Công an tỉnh Long An bị tố cáo hành hung và hiếp đáp dân thường
2006.07.15
Trà Mi, phóng viên đài RFA
Vừa qua, chúng tôi có nhận được tin nhắn và email của một số bà con cư ngụ tại thị xã Tân An, tỉnh Long An, phản ánh những bức xúc và oan ức do chính những người cầm cân công lý gây ra cho dân.

Trong số này có nhiều phản ánh về gia đình ông trung tá công an Mai Văn Vững, trưởng phòng PA 15 của Sở Công An tỉnh, cậy quyền thế hiếp đáp dân lành mà gần đây nhất là vụ người nhà của ông hành hung gây thương tích nghiêm trọng cho một thanh niên 17 tuổi, ngay giữa chợ hôm 22/6 vừa qua.
Để tìm hiểu thêm về những bất bình của người dân, Trà Mi đã liên lạc với gia đình nạn nhân và một người dân trong vùng. Chính nạn nhân thuật lại câu chuyện.
Nạn nhân Lộc 17 tuổi: Em tên Nguyễn Hữu Lộc, buổi sáng hôm đó khi chạy xe vào chợ, em có va quẹt với Mai Thị Minh Thu. Chỉ là va chạm nhỏ, thắng lại kịp chứ chưa đụng nhau. Sau đó có lời qua tiếng lại đôi chút rồi thôi.
Khoảng 20 phút sau, khi em đang đứng lom khom mua nhang thì người nhà của Minh Thu đến đánh em bất ngờ từ đằng sau, nắm đầu em đập xuống cái chân dù ở trong chợ, lôi em ra 2 mét rồi giậm lên mặt, lên ngực em…Họ hành hung em đến 20 phút sau thì dân mới can được và chở em đi bệnh viện.
Trà Mi: Vì sao ngay tại chợ mà họ hành hung em một đỗi rồi bà con xung quanh mới vào can?
Vì ngay lúc sự việc xảy ra xung quanh chỉ toàn đàn bà, không có đàn ông. Họ đánh em một hồi rồi đàn ông mới chạy ra tới. Nhiều người muốn can lắm, nhưng đám hành hung có hăm doạ nói là con của trung tá công an, ai mà can thì họ sẽ đâm chết, nên bà con đâu dám vô can đâu. Họ đánh mệt rồi bỏ đi thì dân chúng mới dám nhào vô.
Nạn nhân Lộc 17 tuổi: Vì ngay lúc sự việc xảy ra xung quanh chỉ toàn đàn bà, không có đàn ông. Họ đánh em một hồi rồi đàn ông mới chạy ra tới. Nhiều người muốn can lắm, nhưng đám hành hung có hăm doạ nói là con của trung tá công an, ai mà can thì họ sẽ đâm chết, nên bà con đâu dám vô can đâu. Họ đánh mệt rồi bỏ đi thì dân chúng mới dám nhào vô.
Trà Mi: Tổng cộng có bao nhiêu người hành hung em?
Nạn nhân Lộc 17 tuổi: Minh Thu và đứa em là con ruột ông trung tá công an Mai Văn Vững, và người chồng của Thu là con rể ổng. Vài bữa trước lúc họ hành hung em, hai vợ chồng này cũng có gây hấn với ai đó trong chợ nữa đó.
Trà Mi: Kể từ sau đó gia đình họ có liên lạc với nhà em để xin lỗi, ngỏ ý đền bù thiệt hại, hay chịu trách nhiệm như thế nào không?
Nạn nhân Lộc 17 tuổi: Ông trung tá công an có đến nhà nói với ba mẹ em là chỉ là đánh quơ nhẹ chảy máu thôi chứ không có vấn đề gì hết, nhưng người dân người ta đâu có tin, người ta phản ánh nhiều lắm, vì nếu chỉ đánh nhẹ thì làm sao em phải nằm viện đến 6 bữa mới được về?
Tới giờ họ vẫn im luôn, không có đền bù gì hết, coi như không việc gì xảy ra cả. Bây giờ tiền thuốc thang gia đình em phải đi vay mượn chạy chữa cho em. Ở Việt Nam không như ở những nước khác, con gia đình có chức có quyền đánh dân là không ai xử. Gìơ gia đình em có truy cứu cũng không ai xử cả, thưa tới đâu cũng xử huề thôi bởi ổng có chức quyền, ổng bao che được hết mà.
Trà Mi: Em có thể cho chúng tôi biết thương tích của em như thế nào?
Nạn nhân Lộc 17 tuổi: Em bị chấn thương ở ngực, xuất huyết 2 mắt, bầm sống mũi, dập môi, chấn thương phần mềm ở vòng quanh hông, lỗ mũi chảy máu, môi miệng bị dập hết, nói chung là nguyên khuông mặt em bị biến dạng hoàn toàn. Mấy tấm hình em gửi lên đài là chụp sau khi sự việc xảy ra 3 bữa.
