng nói của mình. Em cũng cảm động về sự chân thật, đầy tình người của bạn Đào Văn Thụy. Tuổi trẻ là tương lai của dân tộc. Bạn là niềm hy vọng cho đất nước Việt Nam. Chúc bạn vượt qua mọi thử thách và thành công!
Nếu vì một lý do nào đó phải quay về học ở Việt Nam (ví dụ như không đủ tiền để học đại học, sức khoẻ yếu, ...) thì tôi thấy sẽ là một khó khăn cực lớn. Thậm chí, chúng tôi học thạc sỹ ở nước ngoài cũng không muốn làm Tiến sỹ ở Việt Nam. Vậy, các em nào muốn đi du học sớm cần cân nhắc kỹ.”
Lời chia sẻ của bạn thật là quý cho những người đi sau trên con đường học hành ở nước ngoài.
Có điều chúng tôi nghĩ rằng ở Việt Nam hiện nay, chỉ những người khá giả mới có điều kiện và tài chính đưa con ra nước ngoài học. Cho nên, chắc họ cũng xoay sở được cho con theo học tiếp lên. Ban Việt ngữ chúng tôi xin cám ơn bạn rất nhiều, và mong có dịp nghe bạn kể thêm về chuyện ra nước ngoài theo học.
Những ý kiến khác
* Về các chuyên mục thì sau khi nghe cuộc phỏng vấn anh Đào Văn Thụy trên “Diễn đàn Bạn trẻ”, từ San Diego, Hoa Kỳ, bạn Hải Trần
“Rất mừng vì có những bạn trẻ cất lên tiếng nói của mình. Em cũng cảm động về sự chân thật, đầy tình người của bạn Đào Văn Thụy. Tuổi trẻ là tương lai của dân tộc. Bạn là niềm hy vọng cho đất nước Việt Nam. Chúc bạn vượt qua mọi thử thách và thành công!”
Và lá email từ Canada của thính giả Bùi Hoàn "Nghe những câu trả lời của anh Đào Văn Thụy mà tôi cảm thấy rung động, hãnh diện vì ở trong nước hiện có người với nhiệt huyết tuổi trẻ mà quên thân mình và gia đình mình.
Nhận xét của anh về dân nghèo thật đúng và chín chắn chứ không như những thanh niên chỉ biết ăn chơi, hoặc những kẻ nông cạn, vội vã ca tụng chế độ.
Càng nghe, tôi càng quý mến và kính trọng anh. Xin chúc anh Đào Văn Thụy nhiều may mắn và thành công trong việc đấu tranh cho dân chủ, tự do và phú cường của Việt Nam.”
Đến bao giờ em mới có thể thoải mái truy cập các trang Web ngoài nước vậy các anh chị? Việt Nam đã gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới rồi mà sao em truy cập Web khó tới vậy.
“Trang phụ nữ” nói về chị Đặng thị Ngọc Ánh vượt lên trên sự tàn tật của mình để giúp người khác, đã làm cho thính giả Đức Quế xúc động:
“Tôi muốn góp chút gì đó để giúp đỡ các anh chị em tàn tật trong công ty của chị Ánh. Làm thế nào, tôi có thể gửi tận tay chị Ánh chút quà, hay là đặt chị may một số đồng phục cho nhà hàng của tôi.”
Ý kiến ông đưa ra thật hay! Phương Anh, người tường trình bài này, sẽ liên lạc với chị Ánh về đề nghị của ông.
Truy cập RFA website
Bạn ký tên là "Nhắn cánh chim" email một cách vội vã: "Tôi phải lén viết, gửi đi cho RFA đó. Không biết email thế này, có bị gì hay không? lòng cứ lo sợ sẽ gặp những điều xảy ra với mình, với những bạn có cùng suy nghĩ như mình trên toàn Việt Nam.
Có nhiều điều để nói, ước gì, tôi được nói ra hết đến RFA! Hiện nay, điện thoại di động cũng không được sử dụng nữa rồi.”
Email của bạn đã tới nơi. Bạn từng gặp khó khăn vì tìm đến RFA nhưng vẫn cố gắng, chúng tôi rất cảm kích và mong là mọi chuyện ổn thỏa với bạn.
* Bạn Hoàng cũng than vấn đề RFA Việt ngữ bị cản trở: "Đến bao giờ em mới có thể thoải mái truy cập các trang Web ngoài nước vậy các anh chị? Việt Nam đã gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới rồi mà sao em truy cập Web khó tới vậy.
Không cho thông tin thì làm sao những doanh gia biết được tin tức để đầu tư, kinh doanh đây? Theo em nghĩ thì nước nhà muốn phát triển, phải có tự do thông tin.”
Ngoài ra, thính giả Kim Cương ở thành phố Hồ-chí-Minh chuyển đến RFA Việt ngữ phó bản đơn gửi tới Chủ tịch nước và giới chức Bệnh viện tâm thần Biên Hòa về trường hợp Luật sư Bùi Kim Thành bị đưa vào đó chỉ vì bà giúp dân oan khiếu kiện về đất đai.
* Tuần qua, ban Việt ngữ còn nhận được lá thư kèm theo lời khen tặng và chúc Năm mới của thính giả Ann-Marie Trần định cư ở El Monte, California. Bà nói là nhờ RFA mà những người cao niên như bà mới có thể biết rõ và theo dõi những gì diễn ra ở bên nhà.
Xin cám ơn cảm tình ưu ái mà bà dành cho anh chị em chúng tôi tại Đài, và kính chúc bà dồi dào sức khỏe cùng gia quyến an vui, hạnh phúc trong Năm Mới. Thư đã dài, Thy Nga phải ngừng đây. Hẹn tái ngộ quý thính giả và các bạn trong mục này kỳ tới.