Trao đổi thư tín với thính giả ngày 26-10-2006 (phần 2)
2006.10.26
Nguyễn An, phóng viên đài RFA
Tuần rồi chúng tôi nhận đựơc thư của bạn Ngọc Kiên nguyên văn như sau:
“Trước hết là một người Việt Nam tôi không mong muốn nhắn gửi tới các bạn điều gì. Tuy nhiên tôi muốn gửi tới các bạn một cuốn sách, tôi hy vọng cuốn sách này, với các lời bình hoàn toàn khách quan và đậm tính nhân văn sâu sắc, các bạn sẽ có thêm một sự nhìn nhận về những điều mà chính tổ tiên, cha anh cuả các bạn muốn nhắn gửi tới thế hệ con cháu mai sau trong đó có cả tôi và các bạn.
Hãy nhớ các bạn là người Việt Nam và tổ tiên, cha ông cuả các bạn đã sinh sống ngàn đời trên mảnh đất thân yêu này, các bạn nếu có tâm huyết hãy cùng nhau bắt tay xây dựng lại đất nước đàng hoàng hơn, to đẹp hơn, đó mới là việc làm cuả một người chân chính.”
Sau đó, bạn Kiên cho địa chỉ trang Web của Hội Sinh viên học sinh tại Na Uy và chỉ cách để vào đọc bộ Đại Việt Sử ký toàn thư của Lê Văn Hưu, Ngô Sĩ Liên và Phan Phu Tiên.
RFA trả lời: Xin cảm ơn bạn Ngọc Kiên, mà chúng tôi đoán là một thanh niên có nhiệt huyết, và có lòng với đất nước, dân tộc. Chúng tôi cũng ghi nhận cách nói và lời nhắn nhủ rất nhã nhặn của bạn, mặc dù chúng tôi cảm nhận là bạn không tán thành RFA cho lắm.
Chúng tôi đã vào trang Web của hội sinh viên học sinh tại Na Uy như bạn chỉ dẫn, và nhận thấy đây là một trang Web trình bày trang nhã với nhiều bài vở giá trị. Không hiểu bạn đã đọc hết những bài vở ấy chưa, và nếu có đọc, thì không rõ có liên hệ những điều được trình bày trong ấy với ý nguyện, mà bạn nói là “hãy cùng bắt tay xây dựng lại đất nước” hay không. Dẫu sao chúng tôi vẫn muốn điểm qua, và chia xẻ với bạn cũng như các bạn trẻ khác vài điều đựơc nói lên ngay ở trang chính của Website.
Trong các quốc gia hưng thịnh, tỷ lệ tri thức (kẻ sĩ) cao hơn rất nhiều so với các quốc gia nghèo khó. Ở đó, người ta cầu hiền như kẻ khát cầu nước, như kẻ đói cầu ăn. Từ việc hiểu rõ ích lợi sẽ dẫn đến thái độ tôn trọng lao động sáng tạo và điều đó tất dẫn đến sự kính trọng trí thức.
Trước hết là bài viết có tựa đề, “Thi cử, con đường chính yếu để tiến thân” của giáo sư Nguyễn Ngọc Lanh thuộc đại học Y Hà nội. Ông nhận xét về tình hình học hành thi cử hiện nay nguyên văn như thế này, mời quý thính giả nghe qua giọng đọc của ………..
“Gian lận trong thi cử diễn ra tràn lan ở mọi cấp học khiến nhiều người có bằng “thật” nhưng học lực không thật, thậm chí không đi thi vẫn kiếm được cái bằng gài vào hồ sơ cá nhân.”
Trong phần sau, giáo sư Lanh nói đến triết lý giáo dục và đơn cử một ví dụ về triết lý giáo dục mà ông thích, vì sự đơn giản và tổng quát của nó:
“Giáo dục không nhằm tạo ra những công dân mẫu mực cho xã hội sử dụng mà phải là những công dân nhìn ra những bất cập của xã hội, muốn khắc phục và có năng lực khắc phục để cải tạo xã hội.”
Trong tình hình hiện nay ở nước ta, nhìn ra được những bất cập của xã hội và phát biểu lên để mong sửa đổi có thể đưa đến hậu quả thế nào, thì chắc bạn cũng biết nếu bạn đang ở Na Uy và có điều kiện theo dõi thông tin trung thực đầy đủ, còn nếu bạn đang ở trong nước thì chưa chắc bạn đã biết vì có ai được nói ra đâu.
Một bài viết khác cũng ở ngay trang chủ của Website là bài của ông Trần Văn Luyến, Trung tâm Hạt nhân Thành phố Hồ Chí Minh. Bài viết có tựa đề: “Chính sách dùng người quyết định sự tồn vong của dân tộc” cũng nêu lên những ý kiến rất đáng trân trọng như sau, xin trích nguyên văn qua giọng đọc của ………..
“Trong các quốc gia hưng thịnh, tỷ lệ tri thức (kẻ sĩ) cao hơn rất nhiều so với các quốc gia nghèo khó. Ở đó, người ta cầu hiền như kẻ khát cầu nước, như kẻ đói cầu ăn. Từ việc hiểu rõ ích lợi sẽ dẫn đến thái độ tôn trọng lao động sáng tạo và điều đó tất dẫn đến sự kính trọng trí thức.