Không dám lên tiếng
Bạn nghĩ gì về sự việc này? Xin email về Vietweb@rfa.org
Vừa rồi là cuộc trao đổi với em Nguyễn Hữu Lộc, 17 tuổi, nạn nhân của vụ hành hung hôm 22/6 vừa qua. Chúng tôi cũng có dịp tiếp xúc với ông Nguyễn Hữu Điền, cha ruột của nạn nhân để hỏi thăm về vụ việc. Ông chia sẻ:
Ông Điền, cha ruột của nạn nhân: Họ ỷ lại là con của nhà có quyền lực cho nên hung hăng muốn đánh ai thì đánh thôi. Ở chợ Long An không ai dám can. Họ xưng là Mai thị Minh Thu, con trung tá công an Mai Văn Vững, trưởng phòng PA 15, Sở công an tỉnh Long An.
Trà Mi: Gia đình có làm đơn trình bày vụ việc này đến các cơ quan chức năng địa phương chưa ?
Ông Điền, cha ruột của nạn nhân: Hiện nay chưa dám làm. Tôi cũng định làm đơn báo cáo lên ban lãnh đạo Sở công an, nhưng tôi gặp cán bộ cấp trên họ nói là không được làm vậy.
Trà Mi: Cho tới nay gia đình cũng chưa lên tiếng nhờ cơ quan nào bênh vực sao thưa ông?
Ông Điền, cha ruột của nạn nhân: Dạ chưa. Các thông tin địa phương thì họ không nhận làm, họ ngại va chạm nên tránh né khéo.
Trà Mi: Vậy ông có đề đạt thư lên phường xã tại khu vực đó không?
Ông Điền, cha ruột của nạn nhân: Dạ có, phường trực tiếp thụ lý hồ sơ thì có hướng giải quyết coi như xử huề.
Trà Mi: Gia đình có dự định sẽ kiện cáo lên các cơ quan cấp cao hơn không?
Mình không dám lên tiếng. Nhiều gia đình khác trước đây cũng bị hiếp đáp rồi nhưng thưa kiện cũng chẳng ai giải quyết. Chuyện xảy ra với con tôi thì tôi cũng ráng xoay trở tiền bạc lo chữa trị cho nó cũng được. Vấn đề tôi muốn nói ở đây là công bằng xã hội.
Ông Điền, cha ruột của nạn nhân: Mình không dám lên tiếng. Nhiều gia đình khác trước đây cũng bị hiếp đáp rồi nhưng thưa kiện cũng chẳng ai giải quyết. Chuyện xảy ra với con tôi thì tôi cũng ráng xoay trở tiền bạc lo chữa trị cho nó cũng được. Vấn đề tôi muốn nói ở đây là công bằng xã hội.
Một người quản lý trong ngành pháp luật mà gia đình họ như vậy thì mình không đồng ý. Tôi chỉ muốn cái công bằng hợp lý. Giả sử nếu gia đình hành hung là dân thường thì chắc chắn họ bị truy cứu giam giữ rồi đó.
Bị hiếp đáp
Có lẽ cũng chính vì tâm lý lo sợ như thế mà những câu chuyện oan khuất cứ mãi chồng chất, không được giải toả. Người dân thấp cổ bé miệng khi bị hiếp đáp không dám phản kháng, không đủ can đảm nhờ các cơ quan truyền thông đại chúng lên tiếng bênh vực, mà thậm chí có đi khiếu kiện cũng không ai giải quyết, như trường hợp của một người dân khác trong vùng.
Bà bị hành hung và đe doạ nhiều lần vì không đủ tiền trả nợ vay nặng lãi cho vợ ông trung tá công an Mai Văn Vững. Qua cuộc trao đổi với chúng tôi, người dân này bộc bạch:
Nạn nhân bị hành hung năm 2001: Năm 2001, tôi có mượn 4 triệu đồng của bà Trịnh Thị Kim Thanh, vợ trung tá công an Mai Văn Vững chuyên môn cho vay nặng lãi. Tôi vẫn trả mà chưa kịp trả hết thì bà kéo xã hội đen, em út, con cái ra quán nhà tôi bao vây, đập phá đồ đạc, hành hung tôi.
Bả lôi tôi từ trên lầu xuống làm tôi té xuống cầu thang bệnh mấy tháng trời. Họ bắt tôi trong 24 tiếng đồng hồ phải trả hết tiền. Bả tính lãi suất 6 phân, không trả là 10 phân. Trả tiền hết rồi mà uất ức quá tôi vẫn còn giữ giấy nợ đây.
Họ điện kêu tôi vô nhà, tính tiền cả vốn lẫn lãi, có ông trung tá công an ngồi đó mà ổng không hề nói tiếng nào. Người làm chức cao như vậy mà không có đạo đức, tức là bà vợ cho vay có sự đồng ý của ổng rồi.
Sau khi trả hết nợ, tôi bỏ đi thành phố thì con trai của tôi ở đây có mượn của bả 12 triệu làm ăn. Nó trả mỗi tháng 6 phân tiền lời là 720 ngàn, mà đã trả 1 năm rồi. Sau đó nó làm ăn thất bại không trả nỗi, bả hăm doạ nó phải bỏ xứ trốn đi.
