Ước vọng trong năm mới
2006.01.30
Trường Văn, phóng viên đài RFA
Người dân Việt Nam đón mừng năm mới trong không khí vui tươi của ngày lễ hội nhưng cũng không quên nghĩ đến những công việc của mình trong những ngày sắp tới.

Xin mời quý thính giả theo dõi bài tường trình sau đây của Trường Văn sau khi trao đổi với một số người dân thuộc ba miền Trung Nam Bắc. Đây chỉ là ý kiến cá nhân của những người được hỏi chuyện và không phản ánh một số đông nào cả.
Nói chung không khí Tết tại Việt Nam từ thành phố Hồ Chí Minh đến Huế và Hà Nội đều nhộn nhịp. Mọi người dân cố quên đi những chuyện như cúm gà, dịch lợn để đón mừng năm mới. Một người dân tại thành phố Hồ Chí Minh phát biểu: “Ở Saigon thì không khí Tết cũng vui vẻ lắm. Cứ đến ngày Tết thì cũng chia sẻ Tết với gia đình.”
Tại huyện Batri tỉnh Bến Tre, một nông dân hưởng Tết có mức độ hơn: “Bà con bên nay cũng ăn Tết truyền thống như mọi năm, ăn không lớn gì lắm vì Đảng và Nhà nước qui định đón Xuân nhưng thực hành tiết kiệm.”
Không khí lạnh của thành phố Huế trong những ba ngày Tết không làm giảm bớt sự háo hức đón xuân: “Không khí cũng vui vẻ chỉ có cái là hơn lạnh.”
Đuợc hỏi về ước vọng trong năm mới, một công nhân làm việc trong khu chế xuất Tân Thuận hy vọng mọi việc được xuông sẻ: “Về công việc, tập quán của người Việt Nam chỉ thích công việc ổn định nếu có cơ hội để thăng tiến thì càng tốt.”
Đối với người lớn tuổi, đồng lương chỉ đủ nuôi sống vợ con thì không muốn thay đổi trong công việc: “Nhiều khi mong mỏi thay đổi cuộc sống cũng thích nhưng bây giờ chỉ có cách đầu tư cho con cái để nó ăn học đành hòang để mai mốt nó lớn lên nó sẽ có cách nhìn mạnh dạn hơn.”
Người nông dân thì trong mong muốn có giống lúa năng xuất cao: “Giống lúa nói chung mình làm nói chung mình thấy không hiệu quả thì cần thay đổi.”
Người buôn bán thì mong được vạn sự như ý, và công việc vẫn tiến triển: “Năm mới thì ai cũng muốn vui vẻ, sức khỏe là đầu tiên hết thì minh cũng mong muốn là vạn sự như ý thôi. Mong dao vẫn tiến triển như vậy là tốt rồi.”
Ra miền Bắc, chúng tôi được tiếp chuyện với một người có vấn đề trong gia đình nên Tết không còn ý nghĩa đối với ông: “Cháu bị dính vào thuốc phiện đã tám năm rồi.”
Và diều ông mong mỏi là: “Cháu bỏ được thuốc phiện. Điều này không ai giúp được, chỉ tự cháu lo thôi.”
Tuy không nói ra nhưng ước vọng cho con cháu thành đạt có lẽ là ước vọng lớn nhất của người dân Việt Nam qua năm Bính Tuất này.
Những bài liên quan
- Đời sống nông dân Việt Nam trong năm 2005 vừa qua
- Thành phố Nha Trang nấu đòn bánh Tét dài 31 mét
- Thị trường Hà Nội nhộn nhịp trong những ngày Tết nguyên đán
- Mừng Tết Bính Tuất
- Sinh hoạt của phụ nữ Việt Nam trong các ngày Tết
- Vài nét về cách đón Xuân của nghệ sĩ cải lương
- Việt Nam: nhiều tỉnh dành tiền bắn pháo hoa để trợ giúp người nghèo
- Không khí đón mừng Năm mới Bính tuất tại Việt Nam
- Á Châu hân hoan đón mừng Năm mới Bính Tuất
- Sớ táo quân Xuân Bính Tuất 2006
- Người Việt ở Quận Cam tưng bừng đón Tết Nguyên Ðán Bính Tuất
- Những mong mỏi của Hòa thuợng Thích Quảng Ðộ cho Năm Mới Bính Tuất
- Những sự kiện đáng chú ý với dân chúng Việt Nam trong năm qua
- Khách quốc tế đến Việt Nam tăng cao trong dịp Tết Bính Tuất
- Đê biển Việt Nam có nguy cơ bị vỡ nếu gặp phải những trận bão lớn
- Người dân tỉnh Bình Thuận không có điều kiện hưởng Tết Nguyên Đán
- Lời chúc Tết thính giả đầu năm Bính Tuất
- Lời chúc Tết của bà Libby Liu, Tổng giám đốc đài Á Châu Tự Do
- Công nhân viên Sài Gòn chật vật với mức lương trung bình hàng tháng
- Trẻ khiếm thị tại Nhà Bừng Sáng ở Saigon và tất niên Ất Dậu