Tất cả các quốc gia coi rẻ trí thức đều sớm muộn sẽ đi chung một con đường và sẽ bị diệt vong bởi họ tự tuớc bỏ động lực phát triển của chính quốc gia họ. Rõ ràng là sự hưng thịnh của mỗi quốc gia tuỳ thuộc vào cách dùng trí thức. Khi kẻ sĩ rũ áo ra đi thì cũng là lúc quốc gia bắt đầu suy yếu rồi dần dà sẽ bị tiêu diệt.”
Ông Luyến cũng lên tiếng tha thiết nhắn nhủ, mà chúng tôi xin trích đoạn như sau:
“Chúng ta phải thấy nỗi nhục nghèo nàn như nỗi nhục mất nước mỗi khi chúng ta vay nợ nước ngoài. Bởi vì vay nợ là bị lệ thuộc vào những điều kiện của người cho vay (thời hạn trả, lãi suất…)
Ngày nay, khái niệm độc lập có thể đã khác xưa, chúng ta được độc lập về mặt quốc gia nhưng nếu không khéo chúng ta sẽ lại rơi vào vòng lệ thuộc kiểu hiện đại là nơi cung cấp nguyên vật liệu và nhân công rẻ mạt cho tư bản nước ngoài.
Tại sao chúng ta không phải là kẻ cho vay mà lại là người xin vay để phải mang công mắc nợ? Chúng ta có thể trả nợ đúng hạn hay lại phải để cho con cháu chúng ta phải trả. Điều đó không những hổ thẹn với tổ tông mà còn ngượng ngùng với con cháu.”
“Dân tộc độc lập chưa đủ, chúng ta phải phấn đấu cho cuộc sống của nhân dân ấm no hạnh phúc.” ………………….
“Ngày nay, khái niệm độc lập có thể đã khác xưa, chúng ta được độc lập về mặt quốc gia nhưng nếu không khéo chúng ta sẽ lại rơi vào vòng lệ thuộc kiểu hiện đại là nơi cung cấp nguyên vật liệu và nhân công rẻ mạt cho tư bản nước ngoài.
Và trong phần sau của bài, ông viết:
“Chúng ta phải cởi bỏ tất cả các trói buộc để cho mọi nguồn sáng tạo có thể phát sinh và phát triển. Không thiếu nhân tài, nhưng không biết sử dụng nhân tài còn tệ hơn gấp nhiều lần. Đó là sự lãng phí cao nhất, lãng phí chất xám. ………………
“Sự tồn vong của dân tộc phụ thuộc rất nhiều vào việc sử dụng hợp lý chất xám. Chúng ta chưa làm tốt được việc này. Đó là lỗi của thế hệ chúng ta chứ không phải của ai khác và không phải nguyên nhân từ nơi khác.”
Đó quả là những lời tâm huyết muốn đất nước phú cường và nhân dân hạnh phúc. Chúng tôi tin rằng các tác giả vừa trích dẫn đã học đựơc bài học của lịch sử qua những sách sử còn để lại, trong đó có cuốn sách mà bạn muốn giới thiệu với chúng tôi.
Trong lịch sử mấy ngàn năm của Việt Nam cũng như của các quốc gia khác trên thế giới, bài học rõ nhất là, chế độ chính trị nào, nhà lãnh đạo nào thì cũng qua đi, chỉ có đất nước và dân tộc là trường tồn.
Mời các bạn tham gia mục Trao đổi thư tín với thính giả. Xin gửi email về Vietweb@rfa.org
Những Tần Thuỷ Hoàng, Hitler, Sít ta Lin dù có xưng hùng xưng bá, dù có giết hàng triệu người, có hệ thống công an mật vụ tinh vi, ghê gớm đến đâu, và dù có hệ thống tuyên truyền tinh vi đến đâu, dù có tin tưởng rằng chế hộ của họ sẽ tồn tại muôn năm, thì rồi cũng lụi tàn, thì rồi sự thực cũng bị phơi bày và lịch sử sẽ lên án thôi.
Lịch sử cũng chỉ rõ rằng, đóng góp tích cực nhất, có ý nghĩa nhất của một con người chân chính phải là đóng góp cho đất nước và dân tộc, chứ không phải cho chế độ, dù nếu ra công vun xới cho một chế độ thì có thể đựơc hửơng vinh hoa phú quý hay an thân nhất thời. Đó là điều mà chúng tôi nghĩ bạn muốn đựơc chia xẻ, và chúng tôi vui mừng đựơc chia xẻ cùng bạn.
Một lần nữa, xin cám ơn bạn Ngọc Kiên, và mong tiếp tục nhận đựơc thư trao đổi của bạn.
Theo dòng câu chuyện:
- Trao đổi thư tín với thính giả ngày 26-10-2006 (phần 1)
Các tin, bài liên quan
- Trao đổi thư tín với thính giả ngày 26-10-2006 (phần 1)
- Những hạn chế về vấn đề học tiếng Anh ở Việt Nam
- Chính phủ VN yêu cầu thanh tra việc xuất bản sách giáo khoa
- Trao đổi thư tín với thính giả (Ngày 19-10-2006)
- Trao đổi thư tín với thính giả (Ngày 12-10-2006)
- Sự nhầm lẫn đáng tiếc của Học Viện Quan Hệ Quốc Tế
- Trao đổi thư tín với thính giả (Ngày 5-10-206)
- Nghi vấn gian lận trong kỳ thi tú tài
- Trao đổi thư tín với thính giả (ngày 28-9-2006)