Trao đổi thư tín với thính giả (Ngày 12-1-2006)

Thy Nga, phóng viên đài RFA

Trong mục này tuần trước, chúng tôi đã mừng loan tin cùng quý thính giả về vụ 14 hộ dân ở tỉnh Đồng Tháp bị chính quyền địa phương lấy đất mà không bồi thường thỏa đáng, đã có tiếng vang.

ThyNga200.jpg
RFA PHOTO

Một người trong số các gia đình đó cho hay là Thanh tra Mai Quốc Bình thuộc Văn phòng chính phủ đã liên lạc với họ, và hứa là ngày 5 tháng Giêng dương lịch sẽ cử phái đoàn đến giải quyết.

Lời hứa của chính quyền

Thời điểm đó qua đi, người dân chờ đợi tới giờ mà chưa thấy giới chức chính phủ thực hiện như hứa hẹn. Về vụ này, nhạc sĩ xưng danh là “Ông già Ba Tri” lần đầu tiên viết đến đài để nói lên ý kiến:

“Nghe đồng bào than oán, hỏi ai không nao lòng? Nếu các quan chức không làm chuyện cướp đất, giựt nhà của bà con thì tại sao không trả lời trực tiếp với người dân? Sự im lặng cho ta thấy là Nhà nước nhận đó là sự thật!

Một chuyện buồn cười chưa bao giờ tôi được thấy xảy ra trên thế giới này là “Nhân dân làm chủ, Nhà nước làm đày tớ” thế mà đày tớ lại giựt nhà, giựt đất, cướp tài sản của chủ!! sao lạ thế?

Hầu hết những cán bộ của Đảng Cộng sản được phép tiếp xúc với báo chí tự do bên ngoài thì họ vô tình (hay cố ý, chúng tôi không rõ) nhưng tất cả đều phát biểu cho người Việt trong và ngoài nước nghe êm tai và hài lòng. Tuy nhiên sau đó thì không thấy họ thực hiện lời hứa hẹn.

Tôi đã gần tám chục tuổi đời, xin xá 3 xá, cầu xin Nhà nước trả lại nhà cửa, ruộng đất cho dân nhờ!”

Từ Đức, kỹ sư Lê Công Tác bày tỏ cảm nghĩ: "Hầu hết những cán bộ của Đảng Cộng sản được phép tiếp xúc với báo chí tự do bên ngoài thì họ vô tình (hay cố ý, chúng tôi không rõ) nhưng tất cả đều phát biểu cho người Việt trong và ngoài nước nghe êm tai và hài lòng. Tuy nhiên sau đó thì không thấy họ thực hiện lời hứa hẹn.

Phải chăng họ không có thực quyền? hoặc là họ cố tình lừa gạt những ai chưa biết nhiều về Cộng sản? Về vấn đề này, chúng tôi có nhiều bằng chứng rõ ràng, điển hình là vụ ông Đặng Hùng Võ, Thứ trưởng Bộ Tài Nguyên Môi Trường, tuyên bố rất hùng hồn và nghe rất là công lý về vụ 6 gia đình tại ấp Tây Bình, xã Vinh Trạch, huyện Thoại Sơn, An Giang bị chiếm đất.

Các gia đình đó nhờ đài Á Châu Tự Do nhắn gián tiếp đến ông Đặng Hùng Võ, nhưng đã gần 6 tháng nay mà có thấy đáp ứng gì đâu? Hoặc vụ 14 gia đình tại tỉnh Đồng Tháp bị chiếm đất. Vụ này, sau khi được Đài Á Châu Tự Do loan tin thì một số cán bộ đã hứa hẹn, nhưng kết quả đã có gì đâu?

Chúng tôi xin nhắn đến bà Tôn Nữ Thị Ninh thuộc Ủy ban Đối Ngoại trong Quốc Hội Việt Nam rằng sự thất vọng của chúng tôi về nhà cầm quyền đã quá đủ rồi.

Người Việt sống ở các nước tự do, chẳng ai còn tha thiết đến những lời hứa bánh vẽ nữa mà chỉ mong một điều duy nhất là Hãy thực hiện lời nói. Một khi chúng tôi thấy cụ thể, thì chẳng cần những lời đường mật chiêu dụ gì mà tự động, chúng tôi sẽ tham gia.”

