Sống với bụi xi-măng
2006.05.01
Trường Văn, phóng viên đài RFA
Toàn bộ năm nhà máy xi măng của tỉnh Kiên Giang đều được xây dựng trên đất của huyện Kiên Lương. Ngoài ra hàng chục lò vôi thủ công cũng ngày đêm nhả khói trên bầu trời của huyện. Theo đánh giá của Ủy ban Nhân Dân tỉnh Kiên Giang thì chỉ có nhà máy xi măng Holcim là có hệ thống xử lý chất thải tốt.
Hai nhà máy gây ô nhiễm nhất là nhà máy xi măng của công ty cổ phần Xi-măng 82 ngàn tấn và nhà máy xi măng Hà Tiên II.
Do đó bầu trời của thị trấn Kiên Lương bị ô nhiễm vì bụi. Không những công nhân làm việc trong các nhà máy bị các bệnh mãn tính như viêm phổi, viêm họng.. mà ngừơi dân trong vùng cũng không thóat khỏi các căn bệnh này.
Xin mời quý thính giả theo dõi bài tường trình sau đây của Trường Văn về tình hình ô nhiễm không khí của thị trấn Kiên Lương và các vùng phụ cận.
Nhà máy xi măng Hà Tiên II có 2 dây chuyền sản xuất đã quá cũ họat động từ năm 1964 và 1971 nên hệ thống xử lý chất thải, khí thải không đạt tiêu chuẩn. Các nhà máy khác cũng không khá hơn gì. Do đó người dân Kiên Lương quanh năm suốt tháng sống trong bụi khói xi măng.
Một em học sinh cho biết: “Xóm cháu xi măng bụi không à. Trong năm gần Tết bụi và qua đầu năm cũng vậy. Nhà phải đóng cửa cơm cũng phải che chứ không bụi vào.”
Một bạn trẻ trong vùng cho biết thêm: “Bụi xả ra nhiều lắm, quay tràn theo hướng gió. Phải đóng cửa hết. Nhà ngày nào cũng lau nhưng lau xong thì lại bụi trắng ra.”
Đi ra đường nhiều khi người dân phải mang khẩu trang chống bụi. “Còn phải bị mặt, phải mang thường xuyên chớ bụi lắm làm sao chịu được, bụi vào mắt thì đỏ mắt đi không nổi.”
Một em học sinh khác cũng xác nhận: “Đi nhiều bụi quá thì phải mang khẩu trang.”
Tuy các nhà máy đã cố gắng có nhiều cải tiến nhưng tình trạng bụi bặm tại Kiên Lương không sút giảm là bao: “Năm kia nhà máy có để máy lọc bụi thì cũng bớt đi, bụi bay hạt nhỏ thôi, tuy nhiên vì thiết bị cũ nên chưa khắc phục được.”
Người dân kêu cứu nhiều lần: “Người dân ở xã Hoà Điền cũng kiện nhiều lần.”
Ủy ban Nhân Dân Tỉnh cũng tiếp xúc ban quản trị các nhà máy để yêu cầu sớm có biện pháp giảm mức độ bụi xi măng nhưng công việc khó thực hiện được vì cần một nguồn vốn lớn.
Một người dân chua chát đề nghị: “ PMU 18 có tiền đấy.”
Với một môi trường ô nhiễm như thế, các bệnh về đường hô hấp như viêm mũi, viêm khí quản không thể nào tránh khỏi và hiện đang lan tràn trong dân chúng, công nhân, không chừa một ai. “Những bệnh như viêm mũi nhiều người bị.”
Trước tình trạng này, biện pháp hiện đang được Ủy ban Nhân Dân Tỉnh áp dụng chỉ là yêu cầu các nhà máy phải tổ chức khám bệnh định kỳ cho công nhân.
Đối với dân chúng thì tỉnh hứa hẹn sẽ chỉ đạo chính quyền địa phương tạo điều kiện cho người dân được khám bệnh và điều trị kịp thời. Căn nguyên gây bệnh vẫn còn đó.
Những bài liên quan
- 70% dòng sông lớn nhỏ tại Việt Nam đều bị ô nhiễm
- Sài Gòn: công tác quản lý đô thị yếu kém khiến môi trường sống bị ô nhiễm
- Công dân đang khiếu nại hành chánh cũng được khởi kiện ra tòa
- Bác sĩ tại Bệnh viện Chợ Rẫy không được phép mở phòng mạch tư
- Người dân không quan tâm đến Đại hội 10 bằng giải bóng đá Châu Á sắp tới
- Động vật hoang dã giảm sút nhanh chóng tại Việt Nam
- Nước sông Sài Gòn bị ô nhiễm nặng từ nhiều ngày nay
- Sài Gòn báo động trước tình trạng nguồn nước bị ô nhiễm trầm trọng
- Nuôi tôm, đánh bạc với ông Trời
- Việt Nam chuẩn bị cho tình trạng khô hạn trong mùa hè năm nay
- Người dân khốn khó vì không bán được trấu
- Nên duy trì hay hủy bỏ sổ hộ khẩu?
- Cá chết hàng loạt, nông dân vỡ nợ
- Tình trạng ô nhiễm nguồn nước ở tỉnh Bình Dương qua lời kêu cứu của một Việt kiều
- Ý kiến của một công nhân về nguyên nhân của các cuộc đình công
- Mức lương tối thiểu điều chỉnh không theo kịp với tốc độ giá cả leo thang
- Đời sống của người dân nghèo tại xã Nghi Vạn, Nghệ An (phần 1)
- Nông dân miền Tây phải đốt cây nhãn, bán đất để trả nợ
- Báo cáo Hiện trạng Môi trường Quốc gia năm 2005 (phần 1)
- Quản lý dân bằng hộ khẩu là trái với Hiến Pháp