Ông công an này là trung tá công an Mai Văn Vững, con trai ông Mai Thành Lập, nguyên giám đốc sở công an đã về hưu. Ông Vững giờ vây cánh mạnh lắm không ai làm gì được đâu, mà động đậy thì mình sống ở đây cũng không nổi nữa.
Hiện giờ bản thân tôi đã trở lại Long An được 2 tháng rồi mà tôi không dám ra đường. Bả nói là bây giờ phải trả tiền lời lẫn vốn tất cả là bốn mươi mấy triệu. Tôi năn nỉ xin mỗi tháng cho tôi trả 200 ngàn trả hoài thôi, bả không chịu. Tôi mới nói là con tôi mượn 12 triệu nhưng đã trả 9-10 triệu tiền lời rồi, bây giờ bà thưa ra đi, nhà nước xử bao nhiêu tôi trả bấy nhiêu. Bả cũng không chịu và hăm sẽ cho giang hồ chặt tôi ra từng khúc.
Trà Mi: Sau vụ hồi năm 2001 bà bị hành hung, sao bà không nhờ chính quyền, cơ quan chức năng địa phương can thiệp?
Nạn nhân bị hành hung năm 2001: Có tôi thưa ở phường 2, thị xã Long An mà họ không xử, trả đơn về. Tôi mới lên sở công an kêu cứu mà không ai ngó ngàng.
Trà Mi: Sao bà không nghĩ đến việc đi thưa ở những cấp cao hơn?
Nạn nhân bị hành hung năm 2001: Khổ quá cô ơi, làm ăn buôn bán thất bại. Mình nghèo quá đâu thưa gửi ai được. Thôi chịu luôn. Tới giờ tôi vẫn còn ức. Chuyện của tôi qua rồi thôi không kể làm gì nhưng giờ đến con trai tôi. Nợ 12 triệu đã trả gần 10 triệu rồi mà bây giờ tính lời lãi lên đến bốn mươi mấy triệu, còn hăm cho giang hồ chặt người ta năm bảy khúc.
Ông công an này là trung tá công an Mai Văn Vững, con trai ông Mai Thành Lập, nguyên giám đốc sở công an đã về hưu. Ông Vững giờ vây cánh mạnh lắm không ai làm gì được đâu, mà động đậy thì mình sống ở đây cũng không nổi nữa.
Người dân nghèo khổ quá, bị hiếp đáp quá mà không ai làm gì được ổng hết. Nguyện vọng của tôi giờ là muốn làm sáng tỏ những vụ việc từ xưa tới giờ nhưng cũng sợ lắm vì mình sức yếu thế cô ở đây không biết người ta có làm gì mình nữa hay không. Bao nhiêu năm nay tôi uất ức trong lòng mà không biết nói với ai.
Quý vị vừa nghe một số bà con tại thị xã Tân An, tỉnh Long An, trình bày những oan khuất vì bị gia đình, người thân của cán bộ Sở công an tỉnh hành hung, ức hiếp.
Những bài liên quan
- Ý nghĩa của dự luật trưng cầu ý dân
- Có dấu hiệu một vụ án oan
- Hiệp Hội Nhân Quyền Quốc Tế lên án việc tra tấn các nạn nhân ở Bắc Giang
- Ngân hàng Sacombank cho người lợi tức thấp vay tiền mua nhà
- Cái chết không bình thường của Hòa thượng Thích Ðức Chính
- Dự án trồng hoa hồng ở tỉnh Hải Dương, sớm nở chóng tàn
- Khó tuyển dụng công nhân tại vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long
- Phỏng vấn ông Phạm Mạnh Hùng, nạn nhân của vụ xử tù oan ở Bắc Giang
- Người dân than phiền về cung cách phục vụ của giới công chức nhà nước
- Luật sư Lê Công Định bàn về "Chính danh" trong thể chế pháp trị tại Việt Nam (phần 2)
- Nhân chứng cần phải được bảo vệ một cách hữu hiệu
- Cán bộ địa phương bán đất bừa bải như bán cá, bán rau
- Những tiệm Nail Shop ở Hà Nội
- Luật sư Lê Công Định bàn về "Chính danh" trong thể chế pháp trị tại Việt Nam
- Quảng Nam: đặt tên con theo số tiền bị phạt
- Thiếu nghị định, nhà đầu tư phải chờ
- Nhà dân chủ Lê Trí Tuệ liên tiếp bị công an mời lên làm việc
- Công an khám nhà của Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang và tịch thu 31 cuốn sách
- Luật sư Nguyễn Văn Ðài bị cắt điện thoại vì đã nói chuyện với đài RFA
- Nhiều khu vực trên cả nước nhiễm chất độc hại
- Malaysia đề nghị thành lập cơ cấu đặc trách nhân quyền cho vùng Ðông Nam Á
- Cảnh sát Đài Loan bắt giữ 18 người Việt Nam làm việc bất hợp pháp
- Hơn 300 gia đình ở Ninh Bình khiếu kiện chính quyền cưỡng chế và thu hồi đất
- Các xí nghiệp dùng acid chế biến đầu và vỏ tôm làm ô nhiễm nguồn nước
- Người dân Thủ Thiêm khiếu kiện chính quyền cưỡng chiếm nhà đất