Lời kêu gọi của bà Tôn Nữ Thị Ninh

Điều mà ông Lê Công Tác nói, liên quan đến lời bà Tôn Nữ Thị Ninh vừa đưa ra, mời gọi trí thức hải ngoại về nước đóng góp. Vấn đề này, RFA Việt ngữ đã nhận được một số ý kiến của thính giả sau loạt hội luận trên “Diễn đàn bạn trẻ” do Trà Mi điều hợp.

Và mới đây, sau lời kêu gọi của bà Tôn Nữ Thị Ninh thì chúng tôi có bài phỏng vấn một nhà báo định cư ở Nga. Thính giả Paul Tạ có ý kiến, sau khi nghe bài đó:

“Xin gửi lời cám ơn nhà báo Lan Hương trong cuộc phỏng vấn của Thanh Trúc. Chị Lan Hương đã nói rõ lên những gì tôi suy nghĩ. Tôi đồng ý với chị là dưới một xã hội nhũng nhiễu như vậy, kiều bào nào mà về đóng góp cho? Tệ trạng tham nhũng từ trên xuống dưới, luật pháp bất minh, người dân bị chèn ép, và một xã hội xáo trộn ... nói không sao cho hết …”

Xin gửi lời cám ơn nhà báo Lan Hương trong cuộc phỏng vấn của Thanh Trúc. Chị Lan Hương đã nói rõ lên những gì tôi suy nghĩ. Tôi đồng ý với chị là dưới một xã hội nhũng nhiễu như vậy, kiều bào nào mà về đóng góp cho? Tệ trạng tham nhũng từ trên xuống dưới, luật pháp bất minh, người dân bị chèn ép, và một xã hội xáo trộn ... nói không sao cho hết …

Và e-mail của thính giả Nguyễn đình Lý ở New Jersey, Hoa Kỳ: "Từ trước tới nay, tôi chưa nghe một nhà báo nào ở Việt Nam phân tách hữu tình hữu lý như chị Lan Hương, tôi nghe mà mát ruột."

Trong khi đó, thính giả Đỗ Lê Thường ở Bỉ, có ý kiến về lời kêu gọi của bà Tôn Nữ Thị Ninh:"Bà ta vô tình hay cố ý không nhắc đến điều kiện chính trị là Việt kiều phải chấp nhận sự lãnh đạo độc tôn, độc tài của chính quyền hiện thời, hoặc phải im lặng làm ngơ. Trí thức nghĩ gì khi thấy Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Vũ Bình, Nguyễn Khắc Toàn trong cảnh tù đày?

Và một số người bị từ chối nhập cảnh vì lên tiếng đấu tranh cho dân chủ một cách rất ôn hòa. Thông điệp của chính quyền rất rõ: công dân Việt Nam bất phục tùng thì đi tù, Việt kiều bất phục tùng thì cấm về nước.”

Thính giả Nguyễn Thiên (hay Nguyễn Thiện) thì cho rằng: "Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ không bao giờ huy động được sự hợp tác của người Việt hải ngoại, trừ phi có một chính phủ dân cử dựa trên căn bản đa nguyên chính trị và dân chủ tự do thực sự."

Và cảm nghĩ của thính giả Vũ Bổn: "… Nếu như Việt Nam thực sự là "của dân, do dân và vì dân" nếu đảng Cộng sản biết từ bỏ độc tài, đảng trị, và biết lắng nghe những tiếng nói vì dân vì nước thì chẳng cần phải mời mọc, chuyên viên cũng như người Việt hải ngoại sẽ tận tâm hợp tác và trở về cùng chung tay xây dựng quê hương."

Nhiều thính giả khác cũng mang ý nghĩ như thế, bạn Việt Nhân từ Florida, Hoa Kỳ viết thêm là "Trí thức trẻ hải ngoại đã hội nhập với tự do dân chủ, không quan liêu. Do đó, điều kiện ắt có và đủ để cho họ trở lại giúp nước là nhà cầm quyền Việt Nam phải thay đổi thể chế chính trị. Nếu như chính quyền thực hiện được điều này thì việc trí thức hải ngoại về xây dựng đất nước sẽ tiến hành mỹ mãn, trong đó có cả gia đình chúng tôi."

