Giá thuốc Tây trong nước vẫn tiếp tục tăng nhưng không đồng loạt như trước
2006.06.28
Ðỗ Hiếu, phóng viên đài RFA
Báo chí trong nước cho hay trong những ngày đây nhiều loại thuốc lại âm thầm tăng giá. Lần này giá thuốc tăng có chiến thuật, không ồ ạt, đồng loạt như trước. Giá nhiều loại thuốc Tây tại Việt Nam đã bắt đầu tăng từ đầu tháng 6 này, trong số đó có sáu mặt hàng do công ty dược phẩm Servier của Pháp cung cấp.
Các hiệu thuốc bán lẻ cho hay lần này, công ty Servier không tăng giá thuốc đồng loạt mà lại tăng theo kiểu nhỏ giọt, và đều đều, cứ một vài tháng lại tăng giá 5, 7 mặt hàng, mỗi mặt hàng tăng chừng 3 tới 5% .
Mặt khác, cũng từ đầu tháng 6, một công ty dược liệu khác là United Pharma Vietnam thông báo miệng là một số thuốc sẽ tiếp tục tăng giá, mức tăng cụ thể sẽ cho biết sau. Ngay sau đó, công ty dược liệu Pharmadic cũng ra thông cáo áp dụng gía mới đối với một chục mặt hàng.
Ảnh hưởng đến người dân
Trước việc thuốc Tây âm thầm tăng giá, bà Hậu một nữ giáo viên ở quận Gò Vấp nói với đài chúng tôi rằng, thành phần khá giả trong xã hội thì không mấy ảnh hưởng, nhưng tầng lớp công nhân, nông dân sẽ gặp nhiều khó khăn hơn mỗi khi đau yếu.
Bộ y tế vừa ban hành thông tư 06 hướng dẫn về xuất nhập khẩu thuốc và mỹ phẩm, quy định rằng doanh nghiệp phải kê khai gía nhập khẩu, giá bán buôn, và dự kiến giá bán lẻ thuốc tại Việt Nam. Với các loại thuốc đã có số đăng ký, mỗi khi thay đổi gía so với gía đã kê khai thì phải báo cáo lại với bộ y tế.
Tuy nhiên trên thực tế, việc kê khai gía thuốc chỉ là lý thuyết suông, để bộ y tế biết, rồi để đó mà chẳng làm đuợc gì. Hiện nay thị trường tân dược có trên dưới 10 ngàn mặt hàng cho nên việc mua bán các loại thuốc phải qua nhiều tầng, nhiều nấc, do vậy không ai chịu trách nhiệm kê khai khi giá thuốc tăng.
Theo các báo thì người bán thuốc và người bệnh cần thuốc uống, vẫn chưa được thông tin về giá thuốc do các nhà sản xuất và nhập khẩu chưa thực hiện quy định ghi giá thuốc lên bao bì.
Từ năm 2003 đến nay đã có vô số kiến nghị yêu cầu lập lại trật tự trong việc kinh doanh thuốc và ghi rõ gía thuốc bán lẻ trên hộp thuốc để người tiêu thụ được mua đúng giá, nhưng tất cả đếu rơi vào quên lãng và giá thuốc vẫn cứ âm thầm nhích lên đều đều.
Nguyên do chính
Mỗi khi giá thuốc tăng thì các doanh nghiệp giải thích rằng, nguyên do chính là vì các chi phí đầu tư tăng như giá nguyên liệu, xăng dầu, ngoại tệ, rồi cộng thêm nhiều phụ phí khác như mua trang thiết bị mới, cải tiến sản phẩm.
Vậy vì sao giá thuốc Tây ở Việt Nam cứ âm thầm tăng giá, ông Dần, một doanh gia trong ngành phân phối dược liệu cho đài chúng tôi biết: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)
Trong khi đó cũng có nhiều ý kiến cho rằng, gía thuốc tăng vì một phần là do những khoản chi tiêu như tiền hoa hồng, quà cáp cho bác sĩ, dược sĩ, y tá. Bên cạnh đó, còn phải kể thêm tiền quảng cáo, tiếp thị sản phẩm, nên đã góp phần đẩy gía thuốc Tây tại Việt Nam cứ nhích lên hoài.
Những bài liên quan
- Hàng triệu người Việt Nam bị ngộ độc thạch tín từ các nguồn nước bị ô nhiễm
- Tìm hiểu về bệnh táo bón kinh niên
- Chứng đau nhức khớp xương ở người lớn tuổi
- Ðánh giá xã hội dân sự Việt Nam
- Các căn bệnh thường gặp ở người lớn tuổi
- Tìm hiểu hội chứng xơ hoá cơ Delta
- Ngày Thế giới Không thuốc lá
- Chủng ngừa vaccine cho trẻ em
- Ngân hàng Phát triển Á châu khuyến cáo chất thải phải được xử lý ngay từ gốc
- Ý kiến của người dân về dự thảo thu nhập cá nhân
- Các triệu chứng, cách trị và phòng viêm dạ dày
- Quản lý dược phẩm lỏng lẻo khiến một em bé thiệt mạng
- Tin tức cập nhật về hoạt động đấu tranh của công nhân tại Việt Nam
- Phí bảo hiểm y tế Việt Nam sẽ tăng 30% trong thời gian tới
- Đôi điều về vi trùng gây ra viêm dạ dày
- Dịch lan rộng: Việt Nam nhập khẩu gấp 2 triệu liều vaccine ngừa Lở Mồm Long Móng
- Tá điền và địa chủ mới
- Tiếng kêu cứu của nhiều hộ gia đình bị cưỡng chế giải toả không bồi thường
- Giá mía tăng gấp đôi, nhưng đường phải nhập khẩu
- Tìm hiểu bệnh cao huyết áp, kẻ giết người thầm lặng
- 33 hộ gia đình cưỡng chế giải toả nhưng không được đền bù
- Đôi điều cần biết về tiêu chảy
- Quốc hội Việt Nam: Đình công vẫn là "vũ khí chính"
- Rớt giá và khó tiêu thụ, nông dân đành đốn bỏ các rừng tràm
- Sống với bụi xi-măng