Những cuộc đình công của giới công nhân

Tin thời sự gây sôi động trong tuần qua, là về những cuộc đình công của giới công nhân. Ý kiến của thính giả Tường Vi như sau:

“Tôi được rao giảng Xã hội chủ nghĩa là một xã hội mà không có người bóc lột người, thế nhưng Việt Nam hiện diễn ra những cuộc đình công do tình trạng người công nhân bị bóc lột. Lương tháng của một công nhân không bằng một chai rượu ngoại mà quan chức uống.

Quý thính giả nghĩ thế nào về thư này cũng như những thư trước, cho chúng tôi biết ý kiến. Xin email về Vietnamese@www.rfa.org

Thật sự bao năm nay, các cấp chính quyền, các ông cán bộ ... có bảo vệ gì quyền lợi của công nhân với mức lương chết đói không hề được thay đổi trong 6 năm trời. Tới khi bùng nổ thì mới thấy ông này bà nọ lên tiếng. Cán bộ thời nay chỉ lo bảo vệ cái ghế của họ chứ nghĩ gì tới giai cấp công nhân!”

Trong chồng thư gửi đến RFA Việt ngữ vào tuần qua, có email của ông Huy Hoàng phục vụ tại một bộ của chính phủ Việt Nam, gửi liên tiếp mấy cái email với lời lẽ như sau.

Về vấn đề tôn giáo, ông phát biểu là: "Toàn một lũ mượn danh tôn giáo để chống phá Nhà nước, chống phá Chính phủ Việt Nam, hại nước, hại dân thì có nên cho chúng tồn tại hay không? Chúng đòi tự do hoạt động lôi kéo đồng bào chống lại chính đất nước mình, Đảng và Nhà nước đã quá dễ dãi với lũ chúng rồi. Nếu tôi mà là người đứng đầu Chính phủ hoặc có quyền quyết định thì lũ giáo phái bán nước ấy, tôi treo cổ tất!"

Đó là nguyên văn trong thư của một vị làm việc trong một bộ của chính phủ Việt Nam. Quý thính giả nghĩ thế nào về thư này cũng như những thư trước, cho chúng tôi biết ý kiến với.

Câu đối Tết của Tiến sĩ Hà Sĩ Phu

Về mấy câu đối Tết của ông Hà Sĩ Phu đưa ra thì chúng tôi đã nhận được những câu đối của các thính giả Lê Sơn Minh, Phùng Mai, V. Lang, Hà Duy, Nguyên Long, Nguyễn Bảo Hoàn Anh, và bạn ký tên là “Mèo mun”.

Với tất cả những câu đối ấy, chúng tôi sẽ gom lại thành một bài tổng kết vào cận Tết. Bây giờ thì mời quý vị nghe một câu đối khác của thính giả Sáu Hậu :

“Đêm ba mươi mõ khua lóc cóc, khóa sổ năm Gà”

với chú thích: - “lóc” âm nghe như “lock” tiếng Anh là “khóa” - “cóc” âm nghe như “cock” tiếng Anh là “gà”

Mong quý vị tham gia đông đảo, đối cho vui nhé.

“Đêm ba mươi mõ khua lóc cóc, khóa sổ năm Gà”

với chú thích: - “lóc” âm nghe như “lock” tiếng Anh là “khóa” - “cóc” âm nghe như “cock” tiếng Anh là “gà”

Mong quý vị tham gia đông đảo, đối cho vui nhé.

Những lời khen tặng của thính giả

Về bài vở trong chương trình RFA Việt ngữ, thính giả Đặng Văn Âu từ Houston, Texas có ý kiến như sau:

“Tôi rất hoan nghênh các cuộc phỏng vấn của quí Đài với những nhà đấu tranh dân chủ trong nước. Quí Đài đã sử dụng phương tiện của mình để cho tiếng nói dân chủ được cất lên. Đặc biệt, ông Lê Hồng Hà là người xuất sắc hơn cả.

Tôi theo dõi chương trình từ trước đến nay thì nhận thấy vậy, vì ông phân tích tình hình đất nước rất rõ ràng, rành mạch. Tôi ao ước ngày càng có nhiều người trí thức trong nước nối gót ông Lê Hồng Hà.”

Email bằng Anh ngữ của thính giả Nguyễn Thanh Bình thì đại ý nói là bạn vào Web RFA Việt ngữ từ vài tháng nay, đọc thấy là thông tin hữu ích và trung thực. Các tin loan tải trên trang này đã làm bạn thay đổi quan điểm về nhiều vấn đề.

Từ trong nước thì thính giả trẻ với địa chỉ email là “Cát bụi” nói lên cảm nghĩ:

“Con thường xem và nghe chương trình của đài. Con rất ủng hộ chương trình, và ước gì tại Việt Nam có làm các chương trình như thế cho người dân được nghe những thông tin chính xác. Thôi, xin chào chương trình vì do cuộc sống, phải nói ít vậy.

Thành thật từ đáy lòng, con mong cho chương trình này luôn luôn làm tốt, cũng như những người nghe có kiến thức rộng hơn nữa.”

Tôi cố sưu tầm những bản Vọng cổ độc chiếc của ông nhưng không biết có còn không để được nghe lại mà nhớ mà thương quê mình trong thập niên 60. Những năm đó dù chiến tranh nhưng đời sống dân mình rất thoải mái, đi đâu cũng nghe ca Vọng cổ.

Và email của thính giả mà chúng tôi xin gọi tắt là C.T.: "Tôi rất tin tưởng và mong muốn đài RFA ngày càng phát triển để có được tiếng nói tốt nhất về dân chủ."

Ban Việt ngữ RFA xin cám ơn cảm tình ưu ái mà quý thính giả và các bạn dành cho anh em chúng tôi. Thật là khích lệ và quý báu!

Chương trình “Cổ nhạc”

Mục “Cổ nhạc” do Thanh Quang thực hiện, được thính giả Nguyễn Văn Thiện khen ngợi quá xá:

“Nghe chương trình “Cổ nhạc” do anh phụ trách lâu nay, thật là bái phục, bái phục! Chưa được hân hạnh biết anh nhưng qua chương trình Cổ nhạc, tự nhiên tôi cảm thấy mến anh nhiều hơn để chia xẻ lời thơ, tiếng nhạc của soạn giả Viễn Châu cũng như danh cầm Bảy Bá.

Tôi cố sưu tầm những bản Vọng cổ độc chiếc của ông nhưng không biết có còn không để được nghe lại mà nhớ mà thương quê mình trong thập niên 60. Những năm đó dù chiến tranh nhưng đời sống dân mình rất thoải mái, đi đâu cũng nghe ca Vọng cổ.

Tối tối, các nghệ sĩ tài tử lên Phòng Thông Tin địa phương ca, và truyền loa phóng thanh cho cả làng cả xóm cùng nghe. Giờ thì chuyện đó đã trở thành chuyện đời xưa để kể lại cho con cháu.

Thành thật cám ơn anh qua chương trình Cổ nhạc. Ước gì có dịp gặp anh, chắc tôi sẽ chia xẻ thật nhiều với anh như các cụ thường nói “Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu.”

Kế đến, ông Thiện gửi kèm theo, tặng Thanh Quang bài ca Vọng cổ “Nam Quan nhỏ lệ” và kịch ngắn “Nam Quan ly biệt” do ông viết năm 2002 khi nghe tin mất Ải Nam Quan vào tay Trung Quốc.

Thưa ông, ở xứ lạnh Canada như ông mà nghe mấy bài ca Vọng cổ mùi mẫn thì quả là ấm áp tình dân tộc. Thanh Quang rất vui nhận được thư ông, và sẽ trả lời riêng với ông đấy! Đến đây thư đã dài, Thy Nga xin chào tạm biệt và hẹn tái ngộ cùng quý thính giả trong mục này kỳ tới. Mong nhận được nhiều ý kiến từ quý vị và các bạn.